Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống

ĐÌNH VĂN |

Người dân Tây Nguyên và cả nước đang háo hức thưởng lãm tiếng ngân của cồng chiêng tại "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" tổ chức tại Gia Lai. Một nét đẹp văn hóa, một di sản quốc tế đang được Gia Lai bảo tồn và phát huy mạnh mẽ.

"Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" sẽ diễn ra từ ngày 30.11-2.12, tuy vậy ngay lúc này (ngày 27.11), công tác chuẩn bị đã gần như được Gia Lai hoàn tất.

Theo Chủ tịch tỉnh Gia Lai - Võ Ngọc Thành, Festival chính là Lễ hội tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Mục đích phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Festival văn hóa cồng chiêng năm 2018 là ngày hội lớn của các tỉnh Tây Nguyên được tổ chức tại Gia Lai. Ảnh: Đình Văn
Festival văn hóa cồng chiêng năm 2018 là ngày hội lớn của các tỉnh Tây Nguyên được tổ chức tại Gia Lai. Ảnh: Đình Văn

Ý nghĩa của lễ hội còn tuyên truyền, vận động các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực, trong nước có ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thu hút khách đến với các tỉnh Tây Nguyên.

Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Từ đó sẽ tạo đòn bẩy mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng để xứng với tiềm năng, thế mạnh trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Mang tầm khu vực lại ý nghĩa quan trọng như thế, Gia Lai đã gần như hoàn tất khâu chuẩn bị, chỉ chờ giờ G khai mạc. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng. Dự kiến sẽ có khoảng 1.100 người tham gia lễ hội và ước có khoảng 25.000 lượt người đến dự Festival.

Lễ hội đường phố sẽ có khoảng 1.000 người trình diễn nghệ thuật cồng chiêng, nghề thủ công truyền thống đến từ các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Các nghệ nhân và diễn viên trong trang phục truyền thống sẽ thể hiện nét đẹp văn hóa bản địa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku) sau đó diễu hành trên các tuyến đường trung tâm của thành phố Pleiku, Gia Lai.

Tại "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên", 5 tỉnh Tây Nguyên còn được dịp phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống (lễ mừng lúa mới, mừng nhà rông mới...).

Các tỉnh còn trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Du khách đến với Festival được hòa mình vào nét đẹp sinh hoạt văn nghệ dân gian như diễn xướng sử thi, hát dân ca; Sẽ mãn nhãn với các buổi triển lãm tranh, ảnh tư liệu về văn hóa cồng chiêng.

Đến với ngày hội lớn của Tây Nguyên, tất cả mọi người trong cả nước sẽ được thưởng thức cà phê đường phố, ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực 3 miền hội tụ.

"Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" - một ngày hội lớn đang chào đón tất cả người dân mọi miền cả nước đến Gia Lai, đến với vùng đất trù phú, mến khách và hữu tình.  

Không gian văn hóa cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là sản phẩm du lịch bản địa.

ĐÌNH VĂN
TIN LIÊN QUAN

Nỗi lo cồng chiêng mai một

Phú Sơn |

Từ nhiều đời nay, cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó có đồng bào K’Ho. Chính vì vậy, già làng K’Mẻo ngày đêm vẫn đau đáu nỗi niềm về nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình đang dần bị mai một.

Lâm Đồng mở các lớp dạy người trẻ đánh cồng chiêng

M.Phạm |

Ngày 27.2, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành quyết định  vào ngày 22.2.2018 về việc phê duyệt đề án: “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc đến năm 2020”.

Tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng 2017

M.Q |

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2017 sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ ngày 8 – 13.3.2017 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Phát huy bản sắc - Liên kết phát triển”.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Nỗi lo cồng chiêng mai một

Phú Sơn |

Từ nhiều đời nay, cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó có đồng bào K’Ho. Chính vì vậy, già làng K’Mẻo ngày đêm vẫn đau đáu nỗi niềm về nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình đang dần bị mai một.

Lâm Đồng mở các lớp dạy người trẻ đánh cồng chiêng

M.Phạm |

Ngày 27.2, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành quyết định  vào ngày 22.2.2018 về việc phê duyệt đề án: “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc đến năm 2020”.

Tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng 2017

M.Q |

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2017 sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ ngày 8 – 13.3.2017 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Phát huy bản sắc - Liên kết phát triển”.