Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.

Với trên 97% dân số là người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn...sự đa dạng, đặc sắc trong thổ cẩm của các dân tộc huyện vùng cao Lâm Bình là điều đã được thừa nhận. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã phần nào bị mai một.
Với trên 97% dân số là người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... sự đa dạng, đặc sắc trong thổ cẩm của các dân tộc huyện vùng cao Lâm Bình là điều đã được thừa nhận. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã phần nào bị mai một.
Theo Phòng Văn hoá thông tin huyện Lâm Bình, toàn huyện chỉ còn khoảng gần 500 người biết thêu, dệt thổ cẩm truyền thống, 30 người biết vẽ sáp ong trên thổ cẩm, chủ yếu là phụ nữ trên 40 tuổi. Nếu như trước kia mỗi gia đình người Mông, Dao, Tày...đều có khung cửi và con gái mới lớn đều phải biết dệt thổ cẩm thì nay việc này thực sự rất hiếm.
Theo Phòng Văn hoá thông tin huyện Lâm Bình, toàn huyện chỉ còn khoảng gần 500 người biết thêu, dệt thổ cẩm truyền thống, 30 người biết vẽ sáp ong trên thổ cẩm, chủ yếu là phụ nữ trên 40 tuổi. Nếu như trước kia mỗi gia đình người Mông, Dao, Tày... đều có khung cửi và con gái mới lớn đều phải biết dệt thổ cẩm thì nay việc này thực sự rất hiếm.
Hợp tác xã thổ cẩm Nặm Đíp tại thị trấn Lăng Can (Lâm Bình) ra đời như một nỗ lực để gìn giữ và phát triển nghề dệt truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Được thành lập từ đầu năm 2020, đến nay HTX đã có 20 thành viên, chủ yếu là những phụ nữ dân tộc Tày, Dao đã thành thạo nghề.
Hợp tác xã thổ cẩm tại thị trấn Lăng Can (Lâm Bình) ra đời như một nỗ lực để gìn giữ và phát triển nghề dệt truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Được thành lập từ đầu năm 2020, đến nay HTX đã có 20 thành viên, chủ yếu là những phụ nữ dân tộc Tày, Dao đã thành thạo nghề.
Người có nghề hướng dẫn người chưa biết, những bạn trẻ trong độ tuổi học sinh cũng đã dần tiếp xúc và yêu thích nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Với họ, đến với nghề còn là cách để hiểu về văn hoá dân tộc mình, tìm về những giá trị tốt đẹp đang có nguy cơ mai một.
Người có nghề hướng dẫn người chưa biết, những bạn trẻ trong độ tuổi học sinh cũng đã dần tiếp xúc và yêu thích nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Với họ, đến với nghề còn là cách để hiểu về văn hoá dân tộc mình, tìm về những giá trị tốt đẹp đang có nguy cơ mai một.
Chẩu Thị Mai, người dân tộc Tày tại thị trấn Lăng Can, hiện đang học tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đến với nghề dệt thổ cẩm như một cách để hiểu về những nét đẹp trong trang phục truyền thống dân tộc mình. Mai chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo Lâm Bình, em thấy nghề dệt thổ cẩm đang dần bị lãng quên khi không còn nhiều gia đình chú trọng, mọi người mải đi làm kinh tế hết rồi. Giữ lại được cái nghề cũng là cách để chúng em gìn giữ văn hoá dân tộc mình“.
Chẩu Thị Mai, người dân tộc Tày tại thị trấn Lăng Can, hiện đang học tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang đến với nghề dệt thổ cẩm như một cách để hiểu về những nét đẹp trong trang phục truyền thống dân tộc mình. Mai chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo Lâm Bình, em thấy nghề dệt thổ cẩm đang dần bị lãng quên khi không còn nhiều gia đình chú trọng, mọi người mải đi làm kinh tế hết rồi. Giữ lại được cái nghề cũng là cách để chúng em gìn giữ văn hoá dân tộc mình“.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, 3 cô gái trẻ Chẩu Thị Mai, Hỏa Thị Minh Thùy và Vi Thị Thùy Trang cùng lớn lên ở Lâm Bình đã thành lập Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình tại tổ dân phố Nặm Đíp (thị trấn Lăng Can) hướng đến xây dựng, phát triển mô hình kinh doanh hợp tác xã dệt thổ cẩm, thông qua chuỗi liên kết giữa các cá nhân, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm thổ cẩm như quần, áo, mũ, chăn,… với thị trường tiêu thụ.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, 3 cô gái trẻ Chẩu Thị Mai, Hỏa Thị Minh Thùy và Vi Thị Thùy Trang cùng lớn lên ở Lâm Bình đã thành lập Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình tại tổ dân phố Nặm Đíp (thị trấn Lăng Can) hướng đến xây dựng, phát triển mô hình kinh doanh hợp tác xã dệt thổ cẩm, thông qua chuỗi liên kết giữa các cá nhân, hộ gia đình sản xuất với thị trường tiêu thụ.
Các sản phẩm của HTX khá đa dạng, từ các sản như quần, áo đến đồ lưu niệm như chăn, mũ, khăn quàng thổ cẩm. Với những nét hoa văn tinh xảo được thêu dệt kỹ lưỡng cùng chất liệu truyền thống của đồng bào trên các sản phẩm được khách du lịch ưa chuộng.
Các sản phẩm của HTX khá đa dạng, từ các sản như quần, áo đến đồ lưu niệm như chăn, mũ, khăn quàng thổ cẩm. Với những nét hoa văn tinh xảo được thêu dệt kỹ lưỡng cùng chất liệu truyền thống của đồng bào trên các sản phẩm được khách du lịch ưa chuộng.
Điều làm nên sự đặc sắc của những sản phẩm thổ  tại Lâm Bình chính là các công đoạn làm ra tấm vải đều theo quy cách truyền thống, chất liệu hoàn toàn tự nhiên ngay đến là màu đều nhuộm vải.
Điều làm nên sự đặc sắc của những sản phẩm thổ tại Lâm Bình chính là các công đoạn làm ra tấm vải đều theo quy cách truyền thống, chất liệu hoàn toàn tự nhiên ngay đến là màu đều nhuộm vải.
Nhóm bạn trẻ này hi vọng, với sự đặc sắc trong văn hoá của dân tộc mình cùng sự cố gắng của cả cộng đồng sẽ giúp sống lại nghề dệt thổ cẩm trên huyện khó khăn nhất Tuyên Quang này. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho các bà các chị, đặc biệt là người cao tuổi, người yếu thế trên địa bàn.
Nhóm bạn trẻ này hi vọng, với sự đặc sắc trong văn hoá của dân tộc mình cùng sự cố gắng của cả cộng đồng sẽ giúp sống lại nghề dệt thổ cẩm trên huyện khó khăn nhất Tuyên Quang này. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho các bà các chị, đặc biệt là người cao tuổi, người yếu thế trên địa bàn.
Phong Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội Áo dài Quảng Ninh 2022 kéo dài 1 tháng với 6 sự kiện đặc biệt

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Festival Áo dài Quảng Ninh năm 2022 dự kiến diễn ra từ 15.4 – 15.5.2022 ở 3 trung tâm du lịch lớn của tỉnh, gồm: Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả. Đây là một trong những điểm nhấn của chuỗi sự kiện kích cầu du lịch Quảng Ninh năm nay.

Du lịch Ninh Bình phấn đấu đón 100 nghìn lượt khách quốc tế

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Từ ngày 15.3, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế. Theo đó, khách du lịch quốc tế có thể lựa chọn hình thức đi theo tour trọn gói, khép kín của công ty lữ hành tổ chức hoặc đi lẻ tự chọn.

Đề xuất 1 số giải pháp để du lịch phục hồi, "cất cánh" sau 2 năm dịch bệnh

Hải Minh |

Các đại sứ đã thông tin về những xu hướng du lịch của người nước ngoài sau đại dịch, qua đó đề xuất một số giải pháp cần phải thực hiện khi tiến hành mở cửa.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Lễ hội Áo dài Quảng Ninh 2022 kéo dài 1 tháng với 6 sự kiện đặc biệt

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Festival Áo dài Quảng Ninh năm 2022 dự kiến diễn ra từ 15.4 – 15.5.2022 ở 3 trung tâm du lịch lớn của tỉnh, gồm: Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả. Đây là một trong những điểm nhấn của chuỗi sự kiện kích cầu du lịch Quảng Ninh năm nay.

Du lịch Ninh Bình phấn đấu đón 100 nghìn lượt khách quốc tế

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Từ ngày 15.3, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế. Theo đó, khách du lịch quốc tế có thể lựa chọn hình thức đi theo tour trọn gói, khép kín của công ty lữ hành tổ chức hoặc đi lẻ tự chọn.

Đề xuất 1 số giải pháp để du lịch phục hồi, "cất cánh" sau 2 năm dịch bệnh

Hải Minh |

Các đại sứ đã thông tin về những xu hướng du lịch của người nước ngoài sau đại dịch, qua đó đề xuất một số giải pháp cần phải thực hiện khi tiến hành mở cửa.