Độc đáo sắc màu thổ cẩm ở vùng cao Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ vùng cao Hòa Bình, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa trong đó cả tinh hoa hương sắc núi rừng.

Thổ cẩm từ bao đời nay đã trở thành nét văn hoá đặc sắc và không thể thiếu trong đời sống đồng bào vùng cao Hòa Bình. Từ những tiếng ru à ơi bên khung cửi của các chị, các mẹ đến tấm chăn, tấm áo, đệm, gối để cô dâu mới mang về nhà chồng. Những tấm vải thổ cẩm cứ thế hiện diện trong đời sống và trở thành nét đẹp truyền thống không thể phai nhòa.

Tháng 4.2022, PV có mặt tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành (xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mặc dù do ảnh hưởng của dịch COVID-19, HTX không còn nhộn nhịp, sôi động như trước, nhưng những người phụ nữ nơi đây vẫn tranh thủ tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi để dệt nên những tấm thổ cẩm đủ kích cỡ.

 
Để dệt nên những tấm thổ cẩm, người phụ nữ vùng cao Hòa Bình phải chuẩn bị công phu, vất vả

Chị Dương Thị Bin, Giám đốc HTX kể: Đã là con gái Mường Vang (Lạc Sơn) thì ai cũng phải biết dệt thổ cẩm. Theo phong tục người Mường, mỗi cô dâu khi về nhà chồng đều tự tay dệt cho bố, mẹ chồng một bộ áo váy để thể hiện tấm lòng của người con dâu mới. 

"Cùng với đó là chăn, đệm, gối, màn cho phòng tân hôn cũng do người con gái tự tay dệt, hàm ý rằng bắt đầu từ đôi bàn sẽ chăm lo, vun vén chu đáo cho hạnh phúc gia đình" - chị Bin chia sẻ thêm.

Theo chị Bin, cũng bởi vậy mà khung dệt được xem như là linh hồn của mỗi gia đình. Mỗi khi rảnh việc đồng áng, người phụ nữ sẽ cho ra đời những sản phẩm mà hương sắc núi rừng như ẩn mình trong đó.

Theo tìm hiểu, hiện HTX Lục Nghiệp Thành có 170 khung dệt với 170 người dệt thường xuyên, chủ yếu là các mẹ, các chị tại xóm Lục và một số xã lân cận như Vũ Bình, Tân Mỹ, Ân Nghĩa... Bình quân mỗi năm, HTX sản xuất trên 27.500 sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, mũ, khăn… phục vụ nhu cầu người dân trong địa bàn và các vùng lân cận.

Khung cửi như linh hồn của mỗi gia đình, được người phụ nữ vùng cao Hoà Bình nâng niu, gìn giữ
Khung cửi như linh hồn của mỗi gia đình, được người phụ nữ nâng niu, gìn giữ

Không chỉ vậy, bằng sự thông minh, nhanh nhạy, những người phụ nữ Thái Mai Châu đã đưa thổ cẩm ra khỏi bản làng, đến với nhiều bạn bè trong nước và quốc tế thông qua những sản phẩm độc đáo.

Chị Vì Thị Oanh, Phó Giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu) chia sẻ: "Khi đưa thổ cẩm trở thành sản phẩm hàng hoá, người dệt phải có những sáng tạo, cải tiến để sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người dùng nhưng đảm bảo vẫn không mất đi những nét truyền thống".

Theo chị Oanh, sản phẩm thổ cẩm giờ đây không chỉ là những bộ trang phục dân tộc truyền thống mà người phụ nữ Thái còn sáng tạo nên nhiều loại phụ kiện như túi, ví, mũ, thú bông màu sắc sặc sỡ, đa dạng về mẫu mã, hoa văn.

"Qua những lần giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong cả nước, thổ cẩm ngày càng được đến với nhiều nơi, được nhiều người biết đến" - chị Oanh bộc bạch.

Sản phẩm thổ cẩm được bày bán nhiều tại các buổi chợ phiên vùng cao Tây Bắc
Sản phẩm thổ cẩm được bày bán nhiều tại các buổi chợ phiên vùng cao Tây Bắc

Ông Lưu Huy Linh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có một số làng nghề, cơ sở còn giữ gìn và phát triển mạnh nghề dệt như: HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu), HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành (Lạc Sơn); làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).

Theo ông Linh, nỗ lực vượt lên khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, bà con vẫn duy trì nghề thổ cẩm truyền thống và truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Riêng tại HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành, trong 3 tháng hè năm 2021 vừa qua đã dạy nghề dệt cho khoảng 50 học viên từ 16 tuổi trở lên biết dệt cơ bản.

"Việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần giữ gìn biểu tượng văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch" - ông Linh cho biết thêm.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Thành phố Hoà Bình cho học sinh mầm non trở lại trường

Khánh Linh |

Hoà Bình - TP.Hòa Bình vừa ban hành văn bản cho phép học sinh mầm non đi học trực tiếp tại trường.

Hoà Bình: LĐLĐ Lạc Thuỷ trao giải cuộc thi “Vì một cuộc sống hạnh phúc"

Khánh Linh |

Hoà Bình - Ngày 1.4, LĐLĐ huyện Lạc Thuỷ trao giải cuộc thi “Vì một cuộc sống hạnh phúc” do LĐLĐ huyện phối hợp với Hội LHPN huyện tổ chức.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Thành phố Hoà Bình cho học sinh mầm non trở lại trường

Khánh Linh |

Hoà Bình - TP.Hòa Bình vừa ban hành văn bản cho phép học sinh mầm non đi học trực tiếp tại trường.

Hoà Bình: LĐLĐ Lạc Thuỷ trao giải cuộc thi “Vì một cuộc sống hạnh phúc"

Khánh Linh |

Hoà Bình - Ngày 1.4, LĐLĐ huyện Lạc Thuỷ trao giải cuộc thi “Vì một cuộc sống hạnh phúc” do LĐLĐ huyện phối hợp với Hội LHPN huyện tổ chức.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.