Truyện ngắn dự thi: Xóm công nhân

lao động |

- Cầm nắm tiền của mày đi chỗ khác, con tao không cần những đồng tiền dơ bẩn này.

Vừa nói, hắn vừa cầm xấp tiền, tháo dây thun và quăng vèo xuống sông. Những tờ tiền nhẹ hều, theo gió bay lả tả xuống con sông trước nhà. Mặt sông đang phẳng lặng, nhưng cứ thế từ từ trôi. Chị đứng trên bờ, nước mắt giàn giụa. Chị muốn ào xuống sông, vơ vét những tờ tiền còn trôi nổi, nhưng ngặt nỗi chị không biết bơi. Xuống tới đó kiểu gì chị cũng chết trôi trước khi lấy lại được tiền. Bất lực, chị đứng gào trong vô vọng:

- Bà con ơi, có ai không? Có ai giúp tôi nhảy xuống sông vớt tiền dùm tôi với.

Chú hàng xóm trong nhà chạy vội ra, thấy chị đang luống cuống chỉ tay xuống sông. Không ngần ngại, anh nhảy xuống sông, cố sức vớt được tờ nào thì vớt. Chiếc xe đạp của chị cũng chìm nghỉm. Lúc này người chồng tệ bạc đã thong dong đi vào nhà. Anh ta dõng dạc tuyên bố trước mặt ba đứa con thơ:

- Mẹ của chúng mày trôi sông rồi, ra ngoài kia mà xem kìa.

Ba đứa trẻ ngơ ngác. Chúng đang ở vườn sau cắt rau cho heo, vội vàng chạy ra dòng sông trước nhà. Chị đang quỳ thụp bên bờ, hai tay chắp trước ngực, vái lạy. Dưới sông, chú hàng xóm vẫn đang miệt mài vớt. Dòng sông lúc này bắt đầu chảy, sau một hồi vất vả, quẫy đạp, chú chỉ lượm được một ít tiền. Còn lại chúng đều trôi đi hết. Còn lại chiếc xe đạp thống nhất, nó nặng nên không trôi được. Khi mọi người tập trung đông đúc trước sông, chiếc xe từ từ được kéo lên. Ba đứa trẻ ngây thơ, ôm mẹ khóc nức nở.

Đó là khoảng thời gian kinh hoàng đối với chị. Khi chị vừa đi làm công nhân ở xí nghiệp, vừa kiêm chức danh kế toán của công ty. Ngày ngày, vừa lúc con gà gáy sáng, chị đã phải tất bật cơm nước cho ba đứa con. Rồi đạp xe đến cơ quan làm việc. Nói là cơ quan nhưng thật ra nó là một xí nghiệp nhỏ, kinh doanh và vận hành đủ thứ việc. Những công nhân nam thì hành nghề hàn, sửa máy móc thiết bị nông nghiệp. Còn công nhân nữ, những người như chị chủ yếu làm công việc phụ. Đặc biệt xí nghiệp có mua thêm một chiếc máy xay cám cho heo. Ngày đó số lượng máy chà cám trên thị trường còn quá ít ỏi. Nên việc xí nghiệp có một chiếc máy, thu hút rất nhiều người dân tới xay cám. Chị được phụ trách đứng máy chà cám. Gần cuối tháng làm lương cho anh chị em công nhân, chị lại phụ trách sổ sách, ghi chép, phát tiền lương cho mọi người. Một tháng ba mươi ngày, chị đứng máy chà bột cám hết hai mươi lăm ngày, từ sáng đến chiều, chị phải làm quen với tiếng ồn ào của máy chà cám. Bột bay tứ tung mỗi lần chị mở bao vải trút phần cám qua bảo tải cho người dân. Đầu tiên là việc cân kí mỗi khi có người mang đồ xay tới. Sau đó xay xong, chị lại cân lại một lần nữa để tính tiền cho người ta. Lúc nào chị cũng bảo với họ, máy lớn nên sẽ có trừ hao. Những phần hao đó, nó nằm trong guồng máy, nên mỗi buổi chiều, sau khi hết khách, chị có thời gian lau chùi máy. Số cám chị vét lại được, cũng đủ nuôi béo mấy con heo ở nhà. Thời đó, chỉ có mình chị nuôi được một con heo nái lớn. Cứ đến lúc thả nọc cho tới khi có lứa heo bán giống, chị cũng tận dụng được rất nhiều cám ở chiếc máy chà bột. Cuộc sống người công nhân kiêm kế toán, hằng ngày đi đi về về chị cũng lo đủ cho ba đứa con.

Nhưng ngặt nỗi, anh chồng của chị lại là một người cục súc. Mặc dù anh ta đi bộ đội về, nhưng ngoài những kiến thức anh được truyền giảng ở quân ngũ thì cái tính nóng nảy, hay ghen tuông và vũ phu của anh thì không bỏ được. Có với nhau ba mặt con nhưng chị vẫn đẹp và có nét duyên ngầm. Vì vậy, mỗi lần chị ở cơ quan về, anh lại ghen bóng ghen gió. Thậm chí có lúc sáng sớm vất vả lắm chị mới mua được một miếng thịt heo cho các con. Bảo anh tới giờ đó xuống lấy về nấu cho con ăn, chị bận canh máy chà bột nên không thể về được. Vậy mà anh đáp lại một câu gọn lỏn:

- Mua được thì mang về được, con nó không ăn thịt thì nó ăn rau, nó cũng sống được.

Vậy là chị đành ngậm ngùi, gói miếng thịt cẩn thận trong túi nilon, buộc dây dài, thòng xuống cái giếng của cơ quan, đợi tới chiều vớt lên mang về nhà cho ba đứa con thơ. Thời đó, không có tủ lạnh như bây giờ. Nên đó là phương pháp cứu cánh duy nhất để giữ được độ tươi ngon của miếng thịt.

***

Những tháng ngày làm công nhân cho xí nghiệp, chị không biết mệt mỏi là gì. Khi ánh hoàng hôn buông xuống, chị mới từ từ gỡ chiếc khăn trùm đầu. Bao nhiêu bụi cám bám vào tóc, mái tóc của chị bạc trắng. Mấy anh công nhân hàn ở ngoài sân, vừa cười vừa trêu:

- Chà, chị Thìn làm ghê nhỉ, rồi tiền bỏ đâu cho hết?

Chị chỉ cười hiền lành. Lật đật gom những đồ đạc để về kịp thời gian ở nhà. Nếu không chị sẽ lại bị lôi ra, đánh cho một trận mà chẳng hiểu lý do vì sao.

Được cái ba đứa trẻ ở nhà vô cùng ngoan ngoãn. Ban ngày khi mẹ tỉnh dậy đi làm, anh lớn đã tự đánh thức hai em dậy, xuống bếp xem mẹ có nấu cơm hay không. Nếu hôm nào không có cơm thì cũng có nồi khoai nấu sẵn, ba anh em chụm vào ăn, no bụng thì anh đi học, hai đứa em ra vườn cắt rau cho heo. Tới buổi trưa, khi anh đi học về thì mấy anh em lại chụm nhau lại, nấu cơm trưa, ăn cơm và chuẩn bị buổi chiều cho hai em đi học. Bố của chúng thường cà kê ở nhà hàng xóm nào đó. Vì có chút y học trong thời đi bộ đội, được đào tạo. Nên lâu lâu trong làng người ta cũng gọi anh đi chữa bệnh. Áp dụng những kiến thức đã học, anh ta chữa được cho một số ca kho khó trong làng. Như đau bụng, gãy tay, gãy chân. Hồi đó bệnh viện tuyến huyện còn thưa bác sỹ, một số bạn bè công tác tại bệnh viện huyện có ghé nhà, bảo anh lên nhận công tác trên đó. Vừa có cơ hội rèn giũ tay nghề, vừa giúp ích cho huyện nhà. Nhưng anh một hai không chịu, lúc nào anh cũng vênh cái mặt lên tự đắc:

- Tao cần gì phải phục vụ ai, học nghề là để phục vụ bà con trong làng thôi, lên đó thì cũng gặp mấy đứa bạn cùng trang lứa. Hồi xưa tụi nó học dở ẹc, bây giờ cũng làm bác sỹ như ai. Lên nhìn thôi đã thấy ngứa mắt.

Cũng vì cái tính ngang ngược của anh. Nên năm lần bảy lượt bạn bè xuống, người ta cũng chán, không mặn mà nữa. Hằng ngày ngoài việc đi chữa bệnh trong làng, anh la cà khắp xóm, uống nước chè, tám chuyện linh tinh. Để mặc chị vật lộn với mớ bòng bong, ba đứa con nhỏ, những khoản tiền chi tiêu linh tinh trong nhà. Chưa kể thỉnh thoảng anh trở chứng, chị lại được anh cho vài bạt tại, vài cú đấm. Hay nặng hơn nữa là hốt gọn và thả xuống giếng, mặc cho chị van nài. Và người cuối cùng cứu chị thường vẫn là chú hàng xóm tốt bụng.

***

Xí nghiệp có chính sách sát nhập. Toàn bộ công nhân công ty đều phải nghỉ việc, chuyển trụ sở lên một ngọn đồi cao. Ở đó, người ta trưng bày hàng chục chiếc xe máy cày vừa mới được sơn sửa, xung quanh bao vây bởi một khu tập thể nhỏ. Ở đó là toàn bộ các gia đình anh chị em công nhân. Gia đình chị cũng được phân cho một gian. Nhưng với tính khí của anh thì anh không chịu ở khu tập thể, mà chỉ lâu lâu lướt qua một lần. Ba đứa trẻ bị chia tách ra. Hai đứa được ở cùng chị, còn một đứa về ở với ông bà nội. Những năm tháng khó khăn đó, anh em trong khu tập thể sống nương tựa vào nhau. Mỗi chiếc máy cày bán ra được, chính là nguồn động viên to lớn cho toàn bộ anh em công nhân. Vì ít ra cũng có đồng tiền, chi tiêu trong những tháng ngày xí nghiệp đóng cửa, anh em công nhân không có lương.

***

Chị nhớ có một lần, sau bao ngày vất vả trên khu tập thể, chị về nhà ông bà nội thăm con. Nhưng đón chị ở cửa, không phải là nụ cười tươi xinh của bé con nhà chị, mà là khuôn mặt đỏ rận, lốm đốm những vết đen. Hỏi ra mới biết lúc ông nội nấu cơm, hai ông cháu cứ quấn quýt nhau, kiểu gì mà nó lại ôm cổ ông, lật ngược người vào bếp. Bếp đang đỏ lửa, thế là con nhỏ bị bỏng nặng. Thời đó, không có phương tiện điện thoại như bây giờ, nên chị cũng chẳng biết tin con bị bỏng, cho tới ngày đạp xe về thăm nó. Người làm mẹ, biết bao là đau xót. Chị quẳng xe xuống đất, chạy ào tới ôm con, hai mẹ con nước mắt như mưa. Nhưng chị cũng chẳng dám trách ông nội nửa lời. Vì bận công việc, nhà tập thể nhỏ, không ở được đông nên chị đành gửi con như vậy, người mẹ nào có thể nhịn được khi nhìn gương mặt đầy những vết bỏng của con như thế.

Sau đợt đó, chị đưa con bé lên khu tập thể, gắng gượng cùng nhau. Những đứa trẻ con công nhân trong khu đó, vậy mà chơi với nhau rất hòa thuận, học hành chăm chỉ và đứa nào cũng giỏi. Hằng ngày ngoài giờ đến trường, chúng rủ nhau leo lên những chiếc máy cày. Đứa ngồi cabin, đứa ngồi sau, chơi trò tập lái. Tiếng nô đùa vui vẻ, chẳng bao giờ thấy ganh tỵ nhau.

Những người công nhân thất nghiệp hồi đó, nương tựa nhau trong khu tập thể. Mấy bác thợ hàn cứ hô rang rảng:

- Học hành cho giỏi nha mấy đứa, mai mốt không đứa nào được làm công nhân hết. Làm công nhân khổ lắm.

Những tiếng dạ ngoan ngoãn, cất lên từ khu tập thể cũ. Ánh mắt đong đầy tia hi vọng của những người nữ công nhân hồi đó, trong đó có chị, lẩn khuất một nét buồn.

***

Sau cải cách năm 1986, xí nghiệp vận hành được một thời gian nữa thì ngưng hẳn. Hai tỉnh nơi chị sinh sống sát nhập với nhau, những công nhân trong nhà máy không còn một việc gì để làm. Rồi khu nhà hồi trước nhà nước dựng làm xí nghiệp, nay bỏ không, cho người thuê nhưng cũng chẳng ai thuê. Năm tháng bào mòn ngôi nhà hai tầng xinh đẹp. Khu tập thể cũ cũng không còn công nhân ở nữa. Những người  công nhân có nhà gần đều trở về nhà, tự chăn nuôi, vườn tược. Một số anh chị đi buôn bán, còn lại một người chưa chồng bám trụ để bán nốt những chiếc máy cày. Tất cả đều ráng sức kiếm tiền đóng bảo hiểm xã hội, đợi đủ năm để được nhận lương hưu. Chiếc máy xay cám cho heo cũng được xí nghiệp bán lại. Dần dần người ta đã có những chiếc máy hiện đại, đủ xay cám cho từng khu vực. Nên đứng máy được một thời gian chị cũng ngậm ngùi chia tay nó. Ngày chiếc máy được tháo ra, bán cho một công ty khác, cũng là ngày chị ngậm ngùi kêu người đến bán con heo nái. Con heo đẻ được bốn năm lứa, nó to và già, bước đi nặng nề. Nó gầm gừ giận giữ, không cho ai đụng vào người. Ba đứa trẻ đứng xa xa, ngơ ngác nhìn đội quân hùng hậu vào bắt heo. Chị đứng nép vào góc chuồng, nước mắt giàn giụa, tiếc nuối. Sau bao năm gắn bó với chiếc máy xay, kiếm được đồng ra đồng vào nuôi những đứa con thơ, chăm bẵm con heo nái, bây giờ trở thành công cốc. Con heo gào rú trong chiếc rọ sắt, đôi mắt nó trợn trừng lên, như oán than, trách cứ bà chủ.

***

Chị mở một tạp hóa nhỏ ngay đầu đường. Hồi đó, đất đai chưa quy hoạch, ủy ban xã cũng chưa lấy đất để đấu thầu bán, nên chị thuê một ki ốt nhỏ, nhà đã xuống cấp để bán hàng. Bao nhiêu vốn liếng ki cóp được, chị vào tận thành phố để đặt hàng cho rẻ. Chủ yếu là mặt hàng giầy dép và hàng hóa lặt vặt. Bạn bè của chị cùng trang lứa, học với nhau thời trung cấp kế toán, nhìn chị đầy ngạc nhiên:

- Ủa rồi về quê tưởng đâu gần nhà, có công ăn việc làm ổn định, sao giờ thấy mày khắc khổ thế?

Chị buồn rầu:

- Đời công nhân mà, xí nghiệp chỗ tao bây giờ sát nhập rồi, không còn hoạt động nữa. Mọi người đang gồng mình nộp bảo hiểm. Nếu không buôn bán kinh doanh thì bây giờ làm gì được?

Thấy chị khổ sở, bạn bè, người có sạp ngay trong chợ thành phố, người có công ăn việc làm ổn định đều liên hệ nhau rồi giúp đỡ chị. Vậy là ngoài số vốn ít ỏi, chị được bạn bè cho mua thiếu hàng về quê bán. Được cái tính chị hiền lành, lại cũng thương những người dân nghèo khổ, nên hàng lấy được tận gốc, chị bán rất rẻ. Những người dân trong làng đều đổ xô ra tạp hóa của chị để mua. Thậm chí có mấy đứa nhỏ, mỗi lần bố mẹ chúng kêu đi mua hàng, chúng đều được căn dặn:

- Nhớ mua ở chỗ cô Thìn nhé.

***

Vợ buôn bán được, chồng chị không mừng mà còn dè bỉu:

- Quán là xá, buôn bán cũng chỉ được một thời.

Vậy là anh cấm tiệt tụi nhỏ, không cho chúng ra quán. Ngày ngày ngoài giờ học, anh bắt chúng quanh quẩn quanh vườn nhà, cắt rau cho heo, nuôi gà. Thỉnh thoảng lũ bạn trong xóm rủ đi chơi kiểu gì về chúng cũng sẽ bị kéo ra, đứa nằm trước, đứa nằm sau, hết lượt bị đòn. Riết rồi chúng sợ, quanh quẩn quanh nhà, chăm chỉ học hành tới nơi tới chốn. Anh vênh mặt tự hào lắm. Con bé ngày trước bị bỏng mặt, mới tới lớp bốn thôi, nó đã được đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Chị cũng mừng hớn hở. Đạp xe đưa con đi thi từ sáng sớm, đi từ huyện này qua huyện kia để thi. Mãi đến tối mịt, hai mẹ con mới được trở về. Con bé em chạy vội vàng đến bên mẹ hỏi quà. Thằng anh rối rít hỏi em có làm được bài không. Ngôi nhà trong ánh điện lờ mờ, rộn ràng tiếng cười. Lần đầu tiên trong cuộc đời chị và những đứa trẻ, được bố tự tay đi mua thịt heo về, kho tiêu cho chúng ăn cơm. Ba đứa xoay quanh mâm cơm, xuýt xoa khen ngon.

***

Hàng quán bắt đầu mọc nhiều hơn. Chỗ tạp hóa của chị bị ủy ban nhân dân xã tịch thu lại. Quy hoạch chia từng ô nhỏ. Ai có tiền mới có thể mua đất để tiếp tục kinh doanh. Chị lại một lần nữa long đong. Chạy vạy tiền giữ lại miếng đất để tiếp tục buôn bán. Những năm tháng đó, ngoài việc hằng tháng gồng mình lên kiếm thêm tiền đóng bảo hiểm xã hội, chị còn phải vay mượn thêm để xây lại chỗ buôn bán. Cực chẳng đã, chị đành để tên trong sổ đỏ cho người khác, mà không phải là tên chị. Vì số tiền chị có được, không đủ để mua lại đất. Người cho vay, tất nhiên người ta có quyền đứng tên trong sổ. Chấp chới giữa lằn ranh, chị nuốt nước mắt vào trong.

Ngày chị được nhận cuốn sổ lương hưu, chị vui mừng khôn xiết. Ba đứa con bắt đầu bước vào những năm học cao hơn. Chị lại còng lưng gánh tiền nộp học cho con, mong cho chúng trưởng thành để đỡ đần chị phần nào. Hằng năm lễ Tết, những đứa trẻ xóm công nhân ngày nào lại được dịp tụ họp. Chúng thường ghé về khu tập thể cũ, ở đó có một số nhà công nhân xây dựng gần. Người công nhân không lấy chồng còn sót lại của xí nghiệp vẫn bám trụ ở đó, không trở về quê. Lũ trẻ bây giờ lớn phổng phao. Chúng ghé nhà từng người. Từ nhà bác giám đốc, cho đến nhà những người công nhân, nhà bác thợ hàn… Vòng vòng quanh, ăn chỗ này một bữa cơm, chỗ kia một bữa cơm. Lũ trẻ ríu ran khoe thành tích học tập và được nhận lì xì của các cô, các bác. Từ ngày có quyết định được nhận lương hưu, cuộc sống gia đình của những công nhân cũng đỡ vất vả hơn. Ba đứa trẻ nhà chị rời quê vào thành phố học, mỗi lần chúng về quê, chúng đều chất đầy một thùng. Nào là xà bông, bột ngọt, nước mắm, đồ ăn linh tinh. Thậm chí những quả trứng ở nhà bố chúng nuôi được, chúng cũng bọc giấy báo cẩn thận mang đi.

***

Thành quả của những năm làm công nhân, ba đứa trẻ lần lượt đậu đại học và được vào những ngôi trường Đại học rất có tiếng. Những đứa trẻ xóm công nhân cũng có thành tích đáng nể, đứa vào sư phạm, đứa đi xây dựng. Thậm chí có đứa thi tốt nghiệp cấp ba đạt điểm tuyệt đối, đủ để tuyển thẳng vào một số trường đại học. Hồi đó, các trường còn áp dụng nhận điểm tốt nghiệp loại giỏi sẽ được tuyển thẳng. Đứa con thứ hai của chị còn đạt thêm giải quốc gia môn Văn. Vậy là nó cũng nghiễm nhiên được vào thẳng Đại học mà không cần phải thi tuyển.

Xóm công nhân bao cấp trở thành niềm tự hào của bố mẹ, anh chị em xóm giềng. Nhìn những đứa trẻ rạng ngời tương lai, bao vất vả thời công nhân bao cấp của chị cũng như anh chị em xí nghiệp cũ tan biến hết.

Chồng chị cũng thay tính đổi nết, không còn cục cằn như trước nữa. Lâu lâu ba đứa con trở về, chúng lại vui vẻ đùa mẹ:

- Chù chòa, may mà thời đó tụi con được sống trong tập thể công nhân bao cấp ha. May mắn mẹ làm công nhân ha. Nếu bây giờ ai có hỏi, bố mẹ chúng mày làm nghề gì, chúng con vẫn tự hào mà nói rằng “mẹ con là công nhân” đấy!

NGÔ NỮ THÙY LINH

Đồng hành cùng chương trình.
Đồng hành cùng chương trình.

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn:

Gần 30 giải thưởng có tổng trị giá lên tới 2,4 tỉ đồng

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp một số ban Đảng trung ương và bộ liên quan chỉ đạo; Báo Lao Động phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam trực tiếp tổ chức thực hiện. Cuộc thi bước đầu đã nhận được một số tác phẩm có chất lượng của các nhà văn, của công nhân viên chức lao động.

Từ tháng 3.2022, Báo Lao Động sẽ tuyển chọn và đăng tải.

Các tác phẩm dự thi thuộc 2 thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn với cơ cấu giải thưởng gồm 15 giải cho thể loại truyện ngắn (tổng giá trị giải thưởng 860 triệu đồng) và 14 giải cho thể loại tiểu thuyết (tổng giá trị giải thưởng 1,51 tỉ đồng). 

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày công bố phát động, và kết thúc nhận tác phẩm vào ngày 30.8.2023 (tính theo dấu bưu điện, email). Tổng kết và trao giải vào quý IV/2023.

Ban tổ chức rất mong nhận được sự hưởng ứng, tham gia của các nhà văn chuyên nghiệp và bạn đọc cả nước.

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

- Bản thảo giấy gửi bưu điện về địa chỉ: Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 

(Bì thư ghi rõ: Tham gia cuộc thi viết về đề tài công nhân, công đoàn 2021- 2023). 

- Bản điện tử gửi qua mail về hộp thư: thivietvecongnhan@gmail.com hoặc thivietvecongnhan@laodong.com.vn

Chi tiết thể lệ cuộc thi xin xem tại: https://laodong.vn/cong-doan/the-le-cuoc-thi-sang-tac-van-hoc-ve-de-tai-cong-nhan-cong-doan-976767.ldo. Hoặc quét mã Qrcode bằng điện thoại thông minh.

lao động
TIN LIÊN QUAN

Truyện ngắn dự thi: Nắng qua kẽ lá

LAO ĐỘNG |

- Cháu bé bị tim bẩm sinh rồi, chị không nên giữ lại cháu nữa. Tốt nhất gia đình xác định không thể sinh bé này được nhé!

Tiếng bác sĩ văng vẳng bên tai. Chị ôm bụng bầu năm tháng, ngã quỵ ngay trước sảnh. Lần thứ ba chị nghe tin dữ về đứa con của mình. Năm tháng, bụng đã rất to, đứa trẻ cũng đã cứng cáp nhiều. Chị cứ ngỡ lần này, mọi việc sẽ êm xuôi, hai vợ chồng vui vẻ chuẩn bị đón thiên thần đầu lòng. Nhưng ông trời, có lẽ đã không thương chị, không cho đứa trẻ được chào đời trong ngôi nhà ấy. Chị không thể khóc được nữa, hai đầu gối rung lên bần bật.

Truyện ngắn dự thi: Nghiệp đá

Quốc Việt |

Trong ngôi nhà nhỏ lợp bằng lá dừa, lối đi dẫn vào núi Ông Trịnh có hai người đang sống. Một ông già tuổi đã hơn bảy mươi, gương mặt khắc khổ và một cậu con trai mới ngoài ba mươi cũng già trước tuổi. Người đi ngang qua vẫn thường nhìn thấy ông già ngồi trước nhà, lầm bầm nói chuyện với con chó đang nằm vẫy đuôi bên cạnh.

Truyện ngắn dự thi: Dòng máu người thợ vùng than

TIẾN LUẬN |

Tốt nghiệp khoá học nghề cơ khí, Tâm được phân công về vùng mỏ. Nơi Tâm đến nhận việc là một nhà máy cơ khí chuyên sửa chữa các loại xe vận tải phục vụ cho thợ mỏ làm than. Ở đây không có máy móc thiết bị hiện đại sản xuất theo dây chuyền công nghệ khép kín, chuyên môn hoá cao mà là một nhà máy sản xuất đơn lẻ, vừa chế tạo, vừa phục hồi với những máy công cụ đã cũ kĩ rơ mòn. Hôm ông quản đốc dẫn Tâm vào xưởng đi qua các máy phay, mài, bào, xọc rồi dừng lại bên chiếc máy tiện 1K62 giới thiệu với ông Thạnh tổ trưởng tổ tiện ba:

Thắng tay vợt chủ nhà, Nguyễn Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng

HOÀNG HUÊ |

Chiến thắng 2-1 trước đối thủ chủ nhà Iris Wang ở vòng 2 đơn nữ giúp Nguyễn Thuỳ Linh giành vé vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng 2023.

Việt Nam đối mặt với lạm phát đến từ thế giới

Quý An |

Trước diễn biến khó lường từ những yếu tố địa chính trị, kinh tế thế giới, nhiều thách thức không nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước ta.

2 người bị kỷ luật do kê khai tài sản không trung thực

KHÁNH AN |

Dự thảo báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết, có 4.427 người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập, 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.

EU có thể nới lỏng trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

EU có thể nới lỏng trừng phạt Nga để cứu thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Đông Anh lên quận, giao dịch đất nền vẫn ảm đạm, môi giới chán nản

Tuyết Lan |

Huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa được HĐND thành phố thông qua đề án thành lập quận. Trái ngược với kỳ vọng của nhiều người, thị trường đất nền tại đây vẫn trầm lắng, chưa khởi sắc rõ rệt.

Truyện ngắn dự thi: Nắng qua kẽ lá

LAO ĐỘNG |

- Cháu bé bị tim bẩm sinh rồi, chị không nên giữ lại cháu nữa. Tốt nhất gia đình xác định không thể sinh bé này được nhé!

Tiếng bác sĩ văng vẳng bên tai. Chị ôm bụng bầu năm tháng, ngã quỵ ngay trước sảnh. Lần thứ ba chị nghe tin dữ về đứa con của mình. Năm tháng, bụng đã rất to, đứa trẻ cũng đã cứng cáp nhiều. Chị cứ ngỡ lần này, mọi việc sẽ êm xuôi, hai vợ chồng vui vẻ chuẩn bị đón thiên thần đầu lòng. Nhưng ông trời, có lẽ đã không thương chị, không cho đứa trẻ được chào đời trong ngôi nhà ấy. Chị không thể khóc được nữa, hai đầu gối rung lên bần bật.

Truyện ngắn dự thi: Nghiệp đá

Quốc Việt |

Trong ngôi nhà nhỏ lợp bằng lá dừa, lối đi dẫn vào núi Ông Trịnh có hai người đang sống. Một ông già tuổi đã hơn bảy mươi, gương mặt khắc khổ và một cậu con trai mới ngoài ba mươi cũng già trước tuổi. Người đi ngang qua vẫn thường nhìn thấy ông già ngồi trước nhà, lầm bầm nói chuyện với con chó đang nằm vẫy đuôi bên cạnh.

Truyện ngắn dự thi: Dòng máu người thợ vùng than

TIẾN LUẬN |

Tốt nghiệp khoá học nghề cơ khí, Tâm được phân công về vùng mỏ. Nơi Tâm đến nhận việc là một nhà máy cơ khí chuyên sửa chữa các loại xe vận tải phục vụ cho thợ mỏ làm than. Ở đây không có máy móc thiết bị hiện đại sản xuất theo dây chuyền công nghệ khép kín, chuyên môn hoá cao mà là một nhà máy sản xuất đơn lẻ, vừa chế tạo, vừa phục hồi với những máy công cụ đã cũ kĩ rơ mòn. Hôm ông quản đốc dẫn Tâm vào xưởng đi qua các máy phay, mài, bào, xọc rồi dừng lại bên chiếc máy tiện 1K62 giới thiệu với ông Thạnh tổ trưởng tổ tiện ba: