Triều Nguyễn

Triều Nguyễn với công cuộc xây dựng Kinh thành Huế

Hồng Nhung |

Sau khi thống nhất đất nước, Vua Gia Long nghĩ đến việc xây dựng đô thành. Vua cho rằng thiên hạ đã định, muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội, bèn đến xã Kim Long, phía đông đến xã Thanh Hà, xem khắp hình thế các nơi.

Về nơi lưu giữ 85 đạo sắc phong thần triều Nguyễn

NGUYỄN TRI |

Nằm ở hữu ngạn dòng Cổ Chiên, Công Thần miếu (ở phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) hiện đang lưu giữ 85 đạo sắc phong thần triều Nguyễn, hiện đây là nơi còn giữ được số lượng đạo sắc phong thần triều Nguyễn nhiều nhất Việt Nam.

Thừa Thiên - Huế: Lễ Huý nhật vua Thiệu Trị tại chùa Diệu Đế

PHÚC ĐẠT |

Ngày 25.10, tại chùa Diệu Đế (số 100B đường Bạch Đằng, TP. Huế) đã diễn ra lễ Huý nhật vua Thiệu Trị.

Triều Nguyễn đo mưa, đoán gió, xem sao thế nào?

hồng nhung |

Đời sống nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên đã tạo cho người Việt Nam lối sống phụ thuộc vào các hiện tượng thời tiết cũng như đem lại hiểu biết, kinh nghiệm phong phú về mưa, nắng, cuồng phong bão táp... Và dưới triều Nguyễn, có một cơ quan chuyên chăm lo việc quan sát, chiêm nghiệm, dự báo các hiện tượng thiên nhiên là Khâm thiên giám. 

Cơ quan khí tượng triều Nguyễn

nguyễn hồng nhung |

Khâm thiên giám được xây dựng từ thời vua Gia Long, có nhiệm vụ quan sát thiên văn, khí tượng, làm lịch, xem ngày lành tháng tốt để tiến hành các kỳ đại lễ và dĩ nhiên cả trọng trách tư vấn địa lý phong thủy cho triều đình. 

Đưa Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn đến với bạn bè quốc tế

hồng nhung |

Triển lãm “Nét Việt qua tài liệu lưu trữ” do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước chủ trì thực hiện, phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp đã và đang diễn ra tại Tòa Thị chính TP. Versailles (Pháp) trong các ngày 26.9-29.9.2018.

Lễ khai giảng dưới triều Nguyễn xưa

hồng nhung |

Vua triều Nguyễn rất chú trọng vấn đề giáo dục và đào tạo nhân tài. Vua Minh Mạng từng dụ rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, chăm chăm đến việc tác thành nhân tài, đặt nhà học, cấp lương cho giám sinh, gia ân cho học trò, ban sách vở, đều mong học trò thành tài để nhà nước dùng”.

Tìm lại dấu tích cuộc đời của Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm

hồng nhung - tiên long |

Là danh sĩ đất Nghệ An, quan to trong triều Nguyễn, thân phụ của nhiều trí thức nổi tiếng như GS Nguyễn Khắc Phi, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhưng Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm là một trong những người mất đầu tiên trong những ngày đầu của cuộc cải cách ruộng đất.

Hoạn lộ thăng trầm của Nguyễn Công Trứ qua tư liệu Châu bản triều Nguyễn

HỒNG NHUNG (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) |

Năm 2018 là chẵn 240 năm sinh và 160 năm mất Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858). Ông làm quan trải qua ba đời vua triều Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Đậu giải nguyên năm 42 tuổi, ngay trong năm đầu niên hiệu Minh Mạng (1820), Nguyễn Công Trứ được bổ Hành tẩu Sử quán, chưa được chín năm thăng Hình bộ Tham tri Thự Tổng đốc. Bước công danh của ông ban đầu khá thuận lợi nhưng rồi lại trầy trật, thăng giáng liên miên, để rồi đến cuối sự nghiệp làm quan ông về hưu với hàm Thừa Thiên Phủ doãn (Tam phẩm).

Báu vật kim sách triều Nguyễn

đỗ quang tuấn hoàng |

Một trong những nguồn thư tịch cổ quý hiếm trong lịch sử thành văn Việt Nam là những quyển sách được làm bằng vàng, bạc và đồng. Thư tịch cổ của nhà Nguyễn có nhiều chất liệu và loại hình phong phú nhất so với các triều đại phong kiến khác trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Kim sách triều Nguyễn là di sản quý giá cả về văn bản học, nghệ thuật đúc, khắc... của tiền nhân.