Về nơi lưu giữ 85 đạo sắc phong thần triều Nguyễn

NGUYỄN TRI |

Nằm ở hữu ngạn dòng Cổ Chiên, Công Thần miếu (ở phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) hiện đang lưu giữ 85 đạo sắc phong thần triều Nguyễn, hiện đây là nơi còn giữ được số lượng đạo sắc phong thần triều Nguyễn nhiều nhất Việt Nam.

85 “báu vật” quý giá

Theo Đại Nam nhất thống chí, trước đây, Công Thần miếu có tên là miếu Hội Đồng, được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837). Người dân trong vùng thường gọi đây là Đình Khao, vì các quan ở thành Vĩnh Long thường sử dụng để mở tiệc khao thưởng binh lính.

Đến năm 1867, thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh Nam Kỳ (trong đó có Vĩnh Long) và bắt đầu công cuộc triệt hạ tất cả công trình văn hóa nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ, 85 đạo sắc và phần lớn đồ tự khí ở miếu Hội Đồng được nhân dân quyết tâm bảo vệ giữ gìn, đem về cất giữ ở đình làng Thiềng Đức.

Đến năm 1915, do ảnh hưởng của phong trào chấn hưng văn hóa nên con gái bá hộ Trương Ngọc Lang (là bà Trương Thị Loan) đã cùng các nhân sĩ Vĩnh Long vận động xin tái lập miếu.

85 tấm đạo sắc được niêm phong khóa lại rất kỹ. Ảnh: N.Tri
85 tấm đạo sắc được niêm phong khóa lại rất kỹ. Ảnh: N.Tri

3 năm sau, Tổng đốc Nam Kỳ đã ký ban hành bảng công nhận miếu. Từ đó về sau, giới thân hào thi sĩ cùng bà con trong vùng đóng góp công sức, tiền của để dựng lại miếu. Riêng ông Nguyễn Văn Kỷ hiến một mẫu đất, bà Trương Thị Loan đóng góp 4.000 đồng Đông Dương. Sau khi việc tái thiết miếu hoàn tất, để tránh sự dòm ngó của chính quyền thực dân, nhân dân quyết định đổi tên miếu Hội Đồng thành Công Thần miếu.

Công Thần miếu được Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998. Những người tham gia giữ gìn 85 đạo sắc quý ở đây đều là dân địa phương, là con cháu nhiều đời thế hệ trước.

Ông Phan Văn Khải (72 tuổi) - cố vấn Ban quản lý Công thần miếu - cho biết: “Năm 2000, một đoàn du khách giàu có đến đây tham quan, có một người gặp riêng tôi rồi ngỏ ý mua lại một tấm đạo sắc với giá 10.000 USD. Nhưng tôi nhất quyết không bán. Vì bản thân tôi cũng như bao đời trước đến nay đều xem đạo sắc là báu vật vô giá”.

Quyết tâm giữ gìn

Cũng theo ông Khải, hiện, ban quản lý miếu có 29 thành viên thường trực, 92 hội viên, tất đều tự nguyện tham gia gìn giữ 85 đạo sắc không công. Người lớn nhất năm nay đã 90 tuổi, trẻ nhất cũng trên 30 tuổi.

Để bảo vệ cho 85 tấm đạo sắc, có một đội dân phòng thay phiên tuần tra xuyên suốt để bảo vệ. Bên cạnh đó, người dân ở đây đều đồng lòng bảo vệ “báu vật” vì đa số đều là con cháu của thế hệ trước.

Đặc biệt, các bảo vật ở đây đều được đóng gói kín vào thùng kẽm, rồi cho vào thùng gỗ trang nghiêm, bên ngoài thêm lớp kính, lớp khung sắt và khóa niêm phong lại rất kỹ. Công Thần miếu được gắn rất nhiều camera an ninh, hệ thống báo động kết nối đến tất cả thành viên ban quản lý để bất cứ ai cũng có thể ngày đêm giám sát.

Công Thần miếu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998. Ảnh: N.Tri
Công Thần miếu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1998. Ảnh: N.Tri

Ông Khải còn cho hay, Công Thần miếu đã có 4 đời người trực tiếp ăn ngủ lại canh miếu, canh “báu vật”. Những người này được bầu, đặt tên bắt đầu bằng chữ Từ. Đó là ông Từ Thìn, Từ Sổ, Từ Ky và Từ Hiếu (vừa mới mất). Tất cả họ đều sống có đạo lý, có tâm huyết canh giữ đạo sắc cho đến hết đời.

“Trải qua nhiều thời điểm chiến tranh nhưng đạo sắc vẫn nguyên vẹn cho đến giờ. Tôi nhớ, thời kháng chiến chống Mỹ, đình làng Thiềng Đức bị cháy nhưng rất may bà con đã kịp mang toàn bộ đạo sắc vào Công Thần miếu lánh nạn. Không nhờ lúc đó nhanh trí thì coi như chẳng còn gì rồi” - ông Khải tâm sự.

Theo lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long, đối với 85 đạo sắc phong thần, UBND tỉnh cũng hỗ trợ đầu tư hệ thống camera giám sát. Ngoài ra, tỉnh đang mời các chuyên gia và thành lập hội đồng nghiên cứu đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia.

“Với 85 đạo sắc còn lưu giữ, Công Thần miếu hiện là nơi duy nhất cả nước còn giữ được số lượng đạo sắc phong thần triều Nguyễn nhiều nhất Việt Nam. Ngoài ra, người dân đang bảo vệ rất tốt cho 85 đạo sắc phong” - vị lãnh đạo này cho biết thêm.

NGUYỄN TRI
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng những tư liệu, hiện vật ý nghĩa của Hội Cựu TNXP Việt Nam

Lan Nhi |

Ngày 11.7, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức triển lãm “70 năm - Sáng mãi tinh thần Thanh niên xung phong Việt Nam (15.7.1950 - 15.7.2020).

Trưng bày bản đồ, tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

HƯNG THƠ |

Việc giới thiệu, phổ biến các tư liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Kêu gọi hiến tặng tư liệu, hiện vật về sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

QUANG ĐẠI |

Bà Võ Thị Minh Sinh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An ra thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân hiến tặng hình ảnh, hiện vật và tư liệu cho Phòng truyền thống cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chiêm ngưỡng những tư liệu, hiện vật ý nghĩa của Hội Cựu TNXP Việt Nam

Lan Nhi |

Ngày 11.7, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức triển lãm “70 năm - Sáng mãi tinh thần Thanh niên xung phong Việt Nam (15.7.1950 - 15.7.2020).

Trưng bày bản đồ, tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

HƯNG THƠ |

Việc giới thiệu, phổ biến các tư liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Kêu gọi hiến tặng tư liệu, hiện vật về sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

QUANG ĐẠI |

Bà Võ Thị Minh Sinh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An ra thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân hiến tặng hình ảnh, hiện vật và tư liệu cho Phòng truyền thống cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.