Cơ quan khí tượng triều Nguyễn

nguyễn hồng nhung |

Khâm thiên giám được xây dựng từ thời vua Gia Long, có nhiệm vụ quan sát thiên văn, khí tượng, làm lịch, xem ngày lành tháng tốt để tiến hành các kỳ đại lễ và dĩ nhiên cả trọng trách tư vấn địa lý phong thủy cho triều đình. 

Sách “Đại Nam thực lục” chép: Phàm suy tính để chiêm nghiệm sai độ của từng năm, bình trật để phân đều khí hậu, ghi chép lịch số để nêu đúng năm và mùa, miêu tả sắc mây và hình vật để xem đoán tượng trời, xem ngày giờ để chọn tốt lành, coi giọt lậu để báo trống canh. Mọi sự có quan hệ về cách suy tính ấy đều giao cho Khâm thiên giám.

Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I có khoảng 1.000 văn bản liên quan đến Khâm thiên giám, trong đó có nhiều văn bản là bản Tấu của Khâm thiên giám về việc dự báo các hiện tượng thiên nhiên mây, mưa, nắng, gió, dự đoán nhật thực, nguyệt thực, các sao... Châu bản triều Nguyễn còn một số văn bản đề cập về Khâm thiên giám với chức năng nhiệm vụ làm lịch, báo giờ, xem ngày lành tháng tốt để tiến hành các đại lễ và tư vấn địa lý phong thủy cho triều đình. Năm Khải Định thứ 2, Bộ Lễ tâu về việc Khâm thiên giám chọn ngày tốt để Hoàng thượng thân đi cày ruộng tịch điền như sau: Bộ Lễ tâu: Phụng xét tháng 5 hàng năm theo lệ có lễ Hoàng thượng thân đi cày ruộng tịch điền. Trước kỳ lễ, Khâm thiên giám chọn ngày tốt cử hành. Bộ thần đã tư cho quan giám chọn và đã chọn ngày 11 tháng này là ngày tốt... Châu điểm.

Dưới thời vua Minh Mạng, vua cho dựng Quan Tượng Đài trên góc Tây Nam Kinh thành Huế để làm nơi Khâm thiên giám quan sát thiên tượng.

Tổ chức nhân sự làm việc tại Khâm thiên giám dưới mỗi đời vua triều Nguyễn khác nhau. Buổi đầu thời Gia Long, Khâm thiên giám có hơn 50 người, “đặt câu kê 1 viên, cai hợp 1 viên, chiêm hậu 3 viên, suất chiêu hậu sinh 50 viên” . Năm Minh Mạng thứ 18, “định ngạch vị nhập lưu thư ở lại Khâm thiên giám là 30 viên, không cứ phải theo ngạch cũ nhiều đến 50 người”. Đến thời Thiệu Trị, con số này giảm xuống, sách “Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ” chép: “Thiệu Trị năm thứ 3, chuẩn y lời tâu: Lại dịch ty Khác cẩn, tuân theo lời đình nghị, giảm bớt 5 phần 10, liệu để 20 tên, thường xuyên làm việc công” .

Khâm thiên giám đặt dưới sự kiểm soát của một vị quan đứng đầu một cơ quan khác, tức kiêm nhiệm (gọi là Kiêm quản Khâm thiên giám sự vụ đại thần), nhưng trong công việc hàng ngày thì do Giám chính và Giám phó trực tiếp điều khiển; nhân viên có các chức Ngũ quan chính, Linh đài lang, các Thư lại và Vị nhập lưu Thư lại làm thư ký. Tại các tỉnh có Ty Chiêm hậu là chi nhánh địa phương của Khâm Thiêm Giám. Theo Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ, “Quản lý đại thần do vua đặc cách chọn bổ, không nhất định viên nào. Giám chính đốc suất nhân viên thuộc hạ làm việc, giao phó cùng coi sóc việc trong giám làm người tá nhị. Ngũ quan chính Linh đài lang đều xem xét đốc suất nhân viên thuộc hạ, theo người cai quản, chia nhau giữ việc xem xét chiêm nghiệm, chánh bát phẩm chánh cửu phẩm thư lại xướng xuất những người vị nhập lưu theo thủ lĩnh làm các việc công”.

Nhân sự được tuyển dụng vào Khâm thiên giám dưới triều Nguyễn căn cứ vào thực tài, am hiểu thiên văn địa lý, thậm chí coi trọng yếu tố “cha truyền con nối” vì việc quan sát thiên văn, khí tượng, làm lịch, xem ngày lành tháng tốt lúc bấy giờ thường theo kinh nghiệm. Năm 1836, vua Minh Mạng dụ: “Bộ Lễ thông báo đến các tỉnh Bắc Kỳ, nếu có người chiêm nghiệm tinh tường, suy xét mưa gió, cùng thông hiểu lịch thất chính (độ số trăng, sao) không phân biệt quan dân, các địa phương cấp bằng cho đến kinh đô để bổ dụng vào làm ở Khâm thiên giám”. Châu bản triều Nguyễn còn lưu bản Tấu của Khâm thiên giám vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) về việc Sát hạch đề bạt quan chuyên về thiên văn lịch pháp với nội dung:

Việc chọn bổ nhân sự vào Khâm thiên giám cũng được vua Thiệu Trị đặt ra yêu cầu cho miễn lệ hồi tỵ, quan trọng là phải am hiểu thiên văn. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ chép: Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), theo nghị, xét rà lại ty ở Khâm thiên giám những người có họ hàng dâu gia với nhau lệ nên hồi tỵ . Được vua phê chữ son rằng: Khâm thiên giám chuyên coi khí tượng các ngôi sao, cốt cho truyền được phép ấy, không quan ngại việc khác, không như các nha môn khác, đều cho miễn lệ hồi tỵ, cũng nên giữ phép công mà làm, không được đem người thân thuộc không thông kỹ thuật mà đề cử bậy lên, tất có lỗi không nhỏ đâu.

Ngoài ra, Vua triều Nguyễn thường yêu cầu Bộ rà soát các địa phương để tìm người tinh thông lịch pháp, địa lý, âm dương để xem xét bổ nhiệm vào Khâm thiên giám.

Để hỗ trợ cho công việc quan sát khí tượng, làm lịch, xem ngày lành tháng tốt..., triều đình cấp cho Khâm thiên giám nhiều bộ sách như “Trực chỉ chân nguyên”, “Nguyệt lệnh túy biên”, “Khâm định nghi tượng khảo hành”, “Ngự chế lịch tượng khảo hành”, “Luật lã thượng biên, hạ biên, tục biên”, “Ngự chế số ly tinh uẩn”, “Vật lý tiểu chí”, “Cách trí kính nguyên”, “Địa cầu huyết thư”... Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn cấp cho Khâm thiên giám các công cụ đo thời gian, thời tiết, quan sát thiên văn như đồng hồ cát, đồng nhật quy, cột đá trên bằng đồng khảm bạc để đo bóng mặt trời, phong vũ hàn thử biểu, đồ bản thiên văn nhật lịch, thiên văn tinh tú, kính hiển vi, ống nhòm, bàn xem hướng gió...

Đầu thế kỷ 20, do người Pháp đã lập đài khí tượng cho toàn cõi Đông Dương tại Phù Liễn, nên việc sử dụng Quan Tượng Đài không còn cần thiết nữa và vai trò của Khâm thiên giám chỉ còn gói gọn trong những việc làm lịch, xem ngày giờ tốt xấu, đất đai và chọn huyệt mã.

Về sau, Khâm thiên giám từ Nam đài chuyển về khu Bộ Học trên đường Hàn Thuyên và không còn hoạt động kể từ ngày chấm dứt chế độ quân chủ (1945).

Như vậy, từng tồn tại trong lịch sử với chức năng, nhiệm vụ xác định ngày lành tháng tốt để tổ chức những lễ tế quan trọng hàng năm - được xem là nguồn cơn sự bình an, thịnh trị của nhà nước phong kiến xưa; dự đoán khí hậu, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, nghiệm hiện tượng trời đất để cho dân biết thì giờ làm ăn; biên soạn lịch trong cả nước... có thể thấy Khâm thiên giám đóng vai trò quan trọng đối với triều đình và trong đời sống của người dân lúc bấy giờ.

Tài liệu tham khảo:

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển CXIV.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản Khải Định, tờ 181, tập 1.

Nội các triều Nguyễn, Khâm đinh Đại Nam Hội điển sự lệ, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, 1992, tập 15, trang 444.

Nội các triều Nguyễn, Khâm đinh Đại Nam Hội điển sự lệ, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, 1992, tập 15, trang 445.

Khâm Nội các triều Nguyễn, Khâm đinh Đại Nam Hội điển sự lệ, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, 1992, tập 15, trang 445.

Nội các triều Nguyễn, Khâm đinh Đại Nam Hội điển sự lệ, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, 1992, tập 15, trang 444-445.

Hồi tỵ là kiêng tránh những người thân thuộc, dâu gia với nhau thì không được cùng làm việc trong một cơ quan.

nguyễn hồng nhung
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng, tập trung phát triển đường bộ cao tốc

Đặng Tiến |

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu giải ngân 94.161 tỉ đồng năm 2023, tập trung phát triển đường bộ cao tốc và nhiệm kỳ sau tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao.