San lấp mặt bằng

“Hô biến” hàng nghìn m2 đất lúa thành điểm tập kết lợn

TRUNG DU |

Thái Bình - Khoảng 1.500m2 đất nông nghiệp, thâm canh lúa nước tại khu vực cánh đồng Lá (thôn Gia Hòa 1, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã bị 1 hộ dân ở xã bên cạnh tự ý san lấp mặt bằng, xây dựng lán trại, chuồng tạm để tập kết lợn thịt phục vụ buôn bán, kinh doanh như một chợ lợn thu nhỏ.

Tuyên Quang: "Đất tặc" tiếp tay san nền dự án Trung tâm hội nghị huyện

Phong Quang |

Tuyên Quang - Hơn 1 tháng qua, hàng vạn khối đất bất hợp pháp đã được vận chuyển về công trình Trung tâm Hội nghị huyện Sơn Dương để làm mặt bằng, trong khi đó theo quy định đất dùng cho san lấp các công trình xây dựng phải được lấy từ mỏ được cấp phép hoặc có nguồn gốc rõ ràng.

Quảng Ninh kiến nghị coi đất, đá thải mỏ chỉ là chất thải rắn công nghiệp

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Việc sử dụng đất, đá thải ở các mỏ than để san lấp mặt bằng các dự án, công trình xây dựng ở Quảng Ninh được coi là lợi đủ đường, trong đó sẽ hạn chế khai thác các mỏ tài nguyên tự nhiên, trong khi đất, đá thải mỏ lại bỏ không. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay là đất, đá thải mỏ vẫn được coi là một loại khoáng sản.

Dùng đất, đá thải mỏ san lấp mặt bằng ở Quảng Ninh: Xuất thêm 3,5 triệu m3

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sử dụng đất đá thải từ các mỏ than phục vụ san lấp mặt bằng cho các dự án, công trình vừa hạn chế việc khai thác đồi, núi tự nhiên, vừa tận dụng nguồn vật liệu khổng lồ – vốn đang bỏ không tại nhiều mỏ than ở Quảng Ninh. Hiện đã có một số công trình, dự án được sử dụng loại nguyên vật liệu này.

"Rối" việc cấp phép, quản lý san lấp mặt bằng ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Địa hình tỉnh Đắk Nông chủ yếu đồi dốc, quá trình xây dựng đường giao thông còn làm cho nhiều thửa đất bị chia cắt mạnh hơn. Xuất phát từ thực tế này nên nhiều người dân đã lén lút "xẻ núi, bạt đồi" để cải tạo đất sản xuất, sinh hoạt. Thế nhưng, do nhiều quy định chồng chéo, chưa bám sát thực tế nên hoạt động san lấp mặt bằng ở tỉnh Đắk Nông đang trở nên rối rắm, làm khổ cả người dân lẫn cơ quan quản lý.

Xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép tràn lan ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có rất nhiều người dân tự ý xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép, gây ra nhiều hệ lụy. Trong khi đó, các ngành chức năng còn chậm trễ phát hiện, lúng túng xử lý vi phạm.

Dùng đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các công trình ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Khoảng 700.000 tấn đất, đá thải mỏ đầu tiên của ngành than vừa được vận chuyển từ bãi thải mỏ của Công ty CP than Núi Béo, TP.Hạ Long để sử dụng để san lấp mặt bằng cho Dự án đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Lộn xộn hoạt động san lấp mặt bằng, khai thác đất

Nhiệt Băng |

Hoạt động san gạt, khai thác đất ở huyện Bảo Lâm đang diễn biến phức tạp. Diện tích đất san lấp, khai thác lên đến hàng chục hécta, chủ yếu là đất nông nghiệp, mục đích san lấp, khai thác là để bán đất, làm đường trên đất nông nghiệp để phân lô, bán nền, và xây dựng các công trình trái phép... làm biến dạng địa hình, suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm hoặc giảm khả năng sử dụng đất và mua bán đất rất phức tạp.

Doanh nghiệp Trung Quốc xin cấp “mỏ cát” trên vùng nuôi thủy sản

TRẦN NGỌC DUY |

Nhiều ngày nay, thông tin một doanh nghiệp (DN) Trung Quốc liên tục làm tờ trình hối thúc tỉnh Quảng Ninh cấp mỏ đất cát để làm vật liệu xây dựng san lấp mặt bằng khu công nghiệp (KCN) “chồng lấn” với khu vực quy hoạch vùng nuôi trồng thủy, hải sản của huyện Đầm Hà, đang khiến hàng trăm người dân vùng nuôi bất an, ảnh hưởng đến sinh kế của chính họ.

Những bê bối tại dự án mở rộng 50ha KCN Gián Khẩu, Ninh Bình: Lộ dần những sai phạm, khuất tất

NGUYỄN TRƯỜNG - XUÂN HÙNG |

Sau nhiều tuần bưng bít thông tin của một số cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình liên quan dự án mở rộng 50ha khu công nghiệp (KCN) Gián Khẩu, cuối cùng, bằng nhiều nỗ lực của PV Báo Lao Động, những bê bối của dự án này cũng dần dần lộ rõ. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề nóng đang bị bưng bít, chưa được làm rõ.