Xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép tràn lan ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có rất nhiều người dân tự ý xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép, gây ra nhiều hệ lụy. Trong khi đó, các ngành chức năng còn chậm trễ phát hiện, lúng túng xử lý vi phạm.

Việc bạt đồi, khoét núi diễn ra ngay giữa trung tâm đô thị Gia Nghĩa. Ảnh: Bảo Lâm
Việc xẻ núi, bạt đồi diễn ra ngay giữa trung tâm đô thị Gia Nghĩa. Ảnh: Bảo Lâm

Vi phạm tràn lan từ nông thôn đến thành thị

Tình trạng người dân xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông diễn ra khá phổ biển từ nông thôn cho đến thành thị.

Thời gian qua, ở xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp, tình trạng người dân múc đất tạo mặt bằng dọc Quốc lộ 14 diễn ra phổ biến. Cách UBND xã Kiến Thành không xa, tình trạng múc đất diễn ra một cách công khai. Tại các điểm múc đất xuất hiện những bờ dốc dựng đứng cả chục mét, sát bên nhà dân, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.

Tình trạng đào đắp trái phép diễn ra phổ biến ở khu vực nông thôn. Ảnh: Bảo Lâm
Tình trạng đào đắp trái phép diễn ra phổ biến ở khu vực nông thôn. Ảnh: Bảo Lâm

Còn ở thành phố Gia Nghĩa, ngay trên đường Lý Thái Tổ, phường Nghĩa Đức, một quả đồi rất lớn đã bị san múc trái phép với quy mô lớn, phá vỡ cảnh quan đô thị. Người dân ở đây quen gọi quả đồi này là “đồi Cường Thịnh”. Tại hiện trường, nhiều thửa đất đã bị san gạt, giật cấp, trở nên nham nhở. Đến khi cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn thì diện tích bị san múc đã lên tới 768m2.

Từ đầu năm 2021 tới nay, tại phường Quảng Thành, thành phố Gia Nghĩa cũng xuất hiện nhiều điểm cải tạo, san lấp mặt bằng. Một số quả đồi lớn cả ngàn m2 đã được san phẳng. Hầu hết các khu đất bị đào bới có nguồn gốc nông nghiệp được san gạt, cải tạo để xây dựng công trình vui chơi, giải trí…

Tại phường Quảng Thành, thành phố Gia Nghĩa có nhiều quả đồi bị san phẳng. Ảnh: Bảo Lâm
Tại phường Quảng Thành, thành phố Gia Nghĩa có nhiều quả đồi bị san phẳng. Ảnh: Bảo Lâm

Vừa qua, dọc suối Đắk Nông, đoạn qua địa bàn phường Nghĩa Tân, thành phố Gia Nghĩa cũng xuất hiện nhiều điểm san lấp đất với quy mô lớn. Điểm chung của các điểm san lấp này là đều có “view” đẹp nhìn xuống các thác nước của suối Đắk Nông.

Đáng chú ý, điểm san lấp đất rộng 2.800m2 dọc suối Cá Sấu. Chủ nhân của vụ san ủi này đã huy động rất nhiều máy móc, nhân công san gạt rầm rộ trong một thời điểm. Khu đất đã được san ủi các tuyến đường nội bộ và đang được xây dựng tường rào, rãnh thoát nước, các công trình phụ trợ.

Cách đó không xa, một khu đất sát suối Đắk Nông mới được san lấp chưa lâu. Hàng ngàn m2 được san lấp bằng phẳng và hiện đã được trồng rất nhiều cây cảnh, dựng trụ điện thẳng tắp. Các lô đất bằng phẳng, vuông vắn đều có “view” nhìn xuống thác nước.

Lúng túng trong xử lý?

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Gia Nghĩa, trong 6 tháng đầu năm 2021, cơ quan chức năng đã ban hành 39 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền nộp phạt là 388,3 triệu đồng về hành vi san ủi mặt bằng trái phép. Trong số chỉ có 22 trường hợp chấp hành, còn 17 trường hợp chưa chấp hành nộp phạt với số tiền 212,3 triệu đồng.

Tình trạng san ủi mặt bằng trái phép diễn cũng xảy ra rất nhiều ở đô thị Gia Nghĩa. Ảnh: Bảo Lâm
Tình trạng san ủi mặt bằng trái phép diễn cũng xảy ra rất nhiều ở đô thị Gia Nghĩa. Ảnh: Bảo Lâm

Ngoài không chấp hành nộp phạt hành chính, các đối tượng còn không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan Nhà nước. Theo ông Thạch Cảnh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Gia Nghĩa, việc xử phạt hành chính nhưng không thể buộc đối tượng vi phạm chấp hành và khôi phục hiện trạng đã làm giảm hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền.

Tại Gia Nghĩa, một số đối tượng vi phạm san lấp mặt bằng nhiều lần, họ “cố đấm ăn xôi”. Chính quyền địa phương “bất lực” với nhiều đối tượng nên đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xử lý.

Cùng quan điểm trên, ông Phạm Văn Hậu Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk R’lấp cho rằng, vi phạm san lấp đất diễn ra ngày càng nhiều. Các đối tượng thường lợi dụng ban đêm hoặc ngày nghỉ để san lấp đất trái phép. Tình trạng này gần đây diễn ra rất thường xuyên khiến đơn vị chịu rất nhiều áp lực. Cán bộ cơ sở thậm chí không dám tắt điện thoại ngoài giờ làm việc vì thường xuyên nhận được tin báo. "Nhiều vụ việc, chúng tôi đến kiểm tra thì họ dừng. Khi chúng tôi đi là lập tức hoạt động trái phép trở lại. Cũng có nhiều vụ việc, mặc dù chính quyền địa phương phát hiện từ khá sớm nhưng gặp khó trong xử lý.

Việc xử lý vi phạm chưa mang tính đủ sức răn đe, nên vi phạm về san ủi mặt bằng vẫn diễn ra tràn lan. Ảnh: Bảo Lâm
Việc xử lý vi phạm chưa mang tính đủ sức răn đe, nên vi phạm về san ủi mặt bằng vẫn diễn ra tràn lan. Ảnh: Bảo Lâm

Bởi khi cơ quan chức năng bắt quả tang, các đối tượng múc đất tắt máy và lập tức rời khỏi hiện trường. Cơ quan chức năng muốn thu giữ tang vật vi phạm thì phải tiến hành niêm phong, đưa về trụ sở. Nhưng các cơ quan Nhà nước không có thiết bị chuyên dùng để chở tang vật về.

“Chúng tôi đã liên hệ nhiều đơn vị bên ngoài để thuê phương tiện chở tang vật về trụ sở nhưng phần lớn họ đều từ chối vì quen biết với đối tượng vi phạm. Cũng vì thiếu nhân lực, vật lực, nên chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi phạm”- ông Hậu cho biết.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Xẻ núi, bạt đồi để thi công điện gió ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Những con đường xẻ qua rừng, những quả đồi bị san ủi để thực hiện các dự án điện gió. Chưa có đánh giá tổng thể về tác động môi trường, nhưng hàng chục dự án điện gió tại huyện miền núi Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đã ồ ạt thi công, để lại không ít lo lắng cho chính quyền địa phương và người dân sở tại.

Ồ ạt xẻ núi bạt đồi: Xin phép một đằng, thực hiện một nẻo!

Phong Quang |

Dọc theo tuyến Quốc lộ 2 đoạn đi qua huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), hoạt động xẻ núi bạt đồi lấy mặt bằng làm đất ở hoặc kinh doanh diễn ra hết sức rầm rộ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Xẻ núi, bạt đồi để thi công điện gió ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Những con đường xẻ qua rừng, những quả đồi bị san ủi để thực hiện các dự án điện gió. Chưa có đánh giá tổng thể về tác động môi trường, nhưng hàng chục dự án điện gió tại huyện miền núi Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đã ồ ạt thi công, để lại không ít lo lắng cho chính quyền địa phương và người dân sở tại.

Ồ ạt xẻ núi bạt đồi: Xin phép một đằng, thực hiện một nẻo!

Phong Quang |

Dọc theo tuyến Quốc lộ 2 đoạn đi qua huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), hoạt động xẻ núi bạt đồi lấy mặt bằng làm đất ở hoặc kinh doanh diễn ra hết sức rầm rộ.