"Rối" việc cấp phép, quản lý san lấp mặt bằng ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Địa hình tỉnh Đắk Nông chủ yếu đồi dốc, quá trình xây dựng đường giao thông còn làm cho nhiều thửa đất bị chia cắt mạnh hơn. Xuất phát từ thực tế này nên nhiều người dân đã lén lút "xẻ núi, bạt đồi" để cải tạo đất sản xuất, sinh hoạt. Thế nhưng, do nhiều quy định chồng chéo, chưa bám sát thực tế nên hoạt động san lấp mặt bằng ở tỉnh Đắk Nông đang trở nên rối rắm, làm khổ cả người dân lẫn cơ quan quản lý.

Sau khi mở đường, nhiều thửa đất cao hơn đường từ 5-6m người dân có nhu cầu cải tạo để sử dụng nhưng vướng nhiều quy định nên đã đào đắp “chui“. Ảnh: Bảo Lâm
Sau khi mở đường, nhiều thửa đất cao hơn đường từ 5-6m người dân có nhu cầu cải tạo để sử dụng nhưng vướng nhiều quy định nên đã đào đắp “chui“. Ảnh: Bảo Lâm

Bất cập giữa thực tế và quản lý

Luật Khoáng sản cho phép người dân được quyền khai thác trong diện tích thửa đất của mình. Tức là người dân được đào đất từ chỗ cao san vào chỗ thấp. Thế nhưng, thực tế ở Đắk Nông không phải thửa đất nào cũng đáp ứng được 2 yếu tố vừa có đất để đào và vừa có chỗ để lấp.

Trên quốc lộ 14, đoạn qua tổ dân phố 6, thị trấn Đức An, huyện Đắk Song được quy hoạch là khu dân cư. Thế nhưng, khi Nhà nước nâng cấp quốc lộ 14 đã tạo ra mái taluy dương cao hơn mặt đường khoảng 6m, mái taluy âm thấp hơn đường khoảng 10m.

Thế nên, người dân muốn làm nhà phải cải tạo đất bên taluy dương của đường thì buộc phải đào đất đổ đi. Nhưng đất được múc, vận chuyển ra ngoài khu đất là vi phạm quy định pháp luật về khoáng sản. Còn đối với những thửa đất bên taluy âm sẽ cần rất nhiều đất để đổ vào.

Thế nhưng, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có khu vực nào được cấp mỏ khai thác đất làm vật liệu san lấp. Ngoài ra, hiện nay tỉnh Đắk Nông chưa có bộ thủ tục hành chính cấp phép cho người dân xin khai thác, cải tạo đất đai.

Thực tế cho thấy, nhiều người dân đi xin phép không được sau đó đã lén lút cải tạo mặt bằng để phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Hành vi này đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi”, lập biên bản vi phạm hành chính. Còn nếu để nguyên hiện trạng thì người dân không sử dụng được, trở nên hoang hóa.

Hiện nay, nhu cầu cải tạo đất trong nhân dân là rất cao. Ảnh: Bảo Lâm
Hiện nay, nhu cầu cải tạo đất trong nhân dân là rất cao. Ảnh: Bảo Lâm

Cần có hướng dẫn hợp tình, hợp lý

Ở góc độ khác, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định các hành vi hủy hoại đất bao gồm: Làm biến dạng địa hình; làm suy giảm chất lượng đất; gây ô nhiễm đất… sẽ bị nghiêm cấm. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã xử phạt hành chính hành vi hủy hoại đất đối với nhiều trường hợp san lấp mặt bằng trái phép theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Đối với các cá nhân, tổ chức khai thác đất để bán vật liệu san lấp hoặc chia lô bán nền thì không phải bào chữa. Tuy nhiên, việc áp dụng hành vi hủy hoại đất đối với một số trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện san lấp, cải tạo mặt bằng để sinh hoạt, sản xuất được cho là “nặng tay” và chưa phù hợp. Bởi với địa hình đồi dốc, bị chia cắt mạnh như Đắk Nông thì người dân không còn lựa chọn nào khác...

Việc cải tạo đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nhu cầu chính đáng và được luật Đất đai năm 2013 cho phép. Về việc này, ngày 21.5.2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã ban hành hướng dẫn quản lý và sử dụng đất dôi dư khi hộ gia đình, cá nhân san gạt, cải tạo mặt bằng.

Nguyên tắc san gạt, cải tạo mặt bằng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy định có liên quan khác. Việc san gạt, cải tạo không làm thay đổi mục đích sử dụng đất, không gây tác động xấu đến môi trường… Khi tiến hành san lấp, người dân phải tuân thủ quy định, phải thông báo cho chính quyền địa phương biết để quản lý, giám sát.

Việc đào đắp, san ủi mặt bằng phải được giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn, tránh nguy cơ sạt lở và bảo về môi trường. Ảnh: Bảo Lâm
Việc đào đắp, san ủi mặt bằng phải được giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn, tránh nguy cơ sạt lở và bảo về môi trường. Ảnh: Bảo Lâm

Các địa phương tổ chức quy hoạch bãi thải để người dân đổ đất dôi dư trong quá trình cải tạo. Các hành vi lợi dụng việc đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng để mua bán, kinh doanh đất làm vật liệu san lấp bị nghiêm cấm. Đây là văn bản đầu tiên của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân liên quan đến việc san lấp mặt bằng.

Tuy nhiên, văn bản này được nhiều địa phương đánh giá là chưa sát với thực tế và nhu cầu của người dân. Ông Nguyễn Quốc Quảng, một người dân ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cho biết, khi người dân chúng tôi có nhu cầu đào đất hoặc đổ đất thì chúng tôi đã xác định được các vị trí phù hợp. Nhà nước chỉ việc quả lý, thu thuế, giám sát về mặt kỹ thuật, mức độ an toàn công trình.

Còn việc Sở Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn múc chỗ này đổ vào bải thải người nào cần lại đến mua về sử dụng thì rất rối rắm. Việc này vừa mất thời gian, tốn thêm tiền của vì tốn thêm một bước vận chuyển. Đó là còn chưa kể đến việc đất ở bãi thải là xà bần, đất bệnh viện cũ, nghĩa trang… thì có cho người dân cũng chẳng sử dụng”.

Theo ông Đồng Văn Giáp, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Đắk Song, các đối tượng làm dự án, lợi dụng việc san lấp để phân lô bán nền, trục lợi… thì phải xử lý nghiêm. Việc người dân san lấp, cải tạo mặt bằng để thuận lợi cho việc sinh sống, canh tác thì phải có hướng dẫn trình tự cụ thể.

Đây là căn cơ để người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng người dân cực chẵng đã mới phải lén lút múc trộm, còn cơ quan chức năng thì lần mò chạy theo xử lý

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Xẻ núi, bạt rừng làm điện gió ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhiều dự án điện gió tại tỉnh Quảng Trị đang thi công tại Hướng Hoá, nơi nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào cuối năm 2020. Riêng tại xã Tân Hợp, Tân Liên, Húc, Hướng Lộc có 4 dự án Nhà máy điện gió Amaccao, Hoàng Hải, Tài Tâm, Tân Hợp. Những hình ảnh từ trên cao cho thấy, nhiều khoảng rừng, nương rẫy, đồi núi bị máy móc san gạt nham nhở.

Xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép tràn lan ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có rất nhiều người dân tự ý xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép, gây ra nhiều hệ lụy. Trong khi đó, các ngành chức năng còn chậm trễ phát hiện, lúng túng xử lý vi phạm.

Thi công điện gió ở Quảng Trị: Hiểm họa từ đất đã nhìn thấy rõ…

LÂM CHÍ CÔNG |

Hàng loạt dự án điện gió ồ ạt thi công tại miền núi tỉnh Quảng Trị khi chưa có đánh giá tổng thể về tác động môi trường đã và đang đặt ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, môi trường.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xẻ núi, bạt rừng làm điện gió ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Nhiều dự án điện gió tại tỉnh Quảng Trị đang thi công tại Hướng Hoá, nơi nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào cuối năm 2020. Riêng tại xã Tân Hợp, Tân Liên, Húc, Hướng Lộc có 4 dự án Nhà máy điện gió Amaccao, Hoàng Hải, Tài Tâm, Tân Hợp. Những hình ảnh từ trên cao cho thấy, nhiều khoảng rừng, nương rẫy, đồi núi bị máy móc san gạt nham nhở.

Xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép tràn lan ở Đắk Nông

Bảo Lâm |

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có rất nhiều người dân tự ý xẻ núi, bạt đồi, san lấp mặt bằng trái phép, gây ra nhiều hệ lụy. Trong khi đó, các ngành chức năng còn chậm trễ phát hiện, lúng túng xử lý vi phạm.

Thi công điện gió ở Quảng Trị: Hiểm họa từ đất đã nhìn thấy rõ…

LÂM CHÍ CÔNG |

Hàng loạt dự án điện gió ồ ạt thi công tại miền núi tỉnh Quảng Trị khi chưa có đánh giá tổng thể về tác động môi trường đã và đang đặt ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, môi trường.