Lộ trình tăng lương

Vật giá leo thang, người lao động ngóng tăng lương tối thiểu từng ngày

Phương Linh - Hoài Luân |

Phú Yên - Mức lương tối thiểu theo quy định thực tế đang thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. Trước dịch COVID-19, mức lương tối thiểu vùng 3, 4 với Phú Yên cơ bản đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của CNLĐ nhưng sau dịch vật giá leo thang, thu nhập giảm nên nhiều lao động ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mong sớm áp dụng tăng lương tối thiểu để cải thiện đời sống.

Chờ được tăng lương tối thiểu vùng trong tháng 7.2022

Thành An |

Hiện nay, nhiều người đang trông chờ thông tin Chính phủ phê duyệt tăng lương tối thiểu vùng để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống. Trước đó, thông tin Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án trình Chính phủ xem xét tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 đã làm ấm lòng nhiều CNLĐ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không thể chậm trễ!

Nhóm PV |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Tăng lương tối thiểu vùng: Trả “món nợ” gần 2 năm cho người lao động

Lương Hạnh |

Sau 2 phiên thương lượng, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã “chốt” mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 và 2023 là 6%, áp dụng từ 1.7.2022 để tư vấn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu. Để hiểu rõ hơn về lý do chọn mức tăng và thời điểm tăng lương nói trên, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn với ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Trưởng nhóm thương lượng của Công đoàn Việt Nam - tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Nhìn lại mức tăng lương tối thiểu vùng qua các năm

ANH THƯ |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã đồng thuận thông qua phương án tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1.7.2022 để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Tăng lương cho NLĐ thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp

Hoàng Hoan - Mai Dung |

Với ông Ko Tae Yeon - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Heesung Electronics Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương, Hải Phòng), việc tăng lương cho người lao động là cần thiết, định hướng sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Tăng lương tối thiểu vùng: Thể hiện sự chăm lo thiết thực cho NLĐ

Hoàng Hoan-Mai Dung |

Việc tăng lương tối thiểu vùng từ mốc 1.7.2022 không chỉ là mong mỏi của công nhân, lao động tại TP.Hải Phòng mà còn nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp...

Doanh nghiệp chủ động tăng lương để bù đắp cho người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động từ ý kiến của các cán bộ công đoàn, người lao động, doanh nghiệp, Mặt trận tổ quốc VN tỉnh… đều ủng hộ việc tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm 1.7.2022. Việc tăng lương tối thiểu vùng sớm cũng được xem là giải pháp thu hút người lao động trở lại các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất để tiếp tục làm việc sau thời gian phải trở về quê tránh dịch.

Doanh nghiệp Hàn Quốc ở Hải Phòng ủng hộ tăng lương tối thiểu từ 1.7.2022

H.Hoan - Mai Dung |

Hải Phòng - Ông Ko Tae Yeon – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Heesung Electronics Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương, Hải Phòng) ủng hộ việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022, cho rằng đó là việc làm cần thiết để người lao động có cuộc sống tốt hơn.

Doanh nghiệp đồng tình tăng lương cho công nhân

cường ngô |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% so với hiện hành, từ ngày 1.7.2022 để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định. Trao đổi với Lao Động, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự đồng tình, bởi điều này giúp cải thiện mức sống của người thu nhập thấp, đặc biệt là khối công nhân lao động cơ bản.

Muốn người lao động gắn bó với doanh nghiệp thì cần sớm tăng lương

PHƯƠNG NGÂN - ANH TÚ |

TPHCM - Tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1.7.2022 là phương án đúng đắn được nhiều người lao động đồng tình, ủng hộ vì đồng lương hiện tại không “đuổi” kịp đà tăng của vật giá.

Tăng lương tối thiểu vùng để bình thường hóa thị trường lao động

Bảo Hân thực hiện |

Tăng lương tối thiểu vùng phản ánh một thông điệp vô cùng quan trọng: Chính phủ cho phép người lao động có một điểm tựa lớn hơn trong thỏa thuận tiền lương với chủ sử dụng lao động. Điều đó giúp người lao động (có vị thế hơn) yên tâm quay trở lại làm việc, thị trường lao động hoạt động bình thường, giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu lao động trong thời điểm hiện nay. Ông Nguyễn Tú Anh - thành viên độc lập của Hội đồng Tiền lương Quốc gia - cho biết như trên khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Những lưu ý về tăng lương tối thiểu vùng bạn nên biết

Minh Huy (T/H) |

Nếu tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%, lương của người lao động tăng lên khoảng 180.000 – 260.000 đồng/tháng.

Người lao động nào sẽ được tăng lương từ 1.7.2022?

ANH THƯ |

Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thông qua phương án tăng lương tối thiểu vùng để báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Tăng lương tối thiểu: Không đủ bù xăng xe nhưng không nên trì hoãn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Với người lao động ở Đà Nẵng, việc tăng lương tối thiểu vùng thời điểm này không đủ bù tiền xăng xe nhưng không thể trì hoãn đến tháng 1.2023.