Cồng chiêng

Những người trẻ giữ lửa cồng chiêng, hồn văn hóa của Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Nhiều năm trời, ông luôn đau đáu khi lớp trẻ không còn để ý tới cồng chiêng, không còn biết chơi cồng chiêng. Suy nghĩ này đã thôi thúc ông cần phải làm một việc gì đó để lưu giữ tiếng cồng chiêng của làng mình.

Mời nghệ nhân cồng chiêng vào trường dạy học sinh biểu diễn

THANH TUẤN |

Gia Lai – Trước nguy cơ mai một và mất dần sự linh thiêng, hồn cốt của văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhiều trường học ở Gia Lai, Kon Tum đã quyết định đưa cồng chiêng vào giảng dạy, lớp học ngoại khoá…

Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình

Diệu Anh |

Khi những bông đào phai đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những khó khăn để tận hưởng không khí mùa Xuân. Lúc này, những tiếng cồng, chiêng quen thuộc lại vang lên khắp các bản Mường.Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình

Đắk Lắk mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Bảo Lâm |

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được một lớp học dạy đánh cồng chiêng cho 30 sinh viên đều là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt nhất là lớp học này có rất nhiều bạn nữ tham gia, điều này đã vượt ra khỏi sự kiêng kỵ của một số dân tộc.

Báu vật thiêng liêng của người Mường

Thanh Tùng |

Cồng chiêng là nhạc cụ, là báu vật thiêng liêng, tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống của người Mường, đây cũng là biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường ở Hòa Bình đã có từ thuở xa xưa.

Buôn làng ở Đắk Lắk vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hiện nay, một số buôn làng ở tỉnh Đắk Lắk đang vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày. Đây là hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ ở các buôn làng.

Nghệ nhân Đắk Nông biểu diễn tinh hoa của buôn làng trên sân khấu quốc tế

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Đoàn nghệ nhân của tỉnh Đắk Nông vừa bước ra khỏi buôn làng, tham gia diễn tấu cồng chiêng và dệt thổ cẩm tại "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai” được tổ chức ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất-UAE. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng, góp phần rất lớn cho việc bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên.

Người dân Đắk Nông bán bò mua... cồng chiêng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trước đây, nhiều gia đình ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) phải bán cồng chiêng để lấy tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, khi đời sống khá lên, bà con buôn làng đã bán bò để mua lại cồng chiêng nhằm bảo tồn văn hóa.

Chiêng quý của buôn làng trước nỗi lo… bị mất trộm

THANH TUẤN |

Theo thống kê, tại các tỉnh Tây Nguyên, có hơn 10.000 bộ cồng chiêng các loại, trong đó, tỉnh Gia Lai chiếm hơn 2/3 số lượng. Thời gian qua, các băng nhóm trộm cắp nhắm đến việc trộm loại tài sản vốn được xem là “linh hồn” của các buôn làng.

Nỗi lo cồng chiêng mai một

Phú Sơn |

Từ nhiều đời nay, cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó có đồng bào K’Ho. Chính vì vậy, già làng K’Mẻo ngày đêm vẫn đau đáu nỗi niềm về nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình đang dần bị mai một.

Lễ hội Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya ở Gia Lai

ĐÌNH VĂN |

Từ ngày 1-3.12, Gia Lai diễn ra lễ hội Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya 2017. Tại đây, khách du lịch sẽ thưởng lãm hoa dã quỳ bung nở vàng rực cả đồi núi. Mang dấu tích của miệng núi lửa hàng triệu năm, Chư Đang Ya được tạo nên bởi dòng nham thạch phun trào, cỏ cây xanh tốt quanh năm.