Nỗi lo cồng chiêng mai một

Phú Sơn |

Từ nhiều đời nay, cồng chiêng là loại nhạc cụ độc đáo, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng núi Tây Nguyên, trong đó có đồng bào K’Ho. Chính vì vậy, già làng K’Mẻo ngày đêm vẫn đau đáu nỗi niềm về nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình đang dần bị mai một.

Già làng K’Mẻo cho biết, những cặp chiêng này chẳng biết có tự bao giờ, chỉ biết đây là vật thiêng được lưu truyền từ đời tổ tiên và cũng từng theo ông suốt những tháng ngày trai trẻ đến tận bây giờ”. Cũng theo già làng, cồng chiêng phát huy vai trò và ý nghĩa là khi biết cách kết hợp theo bộ và chơi vào những dịp quan trọng trong buôn làng.

Tiếp cuộc trò chuyện, già làng K’Mẻo chia sẻ: “Cồng chiêng đối với bọn trẻ bây giờ chỉ là khối sắt chứ với người mình đây là cả tài sản. Trước đây, nhà nào cũng có, ít thì 1 bộ, nhiều thì 3, 4 bộ. Cách đây 6 năm, mình để dành tiền mua cặp chiêng này, nhiều người lúc ấy chẳng còn muốn giữ trong nhà nữa nên bán đi. Mình nhìn mà tiếc lắm nên dành dụm tiền mua, tiếc là không thể mua được nhiều”.

Tại huyện Di Linh, cồng chiêng được dùng trong lễ cúng Mừng lúa mới (Nhô lềr bong), đây là dịp bà con mình tạ ơn Yàng sau một năm làm việc vất vả, thóc lúa đầy kho, dân làng được bình yên.

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc, già làng K’Mẻo và một số hộ trong thôn vẫn dành một khoảnh đất nhỏ trong vườn gần nhà để trồng lúa, hằng năm tổ chức Mừng lúa mới, như một cách để nhớ về nguồn cội. Còn bây giờ, dù không có điều kiện để trồng lúa nhưng những người dân ở đây vẫn tổ chức cúng Mừng lúa mới trên rẫy bắp, rẫy cà phê để tưởng nhớ và cảm ơn Yàng đã cho mùa vụ bội thu.

Nhắc đến cồng chiêng, già làng K’Mẻo ngày đêm đau đáu, không biết người dân mình còn giữ được phong tục ấy đến bao giờ, khi một số nghi lễ ngày càng được tổ chức một cách đơn giản, nhiều lúc chỉ còn là hình thức. Đến khi những người như K’Mẻo không còn, thì liệu còn ai nhớ đến chúng nữa.

“Thanh niên bây giờ hình như tụi nó thích nhạc hiện đại hơn tiếng cồng chiêng. Mình có dạy nó cũng không chịu học, mình buồn lắm. Là văn hóa cha ông thì phải giữ nguyên vẹn, sau này lúc cưới hỏi, cúng mùa thì lấy ai chơi. Mình và trưởng thôn từng vài lần lên kế hoạch để truyền dạy cho lớp trẻ nhưng vẫn chưa thành công”, già làng K’Mẻo nói trong tậm trạng buồn.

Có lẽ đây không chỉ là trăn trở của riêng già làng K’Mẻo mà còn là một trong những thách thức mà thế hệ đi trước người K’Ho đang phải đối mặt.

Phú Sơn
TIN LIÊN QUAN

Lâm Đồng mở các lớp dạy người trẻ đánh cồng chiêng

M.Phạm |

Ngày 27.2, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành quyết định  vào ngày 22.2.2018 về việc phê duyệt đề án: “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc đến năm 2020”.

“Đặc sản” múa của người Cơ Tu sẽ xuất hiện vào mỗi đêm rằm ở Hội An

Phước Bình |

Theo đó, nhiều điệu múa sẽ được chính những người dân tộc thiểu số Cơ Tu biểu diễn lưu động trên các cung đường trong khu phố cổ Hội An vào mỗi dịp đêm rằm...

Báu vật văn hóa Tây Nguyên ngày một vơi dần...

K’ LIỆP |

Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trống da voi, bộ ngà voi, cang tai, bộ trang phục thổ cẩm, nhẫn bạc... có từ hàng trăm năm, gắn với những câu chuyện ly kỳ khác nhau - những hiện vật quý giá của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên đã và đang dần mai một theo thời gian...

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Lâm Đồng mở các lớp dạy người trẻ đánh cồng chiêng

M.Phạm |

Ngày 27.2, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành quyết định  vào ngày 22.2.2018 về việc phê duyệt đề án: “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc đến năm 2020”.

“Đặc sản” múa của người Cơ Tu sẽ xuất hiện vào mỗi đêm rằm ở Hội An

Phước Bình |

Theo đó, nhiều điệu múa sẽ được chính những người dân tộc thiểu số Cơ Tu biểu diễn lưu động trên các cung đường trong khu phố cổ Hội An vào mỗi dịp đêm rằm...

Báu vật văn hóa Tây Nguyên ngày một vơi dần...

K’ LIỆP |

Những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trống da voi, bộ ngà voi, cang tai, bộ trang phục thổ cẩm, nhẫn bạc... có từ hàng trăm năm, gắn với những câu chuyện ly kỳ khác nhau - những hiện vật quý giá của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên đã và đang dần mai một theo thời gian...