Mời nghệ nhân cồng chiêng vào trường dạy học sinh biểu diễn

THANH TUẤN |

Gia Lai – Trước nguy cơ mai một và mất dần sự linh thiêng, hồn cốt của văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhiều trường học ở Gia Lai, Kon Tum đã quyết định đưa cồng chiêng vào giảng dạy, lớp học ngoại khoá…

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào ngày 25.11.2005.

Trong các lễ hội quan trọng của người dân Tây Nguyên như lễ tạ ơn rìu rựa, lễ tắm lúa, lễ cúng bến nước, lễ phơi rẫy, lễ xuống giống… người dân bản địa sử dụng cồng chiêng để thể hiện niềm vui hân hoan cũng như vẻ đẹp linh thiêng, văn hoá đặc sắc.

Học sinh huyện Chư Păh biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội. Ảnh Thanh Tuấn
Học sinh huyện Chư Păh biểu diễn cồng chiêng tại lễ hội. Ảnh: Thanh Tuấn

Tuy nhiên, hiện nay người trẻ, những chủ nhân của di sản văn hoá thường không mấy mặn mà với văn hoá cồng chiêng, cách đánh chiêng, diễn tấu chiêng chưa bài bản, đúng chuẩn với truyền thống cha ông để lại. Có hiện tượng dùng cồng chiêng để múa hát, mua vui cho thực khách ngoài các lễ hội truyền thống…

Lo ngại nét văn hoá bị biến đổi, mai một, nhiều trường học tại các huyện như Đăk Đoa, Ia Pa, huyện Chư Păh, Ia Grai (Gia Lai)… và một số nơi tại tỉnh Kon Tum đã đưa cồng chiêng vào lớp học, giờ học ngoại khoá.

Ông Nguyễn Trọng Vinh - Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Păh cho biết, trường đã mời các nghệ nhân giỏi về truyền dạy và hình thành đội chiêng với các thành viên nòng cốt. Các em tấu diễn cồng chiêng tốt, bài bản sẽ có nhiệm vụ truyền đạt cho những học sinh khóa sau.

“Tiếng cồng chiêng của người Ba Na, Jrai sẽ giúp các em yêu thêm văn hoá bản địa, tự hào và giữ gìn bản sắc vốn có”, thầy Vinh nói. 

Tại lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya mới đây, hàng trăm em học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Chư Păh đã biểu diễn cồng chiêng độc đáo bên mái nhà rông, thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem.

Các bài nhạc như: “Chư Păh chiến thắng”, “Mừng Tây Nguyên vào mùa”, “Mừng lúa mới”… thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và tình người cao nguyên.

Còn tại tỉnh Kon Tum, một số trường học trên địa bàn thành phố cũng mời các nghệ nhân nhiều năm tuổi, có kinh nghiệm về truyền dạy đánh cồng chiêng cho học sinh.

Tiếng cồng chiêng rộn rã, vui tươi, ngân vang giữa các làng bản, thôn xóm có sự khác nhau tạo nên sự đa dạng của văn hoá.

Nghệ nhân có kinh nghiệm dạy sửa chiêng, đánh chiêng, nhịp điệu cho học sinh Kon Tum. Ảnh Thanh Tuấn
Nghệ nhân có kinh nghiệm dạy sửa chiêng, đánh chiêng, nhịp điệu cho học sinh Kon Tum. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Đinh Thế Hùng - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Phùng Khắc Khoan (xã Ia Chim, TP Kon Tum) cho biết, toàn trường có 382 em học sinh, 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số Jrai. Bên cạnh các tiết học văn hoá trên lớp thì nhà trường còn lồng ghép việc dạy cồng chiêng cho các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.

Các em vui say, thoải mái với điệu cồng chiêng sau giờ học. Nhiều em trở thành “nghệ sĩ” nhí thường được mời biển diễn tại các lễ hội văn hoá trên địa bàn.  

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Giữ tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm cho buôn làng

Phan Tuấn |

Bon Pi Nao, ở xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có hơn 95% dân số là đồng bào M’nông. Điều đáng tự hào nhất là nhiều người dân nơi đây đã giữ gìn được tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Đắk Lắk mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Bảo Lâm |

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được một lớp học dạy đánh cồng chiêng cho 30 sinh viên đều là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt nhất là lớp học này có rất nhiều bạn nữ tham gia, điều này đã vượt ra khỏi sự kiêng kỵ của một số dân tộc.

Trưng bày văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại phố biển Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 27.7, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên xưa và nay” tại TP.Vũng Tàu.

NSƯT - ông hoàng cải lương Vũ Linh qua đời

DI PY |

Xác nhận với phóng viên, con gái nuôi cố nghệ sĩ là Bình Tinh cho biết, NSƯT Vũ Linh qua đời ở tuổi 65.

Những lưu ý khi đăng kiểm xe ôtô năm 2023

NHÓM PV |

Đăng kiểm xe ôtô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ôtô. Vậy các quy định liên quan đến đăng kiểm xe ôtô mới nhất được quy định ra sao?

Các tụ điểm giải trí ở Thái Nguyên vẫn công khai kinh doanh bóng cười

NHÓM PV |

Sau khi Báo Lao Động phản về tình trạng kinh doanh, sử dụng bóng cười (khí N2O) tại TP.Thái Nguyên, hiện cơ quan chức năng địa phương mới chỉ đang lên kế hoạch kiểm tra. Trong khi đó, chất gây nghiện này vẫn tiếp tục tràn lan trong các tụ điểm giải trí.

Xu hướng dùng điện mặt trời tại các chung cư

Xuyên Đông |

Thay vì dùng nguồn điện truyền thống, nhiều chung cư đã sử dụng điện mặt trời để sử dụng cho không gian chung.

Bài học sinh tồn từ đàn chó hoang ở Chernobyl

Thanh Hà |

Những con chó đang được các nhà khoa học nghiên cứu dường như là hậu duệ của những thú cưng mà cư dân Chernobyl buộc phải bỏ lại khi sơ tán khỏi khu vực.

Giữ tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm cho buôn làng

Phan Tuấn |

Bon Pi Nao, ở xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có hơn 95% dân số là đồng bào M’nông. Điều đáng tự hào nhất là nhiều người dân nơi đây đã giữ gìn được tiếng cồng chiêng và nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình.

Đắk Lắk mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên

Bảo Lâm |

Lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được một lớp học dạy đánh cồng chiêng cho 30 sinh viên đều là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt nhất là lớp học này có rất nhiều bạn nữ tham gia, điều này đã vượt ra khỏi sự kiêng kỵ của một số dân tộc.

Trưng bày văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại phố biển Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 27.7, Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên xưa và nay” tại TP.Vũng Tàu.