Buôn làng ở Đắk Lắk vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Hiện nay, một số buôn làng ở tỉnh Đắk Lắk đang vang tiếng cồng chiêng mỗi ngày. Đây là hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ ở các buôn làng.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đang phối hợp với Trung tâm hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc tổ chức 3 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng tại 3 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở huyện Krông Ana và Lắk.

Cụ thể, tại huyện Lắk, lớp truyền dạy đánh cồng chiêng được tổ chức tại buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi cho 20 học viên người dân tộc M'nông ở độ tuổi từ 15-25.

Tại huyện Krông Ana có 2 lớp dạy đánh cồng chiêng. Trong đó, lớp truyền dạy đánh chiêng Jhô của người Ê đê Bih buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp dành cho 20 bé gái độ tuổi từ 6-12 tuổi. Còn lớp truyền dạy đánh cồng chiêng tại xã Drai Sáp dành cho 21 học viên nam, nữ độ tuổi từ 20-40 tuổi.

Theo Ban tổ chức, các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng diễn ra sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2 tháng. Trong thời gian theo học, các học viên được học cách diễn tấu các bài chiêng cơ bản. Những người trực tiếp giảng dạy là các nghệ "cây nhà lá vườn", am hiểu nghệ thuật cồng chiêng tại địa phương.

Mục tiêu của các lớp truyền dạy cồng chiêng nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả phương án bảo tồn và phát triển văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trong tình hình hiện nay.

Ngoài ra, các lớp học cũng tạo điều kiện cho đội ngũ nghệ nhân cồng chiêng, các bạn trẻ có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao dồi đổi kỹ năng. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng văn hoá cồng chiêng ở cho các địa phương.

Em H’Doanh Êban, một học viên ở thị trấn Buôn Trấp chia sẻ: “Ngay từ nhỏ, nhìn các nghệ nhân đánh cồng chiêng trong các lễ hội, em thích lắm và cao ước có ngày mình sẽ đánh được những bài chiêng truyền thống của dân tộc. Vì vậy, khi cơ quan chức năng tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng ở buôn làng em và các bạn đều rất vui vẻ và hăng hái tham gia. Đây là dịp để em và các bạn có thêm nhiều hiểu biết về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình”.

Theo ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại năm 2005.

Thời gian quan, đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản cồng chiêng. Trong đó, đơn vị đã chủ động phối hợp với các địa phương mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, cấp phát chiêng và trang phục truyền thống của các dân tộc tại chỗ cho các buôn làng.

Đặc biệt, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên quan mời nguồn lực hỗ trợ, tài trợ để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Văn hóa cồng chiêng phải có không gian đúng mới sinh tồn, phát triển được

Thanh Hải |

Đắk Lắk - Đắk Lắk sẽ chi hơn 20 tỉ đồng để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, giai đoạn 2022-2025. Đó là một chủ trương thể hiện sự quan tâm, đầu tư quan trọng cho văn hóa, nhưng để bảo tồn, phát triển văn hóa cồng chiêng không phải cứ chi nhiều tiền là đủ...

Người dân Đắk Nông bán bò mua... cồng chiêng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trước đây, nhiều gia đình ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) phải bán cồng chiêng để lấy tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, khi đời sống khá lên, bà con buôn làng đã bán bò để mua lại cồng chiêng nhằm bảo tồn văn hóa.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Văn hóa cồng chiêng phải có không gian đúng mới sinh tồn, phát triển được

Thanh Hải |

Đắk Lắk - Đắk Lắk sẽ chi hơn 20 tỉ đồng để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, giai đoạn 2022-2025. Đó là một chủ trương thể hiện sự quan tâm, đầu tư quan trọng cho văn hóa, nhưng để bảo tồn, phát triển văn hóa cồng chiêng không phải cứ chi nhiều tiền là đủ...

Người dân Đắk Nông bán bò mua... cồng chiêng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trước đây, nhiều gia đình ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) phải bán cồng chiêng để lấy tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, khi đời sống khá lên, bà con buôn làng đã bán bò để mua lại cồng chiêng nhằm bảo tồn văn hóa.