Người dân Đắk Nông bán bò mua... cồng chiêng

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Trước đây, nhiều gia đình ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) phải bán cồng chiêng để lấy tiền trang trải cuộc sống. Thế nhưng, khi đời sống khá lên, bà con buôn làng đã bán bò để mua lại cồng chiêng nhằm bảo tồn văn hóa.

Trăn trở giữ gìn văn hóa truyền thống

Từ năm 2012, huyện Tuy Đức tổ chức các lớp dạy đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Thế nhưng, lúc này bà con trong bon làng phải mượn chiêng ở các bon khác để về học. Áy náy về việc này, ông Điểu M’rớt là người đầu tiên ở bon Bu N’drung đã nung nấu ý định mua chiêng để giúp bà con giữ  gìn văn hóa cồng chiêng của người M’nông.

Sau khi bàn bạc với gia đình, ông Điểu M’rớt đã quyết định bán bớt 1 con bò đực lớn và mua được 6 chiếc chiêng có tên Meprak với giá gần 20 triệu đồng. Không chỉ có mua sắm cồng chiêng, ông Điểu M’rớt còn đến từng nhà vận động bà con tập trung về nhà văn hóa cộng đồng bon học đánh chiêng, múa hát truyền thống.

Theo ông Điểu M’rớt, đàn ông thì tham gia đánh chiêng, phụ nữ múa xoang, đây là nét văn hóa nhiều đời nay của bon làng. Thời gian qua, ông Điểu M’rớt là "nhạc trưởng" trong việc hướng dẫn từng bài chiêng truyền thống cho thế hệ người dân nơi đây. Đặc biệt, ông Điểu M’rớt còn thành lập đội chiêng để biểu diễn mỗi khi trong bon làng có sự kiện trọng đại.

Ông Điểu M’rớt cho biết: “Mượn cồng chiêng một vài lần còn được, chứ hết lần này qua lần khác xấu hổ lắm. Hơn nữa đây là văn hóa truyền thống nhiều đời nay, mình không lưu giữ sẽ cảm thấy có lỗi với tổ tiên. Do đó, gia đình tôi quyết định bán bò mua chiêng để lưu giữ giá trị tinh thần cho các thế hệ sau con cháu sau này”.

Tương tự, gia đình ông Điểu Khôn ở bon Phi Lơ te 1, xã Đắk Ngo đang cất giữ cẩn thận 2 bộ chiêng. Mỗi khi bon làng có việc gì quan trọng, ông đều mang 2 bộ chiêng này ra cho mượn để diễn tấu.

Theo ông Điểu Khôn, bộ chiêng của gia đình ông có nhiều người trả giá rất cao. Nhiều lúc gia đình khó khăn, rất cần tiền, nhưng ông chấp nhận đi vay mượn để xoay xở chứ không bao giờ bán chiêng.

"Bộ chiêng này là của cha ông để lại cho con cháu, đây là của để dành, để kỷ niệm, lưu giữ chứ không phải bán" - Điểu Khôn khẳng định.

Người dân ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức lưu giữ cồng chiêng. Ảnh: Phan Tuấn
Người dân ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức lưu giữ cồng chiêng. Ảnh: Phan Tuấn

Quan tâm bảo tồn văn hóa

Ông Nguyễn Trung Thành - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tuy Đức - cho biết, hiện nay, địa phương có 23 dân tộc anh em (chiếm 38,41%) cùng nhau sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm 18,2% dân số.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Tuy Đức có 61 bộ chiêng; 7 đội nghệ nhân đánh chiêng cấp huyện,  xã; 1 nghệ nhân chỉnh chiêng; 24 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng; 72 nghệ nhân diễn tấu công chiêng...

Theo ông Thành, những năm qua, huyện Tuy Đức quan tâm thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ”. Qua đó, nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện được khôi phục.

Từ năm 2009 đến nay, huyện đã tổ chức và khôi phục một số nghi lễ và các lớp học như: Lễ mừng mùa, lễ phát rẫy, lễ sum họp cộng đồng, lễ căm nêu cúng lúa, lễ cúng mưa đầu mùa, tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng, chế tác nhạc cụ, hát dân ca, làm cây nêu và đan lát... Tổng số học viên tham gia các lớp học hơn 220 người.

Hiện nay, ở những bon làng đã có các đội cồng chiêng, các nghệ nhân, nhất là những nghệ nhân giàu kinh nghiệm và uy tín là người trực tiếp truyền dạy cho lớp trẻ. Ngày qua ngày, bà con đồng bào, đặc biệt là thế hệ trẻ đã từng bước nhận thức được trách nhiệm gìn giữ,  phát huy văn hóa cồng chiêng.

Phấn khởi nhất phải kể đến một số bon làng, bà con vẫn duy trì việc tổ chức đánh chiêng khi có dịp như mừng nhà mới, cơm mới, trong các dịp lễ lớn, tiêu biểu như bon Điêng Đu (xã Đắk Ngo), bon Bu Kóh (xã Đắk R’tíh), bon Ja Lú A (xã Quảng Tân)...

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hạt trưởng Kiểm lâm "gác chân lên bàn làm việc" ở Đắk Nông xin từ chức

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Ông Lê Văn Tường, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông) vừa viết đơn xin từ chức. Trước đó, ông Tường đã bị kỷ luật cảnh cáo vì có nhiều vi phạm trong thực thi công vụ, để mất đoàn kết bộ nội bộ kéo dài...

Doanh nghiệp Đắk Nông xoay xở thưởng tết

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Tết Nguyên đán 2022 đang cận kề, đây cũng là lúc người lao động, doanh nghiệp đều nghĩ về chuyện thưởng tết. Thế nhưng, sau một năm gặp nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19, việc thưởng tết ở các doanh nghiệp cũng đang hết sức mông lung.

"Cà phê tặc" sẽ không còn đất sống tại Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Cà phê là tài sản quý giá nhất của người nông dân Đắk Nông sau một mùa vụ vất vả, khổ cực. Thế nhưng, hạt cà phê lúc này lại đang nằm ở ngoài vườn, rẫy, không có người trông coi, bảo vệ. Thấu hiểu được điều này, các cấp chính quyền địa phương đã và đang triển khai lực lượng, ngày đêm canh gác, bảo vệ tài sản cho người dân để có một mùa vụ được trọn vẹn.

Rà soát việc giáo viên ở Đắk Nông bị "mắc nợ"... hơn 5,5 tỉ đồng

BẢO LÂM |

Đắk Nông - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận về thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học thuộc Thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông). Trước đó, Báo Lao Động đã có nhiều bài viết liên quan đến việc hơn 700 giáo viên ở Thành phố Gia Nghĩa bỗng dưng "mắc nợ" số tiền hơn 5,5 tỉ đồng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Hạt trưởng Kiểm lâm "gác chân lên bàn làm việc" ở Đắk Nông xin từ chức

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Ông Lê Văn Tường, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông) vừa viết đơn xin từ chức. Trước đó, ông Tường đã bị kỷ luật cảnh cáo vì có nhiều vi phạm trong thực thi công vụ, để mất đoàn kết bộ nội bộ kéo dài...

Doanh nghiệp Đắk Nông xoay xở thưởng tết

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Tết Nguyên đán 2022 đang cận kề, đây cũng là lúc người lao động, doanh nghiệp đều nghĩ về chuyện thưởng tết. Thế nhưng, sau một năm gặp nhiều khó khăn bởi dịch COVID-19, việc thưởng tết ở các doanh nghiệp cũng đang hết sức mông lung.

"Cà phê tặc" sẽ không còn đất sống tại Đắk Nông

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Cà phê là tài sản quý giá nhất của người nông dân Đắk Nông sau một mùa vụ vất vả, khổ cực. Thế nhưng, hạt cà phê lúc này lại đang nằm ở ngoài vườn, rẫy, không có người trông coi, bảo vệ. Thấu hiểu được điều này, các cấp chính quyền địa phương đã và đang triển khai lực lượng, ngày đêm canh gác, bảo vệ tài sản cho người dân để có một mùa vụ được trọn vẹn.

Rà soát việc giáo viên ở Đắk Nông bị "mắc nợ"... hơn 5,5 tỉ đồng

BẢO LÂM |

Đắk Nông - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận về thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học thuộc Thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông). Trước đó, Báo Lao Động đã có nhiều bài viết liên quan đến việc hơn 700 giáo viên ở Thành phố Gia Nghĩa bỗng dưng "mắc nợ" số tiền hơn 5,5 tỉ đồng.