Những người trẻ giữ lửa cồng chiêng, hồn văn hóa của Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Nhiều năm trời, ông luôn đau đáu khi lớp trẻ không còn để ý tới cồng chiêng, không còn biết chơi cồng chiêng. Suy nghĩ này đã thôi thúc ông cần phải làm một việc gì đó để lưu giữ tiếng cồng chiêng của làng mình.

Nhiều năm qua, những người nghệ nhân làng O (xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) luôn say sưa truyền dạy cồng chiêng cho trẻ em trong làng. Đây là lớp truyền dạy cồng chiêng miễn phí với mong muốn các thế hệ trẻ trong làng sẽ phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống.

Ông A Lưng (58 tuổi) là đội trưởng đội cồng chiêng làng O, chịu trách nhiệm dẫn dắt, truyền dạy, vận động thanh thiếu niên trong làng học đánh cồng chiêng.

Biết đánh chiêng từ năm 10 tuổi, cứ thế, tình yêu với cái cồng, cái chiêng lớn lên trong ông từng ngày. Phải thật kiên trì và tâm huyết mới đủ kiên nhẫn truyền dạy cồng chiêng, phần vì thời gian rỗi không nhiều, phần vì từng âm sắc, nhịp điệu cồng chiêng rất đa dạng, đòi hỏi các em phải thật tập trung, yêu thích.

“Cách đây 10 năm, để mở lớp dạy đánh cồng chiêng, tôi quyết định bỏ việc rẫy một hôm đến nhiều gia đình học sinh trong làng để vận động tham gia học cồng chiêng miễn phí. Thời gian đầu, nhiều em vẫn không mặn mà với việc học đánh chiêng, tuy nhiên tôi không bỏ cuộc, miệt mài đến từng nhà để vận động”- ông A Lưng tâm sự.

Đến nay, sau nhiều năm tự mở lớp đào tạo cồng chiêng miễn phí cho các bạn trẻ trong làng, đội cồng chiêng của làng có 40 thành viên cố định với đủ mọi lứa tuổi, hoạt động của đội cồng chiêng ngày càng chuyên nghiệp. Hiện lớp truyền dạy cồng chiêng có hơn 20 thành viên từ 10-15 tuổi tham gia, lớp được tổ chức vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tại nhà rông của làng.

Giữ lửa cồng chiêng bằng cách vận động, mở các lớp học miễn phí cho thế hệ trẻ của làng. Ảnh: Thanh Tuấn
Giữ lửa cồng chiêng bằng cách vận động, mở các lớp học miễn phí cho thế hệ trẻ của làng. Ảnh: Thanh Tuấn

Em A Chân (11 tuổi) là một trong những thành viên được ông A Lưng đánh giá cao. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng khả năng thẩm thấu và nhớ bài của em rất tốt, em còn rất chịu khó, siêng năng tập luyện nên tiến bộ rất nhanh.

Tương tự, vào chiều thứ 7 hàng tuần, em A Minh (15 tuổi) lại đạp xe đến nhà rông của làng để học đánh cồng chiêng. “Khi cầm đến chiếc chiêng, tập chơi chiêng thì em đã bị cuốn hút và đam mê ngay. Vì vậy, suốt thời gian học, em ít nghỉ học và mong muốn được học được nhiều bài chiêng từ các nghệ nhân”- A Minh cho hay.

Nhờ những lớp dạy miễn phí, ngôi làng có hơn 90% người biết đánh cồng chiêng, múa xoang. Ông A Tớ - Trưởng thôn làng O cho biết: “Người dân làng O làm rất tốt công tác giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng. Đa phần bà con đều biết đánh cồng chiêng. Làng có 22 bộ cồng chiêng với 1 đội chiêng được duy trì”.

Theo ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND xã Ya Xiêr, đội cồng chiêng làng O không chỉ tham gia biểu diễn tại các làng, xã mà còn tham gia các cuộc thi cấp huyện, tỉnh. Đặc biệt, các thành viên trẻ là thế hệ được kỳ vọng sẽ nối tiếp các thế hệ cha ông tiếp tục gìn giữ văn hóa cồng chiêng trên địa bàn.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Cồng chiêng Tây Nguyên như máu, như tâm hồn

Mai Hương |

Bộ phim “Thanh âm đại ngàn” của đạo diễn Nguyễn Quang Quyết do Điện ảnh Quân đội Nhân dân sản xuất đi sâu phản ánh người lính trên con đường bảo tồn văn hóa cồng chiêng - một nét đẹp của nền văn hóa. Người lính trong phim không chỉ mạnh mẽ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, mà còn hòa nhịp cùng người dân Tây Nguyên phục hồi di sản văn hóa cồng chiêng.

Phim về người lính gìn giữ cồng chiêng vào vòng chung khảo Liên hoan phim Việt Nam

Mai Hương |

Bộ phim về hành trình gìn giữ "thanh âm đại ngàn" của những người lính và đồng bào Tây Nguyên lọt vào vòng chung khảo Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII.

Thế hệ trẻ chung sức giữ gìn, bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một bộ phận các bạn trẻ có niềm đam mê, tình yêu với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang chung sức với cộng đồng bảo vệ, gìn giữ kiệt tác phi vật thể nhân loại này.

Nữ diễn viên Việt từng đóng phim Hollywood tỏa sáng ở “Mai” của Trấn Thành

Mi Lan |

Không phải Tuấn Trần, 2 nữ diễn viên Phương Anh Đào và Hồng Đào mới là những điểm sáng lớn nhất về diễn xuất trong phim “Mai”.

2 vợ chồng bị đuối nước khi bơi thuyền ra sông để chụp ảnh ở Thanh Hoá

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhóm 8 người chèo thuyền ra khu vực lòng hồ thủy điện để chụp ảnh thì không may bị lật thuyền, hậu quả khiến 2 vợ chồng bị đuối nước thương tâm.

Đầu năm mới cùng ngư dân Thái Bình vươn khơi săn lộc biển

TRUNG DU |

Thái Bình - Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, giá cá khoai lưới tăng cao ở mức 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg. Phóng viên Lao Động đã có chuyến ra khơi đầu năm cùng ngư dân ở huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đi săn loài cá được gọi là lộc biển này.

Chủ đầu tư nợ hàng chục tỉ đồng, KCN Mỹ Xuân A2 bị giảm 50% áp lực nước

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đơn vị cấp nước đã thực hiện giảm 50% áp lực nước vào Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 do chủ đầu tư nợ hàng chục tỉ đồng tiền nước chưa thanh toán.

Món quà độc lạ thầy cô lì xì cho học sinh ngày đầu trở lại trường

Tường Vân - Trà My |

Để buổi học đầu tiên của năm mới thật vui vẻ, nhiều giáo viên đã tự tay chuẩn bị những món quà sáng tạo, đẹp cả hình thức lẫn nội dung tặng cho học sinh.

Cồng chiêng Tây Nguyên như máu, như tâm hồn

Mai Hương |

Bộ phim “Thanh âm đại ngàn” của đạo diễn Nguyễn Quang Quyết do Điện ảnh Quân đội Nhân dân sản xuất đi sâu phản ánh người lính trên con đường bảo tồn văn hóa cồng chiêng - một nét đẹp của nền văn hóa. Người lính trong phim không chỉ mạnh mẽ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, mà còn hòa nhịp cùng người dân Tây Nguyên phục hồi di sản văn hóa cồng chiêng.

Phim về người lính gìn giữ cồng chiêng vào vòng chung khảo Liên hoan phim Việt Nam

Mai Hương |

Bộ phim về hành trình gìn giữ "thanh âm đại ngàn" của những người lính và đồng bào Tây Nguyên lọt vào vòng chung khảo Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII.

Thế hệ trẻ chung sức giữ gìn, bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một bộ phận các bạn trẻ có niềm đam mê, tình yêu với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang chung sức với cộng đồng bảo vệ, gìn giữ kiệt tác phi vật thể nhân loại này.