Danh dự của Thủ đô

Đào Tuấn |

Thành công của dự án vành đai 4 trị giá 85.000 tỉ sẽ là “danh dự của Thành phố”- lời Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Có điều, để yêu cầu của Bí thư thành hiện thực thì Thủ đô cần sự đột phá thực sự, bứt phá gấp nhiều lần so với triển khai các dự án hiện nay. Còn cứ cái kiểu tốc độ rùa bò với vô số dự án, đại dự án đang lê lết chậm tiến độ thì e rằng yêu cầu rất đúng, trất trúng của Bí thư khó thành hiện thực.

Có một câu đố vui: Con đường duy nhất không một ai bị lỗi tốc độ là đường nào? Không cần phải suy nghĩ đâu: Đó là đường vành đai 3. Cầu Thanh Trì, giờ được gọi lái là cầu Kiên Trì rồi. Còn đường vành đai 3: Cứ thử tưởng tượng trong nắng nóng hầm hập 40-42 độ mà người xe xếp hình, nhúc nhích cũng không nổi. Có thời điểm 4-5 vụ va chạm. Có ngày, ùn tắc tính bằng cả chục km, bằng 4-5 tiếng đồng hồ.

Cái biển giới hạn 80km/h thật sự hài hước khi tốc độ lưu thông trung bình ở đây chỉ 25-30km/h. Còn thường xuyên là 4-5km/h, hoặc mất 4-5h để đi được… 1km.

Năm 2020, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông-Sở GTVT Hà Nội đã thử đếm xe, đoạn từ cầu Dậu đến cầu Mai Dịch và ngược lại. Kết quả là mỗi giờ có khoảng gần 5.000 xe qua lại. Một lưu lượng gấp 250% lưu lượng thiết kế.

Mỗi dịp lễ, Tết thì đúng là ác mộng thủ đô: Từ 4h chiều hôm trước đến 4h sáng hôm sau để tẩu thoát thành công đoạn đường có khi chỉ… 4km.

Vành đai 4, trị giá 85.000 tỉ đồng vừa được Quốc hội thông qua chính là lối thoát duy nhất.

Đặt quyết tâm hoàn thành vành đai 4 đúng tiến độ, kể cả “vừa chạy vừa xếp hàng; nhắc đến hai chữ “danh dự”, đến “thước đo năng lực cán bộ”- phải nói, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng đã đặt vấn đề đúng vào nỗi bức xúc khốn khổ của người dân hàng ngày phải qua lại trên con đường đau khổ này.

Nhưng nếu nói đến tiến độ, Thủ đô chắc phải cần thêm rất nhiều... danh dự.

Đấy! Trong khi Thủ đô lâu lâu lại ngập trong rác thải thì Dự án Nhà máy xử lý rác thải nhiệt phân plasma ở Đông Anh trị giá 768 tỉ đồng sau 11 năm vẫn um tùm cỏ mọc.

Đấy! Trong khi dân thủ đô trở thành ngư dân với những “cảng nước sâu”, trong khi giao thông đường bộ thành... đường thuỷ vì... mưa thì chẳng hạn Cụm công trình đầu mối Liên Mạc trị giá 3.600 tỉ đồng giờ vẫn tình trạng bãi đất hoang.

Còn Dự án đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội) sau 10 năm vẫn chưa xong mặt bằng. Và dù tổng mức đầu tư được “điều chỉnh” tăng thêm hơn 4.900 tỉ đồng để vọt lên đến 34.532 tỉ đồng, nhưng tiến độ thì lại vừa xin điều chỉnh đến năm... 2029.

Nếu việc hoàn thành các dự án đúng hạn là “thước đo năng lực cán bộ”- thì với các dự án đang triển khai hiện nay chắc nó là một số âm, âm rất sâu.

Bởi vậy để yêu cầu của Bí thư thành uỷ là đường vành đai 4 phải là “danh dự của Thành phố” thì những người được giao nhiệm vụ phải xắn tay ngay vào việc từ hôm nay, ngay lúc này với một "danh dự thực sự" chứ không chỉ là quyết tâm trên giấy.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Những dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ ở Hà Nội

Phương Thảo (T/H) |

Hà Nội - Dự án đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội), cầu vượt tại nút giao An Dương, cầu vượt chữ C ở nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch là 3 trong số các dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô có tỉ lệ giải ngân thấp và chậm tiến độ thi công so với kế hoạch ban đầu.

Dự án mở rộng đường Âu Cơ: Chậm tiến độ, vắng bóng công nhân

Nguyễn Long |

Hà Nội - Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm được khởi công từ tháng 12.2019, dự kiến hoàn thành trong năm 2020 với mức đầu tư 815 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn còn ngổn ngang, chậm tiến độ, vật liệu xây dựng có dấu hiệu hoen rỉ, xuống cấp và không còn thấy bóng dáng của công nhân thi công.

Chậm tiến độ ở hơn 1.000 dự án: Phải gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn |

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng là một bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đặt ra bài toán phải có một hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.

Ô nhiễm mặt biển chợ cá Hạ Long 1: Ai dám chèo kayak, ăn hải sản

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chợ cá Hạ Long 1 từ lâu luôn là một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, mua sắm và theo quy hoạch, sẽ là một phần của dự án tuyến phố đi bộ, phố đêm dưới chân núi Bài Thơ với nhiều hoạt động đặc sắc. Tuy nhiên, ô nhiễm mặt nước biển tại khu vực này đã ở mức báo động từ lâu nhưng vẫn chưa có lời giải.

Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỉ lệ tử vong.

Những lưu ý khi đăng kiểm xe ôtô năm 2023

NHÓM PV |

Đăng kiểm xe ôtô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ôtô. Vậy các quy định liên quan đến đăng kiểm xe ôtô mới nhất được quy định ra sao?

U20 Việt Nam và niềm tin về vé dự U20 World Cup

NGUYỄN ĐĂNG |

Màn trình diễn mà U20 Việt Nam đang thể hiện tại Giải U20 Châu Á 2023 có những nét tương đồng so với thế hệ đã giành vé dự FIFA U20 World Cup cách đây 6 năm.

Các tụ điểm giải trí ở Thái Nguyên vẫn công khai kinh doanh bóng cười

NHÓM PV |

Sau khi Báo Lao Động phản về tình trạng kinh doanh, sử dụng bóng cười (khí N2O) tại TP.Thái Nguyên, hiện cơ quan chức năng địa phương mới chỉ đang lên kế hoạch kiểm tra. Trong khi đó, chất gây nghiện này vẫn tiếp tục tràn lan trong các tụ điểm giải trí.

Những dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ ở Hà Nội

Phương Thảo (T/H) |

Hà Nội - Dự án đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội), cầu vượt tại nút giao An Dương, cầu vượt chữ C ở nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch là 3 trong số các dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô có tỉ lệ giải ngân thấp và chậm tiến độ thi công so với kế hoạch ban đầu.

Dự án mở rộng đường Âu Cơ: Chậm tiến độ, vắng bóng công nhân

Nguyễn Long |

Hà Nội - Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm được khởi công từ tháng 12.2019, dự kiến hoàn thành trong năm 2020 với mức đầu tư 815 tỉ đồng. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn còn ngổn ngang, chậm tiến độ, vật liệu xây dựng có dấu hiệu hoen rỉ, xuống cấp và không còn thấy bóng dáng của công nhân thi công.

Chậm tiến độ ở hơn 1.000 dự án: Phải gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn |

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng là một bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đặt ra bài toán phải có một hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.