Hà Nội: Toàn cảnh cụm công trình đầu mối Liên Mạc đang bị "treo" nhiều năm.

Thế Kỷ |

Hà Nội - Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giai đoạn I) dự kiến được thi công hoàn thành từ năm 2018 - 2020. Tuy nhiên sau nhiều năm, đến nay dự án vẫn "dậm chân tại chỗ".

 
Dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỉ đồng, có công suất 170 m3/giây (gần gấp đôi trạm bơm Yên Sở) bơm nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng, giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận. Trong ảnh là khu vực dự kiến xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc.
 
Dự án dự kiến được thi công hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, tuy nhiên đến nay khu vực dự kiến xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc vẫn không có sự thay đổi nào.
 
Vị trí dự kiến xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc vẫn là bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm.
 
Ngay bên cạnh khu vực dự kiến xây cụm công trình đầu mối Liên Mạc là Cảng Liên Mạc.
 
Trong cụm công trình đầu mối Liên Mạc có nhiều hạng mục công trình liên quan khác như cống Liên Mạc 1, cống Liên Mạc 2, đây là những cống đầu mối lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ của hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.
 
Cống Liên Mạc 1 đã được xây dựng từ năm 1937 và đưa vào sử dụng năm 1941. Đến nay công trình này cũng đang xuống cấp, hàng ngày có cả nghìn lượt xe qua lại bên trên.
 
Trong dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc sẽ có trạm bơm Liên mạc công suất 70m3/s xây dựng cạnh cống lấy nước Liên Mạc với các hạng mục: Nhà máy, bể xả, bể hút, cống xả qua đê, kênh dẫn xả ra sông Nhuệ.
 
 
Trạm bơm Thụy Phương ( nằm cạnh cống Liên Mạc 1) cũng là một trong các công trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho thành phố Hà Nội vào mùa thoát lũ, điều tiết nước nông nghiệp cho hạ nguồn sông Nhuệ. Sau nhiều năm hoạt động, công trình đã có dấu hiệu xuống cấp.
 
Cách cống Liên Mạc 1 khoảng 1km, cống Liên Mạc 2 cũng là công trình trọng điểm có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho thành phố Hà Nội vào mùa thoát lũ, điều tiết nước nông nghiệp cho hạ nguồn sông Nhuệ.
 
Được xây dựng vào tháng 6.2000, cống Liên Mạc 2 hiện vừa làm nhiệm vụ điều tiết nước, vừa "cõng trên lưng" cả nghìn lượt phương tiện đi qua mỗi ngày. Hiện đã có các biển hạn chế tải trọng đối với xe đi qua cầu cống.
 
Mới đây trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Chủ đầu tư dự án trạm bơm Liên Mạc) cho hay, dự án được lập năm 2013 và có chủ trương đầu tư theo hình thức BT (BT hay còn được gọi đơn giản là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng - PV). Tuy nhiên sau đó hình thức đầu tư BT bị dừng nên hiện nay chủ đầu tư và thành phố đang tìm nguồn vốn thay thế. Đây là nguyên nhân dẫn đến dự án chưa thể triển khai.
Thế Kỷ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội ngập, trạm bơm tiêu Yên Nghĩa "khát nước" vì... thiếu hồ điều hoà

NHÓM PV |

Tại khu vực Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, hạng mục hồ điều hoà không được xây dựng, phần nào khiến lượng nước đổ về đây khi Hà Nội mưa ngập chỉ đáp ứng từ 20-30% công suất. Ngoài ra, việc hệ thống kênh dẫn nước La Khê đang thi công dang dở cũng khiến dòng chảy về trạm bơm bị hạn chế.

Công ty Thoát nước lý giải việc Hà Nội ngập nhưng sông không có nước

Cát Tường - Tô Thế |

Theo ông Bùi Ngọc Uyên, Phó Trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, các hệ thống thoát nước do đơn vị quản lý đều được kiểm tra, kiếm soát, nạo vét thường xuyên. Việc thoát nước trong các đợt mưa lớn cũng cần thời gian để nước tiêu thoát ra các sông, kênh, trạm bơm...

Chuyên gia đánh giá việc dùng ruộng, sân vận động, xây bể ngầm chống ngập

Cát Tường - Tô Thế |

Theo một số chuyên gia, việc xây dựng bể chứa ngầm là vấn đề thiết yếu. Ngoài công dụng chống ngập úng lúc mưa, bể ngầm còn tích trữ nước lúc hạn hán rất cần xem xét đưa vào thực hiện..

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Hà Nội ngập, trạm bơm tiêu Yên Nghĩa "khát nước" vì... thiếu hồ điều hoà

NHÓM PV |

Tại khu vực Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, hạng mục hồ điều hoà không được xây dựng, phần nào khiến lượng nước đổ về đây khi Hà Nội mưa ngập chỉ đáp ứng từ 20-30% công suất. Ngoài ra, việc hệ thống kênh dẫn nước La Khê đang thi công dang dở cũng khiến dòng chảy về trạm bơm bị hạn chế.

Công ty Thoát nước lý giải việc Hà Nội ngập nhưng sông không có nước

Cát Tường - Tô Thế |

Theo ông Bùi Ngọc Uyên, Phó Trưởng phòng Đối ngoại Truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, các hệ thống thoát nước do đơn vị quản lý đều được kiểm tra, kiếm soát, nạo vét thường xuyên. Việc thoát nước trong các đợt mưa lớn cũng cần thời gian để nước tiêu thoát ra các sông, kênh, trạm bơm...

Chuyên gia đánh giá việc dùng ruộng, sân vận động, xây bể ngầm chống ngập

Cát Tường - Tô Thế |

Theo một số chuyên gia, việc xây dựng bể chứa ngầm là vấn đề thiết yếu. Ngoài công dụng chống ngập úng lúc mưa, bể ngầm còn tích trữ nước lúc hạn hán rất cần xem xét đưa vào thực hiện..