Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỉ lệ tử vong.

Sử dụng đồ uống có đường tăng gấp 10 lần sau 20 năm

Đồ uống có đường bao gồm nước ngọt có ga hoặc không có ga, cà phê hòa tan, trà hòa tan, nước có pha chế hương liệu, sữa pha chế hương liệu, nước uống thể thao tăng lực.

Nếu như năm 2002, trung bình mỗi người ở nước ta chỉ dùng 6,04 lít/năm đồ uống có đường thì năm 2021 đã tăng lên 55,78 lít/năm. Con số này cho thấy chỉ sau gần 20 năm, sử dụng đồ uống có đường ở nước ta đã tăng gần 10 lần.

Cùng đó tại Việt Nam, hiện trung bình một người Việt tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa là 50g một ngày và cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ mỗi ngày và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g một ngày theo khuyến cáo của WHO.

ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam cho hay, tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no. Đồ uống có đường gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ như thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá, hệ xương răng, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, ung thư...

Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc mới nhất (2017-2020) do Bộ Y tế công bố năm 2021 cho thấy tỉ lệ thừa cân và béo phì tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua, từ 8.5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020 và trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thống kê của Bộ Y tế, riêng năm 2020, tỉ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Trước đó, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đã công bố tỉ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP.HCM đã vượt 50%, tại Hà Nội vượt 41%.

Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trong một phân tích gộp kết quả từ 88 nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng nước ngọt với việc tăng năng lượng và trọng lượng cơ thể.

Các nghiên cứu ở trẻ em và người lớn đã chỉ ra rằng, ở những người thừa cân việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng cho hay, không chỉ gây thừa cân, béo phì, đồ uống có đường còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá như: bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, gút, có liên quan đến giảm khả năng sinh sản…

Đồng thời, đồ uống có đường cũng là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về răng. Nghiên cứu về tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam tại 17 tỉnh cho thấy: 20,9% trẻ từ 6-8 tuổi; 43,7% trẻ từ 12-14 tuổi; 36,3% trẻ 15-17 tuổi và 34,4% trẻ 9-11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.

Nguy cơ sâu răng ở trẻ em sẽ tăng 22% nếu trẻ tiêu thụ đồ uống có đường hàng ngày cùng đó, tiêu thụ nước ngọt có liên quan đến gia tăng khoảng 2,4 lần xói mòn răng bởi độ pH thấp và lượng đường cao.

Nhằm hạn chế tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì, PGS.TS Trương Tuyết Mai khuyến cáo trẻ em từ 2-18 tuổi, hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25g mỗi ngày và chỉ giới hạn không quá 235 ml đồ uống có đường mỗi tuần.

Theo khuyến cáo của WHO lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khoẻ tương đương dưới 25-50g đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12-25g đường mỗi ngày với trẻ em.

Đặc biệt, PGS.TS Trương Tuyết Mai cũng nhấn mạnh trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Các sản phẩm được Bộ Tài chính lấy ý kiến áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt là nước uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trò chơi trực tuyến (game online)…

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bộ Y tế: Nguy cơ cúm gia cầm xâm nhập rất lớn

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Nam bệnh nhân phải cắt cụt 2 cẳng chân do biến chứng đái tháo đường

Lệ Hà |

Người bệnh đái tháo đường dễ mắc các bệnh về chân do tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, khiến không cảm thấy đau ở chân và dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Bộ Y tế: Giá thuốc ung thư tại Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế giá thuốc biệt dược gốc tại Việt Nam thuộc vào hàng thấp nhất ASEAN ở hầu hết các nhóm thuốc điều trị chính, như nhóm thuốc Tim mạch thấp hơn Malaysia 12%; thấp hơn Thái Lan 146%; thấp hơn Indonesia 90%, thấp hơn Philippines 52%; Nhóm thuốc điều trị Ung thư thấp hơn Thái Lan 76%; thấp hơn Indonesia 51%, thấp hơn Philippines 50%...

U20 Việt Nam dừng bước tại giải U20 Châu Á 2023

NHÓM PV |

U20 Việt Nam chính thức dừng chân tại vòng bảng U20 Châu Á 2023 sau khi để thua 1-3 trước U20 Iran ở lượt trận cuối.

Nghi phạm cuối cùng trong vụ cướp ngân hàng ở TPHCM ra đầu thú

ANH TÚ |

TPHCM - Ngày 7.3, nghi phạm còn lại liên quan đến vụ cướp tại phòng giao dịch của Ngân hàng Sacombank trên địa bàn quận 8 vào chiều 3.3, đã ra đầu thú.

Đình chỉ công việc giám đốc nước ngoài đánh nữ lao động ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Vụ giám đốc người Hàn Quốc của Công ty TNHH OT Motor Vina (KCN Nhơn Trạch 6, huyện Nhơn Trạch) đánh nữ lao động Nguyễn Thị Anh Thư (32 tuổi, nhân viên công ty là người có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi) phải nhập viện cấp cứu, phía công ty đã họp và ra quyết định đình chỉ công việc với ông Seon Chang Hwa trong thời hạn 1 tháng để chờ kết quả điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng.

Vì sao Việt Nam là điểm đến giá hời nhất với khách Ấn Độ?

Ý Yên |

Giữa muôn điểm đến ở Châu Á năm 2023, khách Ấn Độ du lịch Việt Nam sẽ hưởng lợi về chi phí nhờ chênh lệch tỷ giá.

Thêm bệnh viện cảnh báo cuộc gọi lừa đảo có con nhập viện cấp cứu

Thanh Chân |

TPHCM - Nhiều phụ huynh liên hệ đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 về việc nhận được cuộc gọi báo có con nhập viện cấp cứu. Tuy nhiên, đây là những cuộc gọi lừa đảo nhằm lừa gạt tiền của gia đình.

Bộ Y tế: Nguy cơ cúm gia cầm xâm nhập rất lớn

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Nam bệnh nhân phải cắt cụt 2 cẳng chân do biến chứng đái tháo đường

Lệ Hà |

Người bệnh đái tháo đường dễ mắc các bệnh về chân do tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, khiến không cảm thấy đau ở chân và dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Bộ Y tế: Giá thuốc ung thư tại Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế giá thuốc biệt dược gốc tại Việt Nam thuộc vào hàng thấp nhất ASEAN ở hầu hết các nhóm thuốc điều trị chính, như nhóm thuốc Tim mạch thấp hơn Malaysia 12%; thấp hơn Thái Lan 146%; thấp hơn Indonesia 90%, thấp hơn Philippines 52%; Nhóm thuốc điều trị Ung thư thấp hơn Thái Lan 76%; thấp hơn Indonesia 51%, thấp hơn Philippines 50%...