Chậm tiến độ ở hơn 1.000 dự án: Phải gỡ "nút thắt" giải phóng mặt bằng

Văn Nguyễn |

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành, thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng là một bài học đau xót với các dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỉ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước. Những vướng mắc phát sinh chủ yếu từ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đặt ra bài toán phải có một hướng tiếp cận và cách xử lý hoàn toàn mới với vấn đề tưởng như quá cũ này.

Hàng nghìn dự án vướng mặt bằng

Những “nút thắt” trong GPMB khiến không tí dự án hạ tầng sử dụng nguồn vốn nhà nước đình trệ nhiều năm, thậm chí kéo dài thêm nhiều năm sau thời hạn phải đưa vào vận hành không còn là quá hy hữu. Phần lớn trong số gần 1.900 dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước chậm tiến độ trong năm 2020 cũng chủ yếu bắt nguồn từ những vướng mắc về GPMB.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) trong báo cáo gửi Chính phủ cho hay, có khoảng 2,6% số dự án thực hiện đầu tư trong năm 2020, tức khoảng gần 1.900 dự án chịu cảnh chậm tiến độ và trong số này có tới gần 1.100 dự án gặp vướng mắc do GPMB. Trong các năm trước nữa, những vướng mắc trong GPMB cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều dự án gặp phải và dẫn đến chậm tiến độ. Bước sang năm 2021, phản ánh từ nhiều bộ ngành và các địa phương cho thấy GPMB tiếp tục là vấn đề được nêu ra trong những nguyên nhân chính khiến công tác giải ngân đầu tư công đạt tỉ lệ thấp.

Trong báo cáo mới nhất vừa gửi tới Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, lãnh đạo Bộ Bộ KHĐT cho hay, con số giải ngân đến ngày 31.10.2021 dự kiến mới đạt gần 257,4 nghìn tỉ đồng, tức chỉ đạt xấp xỉ 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đáng lo ngại là đang có tới 32/50 bộ, cơ quan Trung ương và 21/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Thậm chí trong số này có tới 20 bộ và 4 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 30% và 2 cơ quan Trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Theo Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Hà Tĩnh - ông Trần Việt Hà, trên địa bàn tỉnh đến cuối tháng 9.2021 còn 213 dự án và 48 đơn vị, chủ đầu tư có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 70% kế hoạch và thậm chí trong số này có tới 85 dự án chưa giải ngân.

Phản ánh từ các chủ đầu tư và các ban quản lý dự án tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, khó khăn, vướng mắc tập trung ở các nhóm vấn đề như công tác triển khai, hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án. Đặc biệt, công tác đền bù GPMB gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù, chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành... là “nút thắt” lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh  ông Võ Trọng Hải thẳng thắn nhìn nhận một số địa phương chưa bám sát dự án, chưa quyết liệt trong công tác GPMB và đây là những “nút thắt” cần nhìn nhận và phải tháo gỡ ngay.

Thi công 1 năm, giải phóng mặt bằng mất… 5 năm

Ngay tại Hà Nội, nhiều dự án tầng giao thông vẫn chưa thể đưa vào hoạt động sau nhiều năm thi công cũng chủ yếu xuất phát từ việc chậm bàn giao mặt bằng. Một minh chứng rõ nhất là dự án đường nối Nguyễn Xiển - Xa La có vốn đầu tư gần 2.000 tỉ đồng qua 7 năm vẫn chưa hoàn thành do những vướng mắc phát sinh khiến hơn 90 hộ dân trong phạm vi dự án vẫn chưa thể kiểm đếm, lên phương án GPMB.

Một lãnh đạo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội chia sẻ, có dự án thời gian thi công chỉ mất khoảng trên dưới một năm, nhưng do vướng mắc GPMB mà kéo dài gấp 5, gấp 10, gây thiệt hại về nhiều mặt cho cả chủ đầu tư, nhà thầu thi công lẫn người dân.

Mới đây nhất, theo ông Lê Trung Hiếu - Phó Giám đốc Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), liên danh nhà thầu Ghella - Hyundai vừa chính thức kiện đòi bồi thường và yêu cầu bổ sung chi phí tại dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội khoảng 114,7 triệu USD (hơn 2.000 tỉ đồng) do các vướng mắc chủ yếu liên quan đến việc chậm trễ bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.

Đây là dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 1.176 triệu Euro, xấp xỉ 31.120 tỉ đồng và tăng khoảng 10.400 tỉ đồng so với dự kiến ban đầu.

Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây, ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ GTVT - cho biết, đến nay vẫn còn tồn tại vướng mắc mặt bằng chủ yếu là nhà số 23 Quốc Tử Giám (ảnh hưởng thi công ga S11).

Chính những vướng mắc trên đây là một trong những nút thắt khiến Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) mới đây phải thông báo lùi thời hạn khai thác đoạn trên cao đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đến tháng 12.2022, chậm 1 năm so với kế hoạch đặt ra gần nhất là khai thác vào cuối năm 2021.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bài học rút ra là các cấp, các ngành phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công.

Mỗi bộ, cơ quan trung ương và địa phương sẽ là đơn vị trực tiếp đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất đối với từng dự án do bộ, địa phương thực hiện.

Đáng chú ý, xuất phát từ chính những vướng mắc phức tạp trong việc bồi thường, tái định cư và GPMB, nhiều địa phương mới đây đề xuất tách GPMB thành dự án riêng nhằm đảm bảo dự án thể triển khai ngay khi có vốn, tránh lãng phí nguồn vốn được phân bổ. Nhiều Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV cũng cho rằng, việc tách bồi thường, GPMB thành một dự án độc lập ngay tại thời điểm trước khi quyết định chủ trương đầu tư sẽ là một giải pháp quan trọng khắc phục sự chậm trễ trong triển khai dự án đầu tư công, tạo thuận lợi để các dự án có thể thi công đúng tiến độ. C.H

Nghiên cứu tách GPMB ra khỏi dự án đầu tư

Tại Nghị quyết 29/2021/QH15, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Tại Công văn 5318/TTg-KTN ngày 01/8/2021, Thủ tướng đã giao Bộ KH&ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án. Đồng thời, tại Nghị quyết 127/NQ-CP ngày 08/10/2021, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT khẩn trương hoàn thành Đề án, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội khóa XV theo quy định.

Tháng 10.2021, Bộ KHĐT đã gửi văn bản lấy ý kiến các Bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo khái quát một số nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (sau đây gọi là công tác GPMB) của các dự án đầu tư do Bộ, cơ quan, địa phương quản lý. Trong đó cần có đánh giá: Thực trạng về việc thực hiện công tác GPMB, đánh giá các khó khăn, vướng mắc và các giải pháp đã ban hành trong thẩm quyền để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Đề xuất cơ chế, chính sách cho việc tách công tác GPMB ra khỏi dự án đầu tư (bao gồm: Tách công tác GPMB ra khỏi dự án đầu tư công, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư), đánh giá điểm mạnh, hạn chế của cơ chế, chính sách và phương án để khắc phục các hạn chế của chính sách. V.N

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội lên phương án xử lý các dự án chậm tiến độ

CAO NGUYÊN |

Trong báo cáo về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, UBND Thành phố Hà Nội đốc thúc tiến độ tại nhiều dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng.

Điện Biên: Dự án chậm tiến độ, dân khổ vì "nắng bụi mưa lầy"

Song An |

Đã hơn 5 năm nay, người dân ở các tổ dân phố: 16, 17, 18 (phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) phải đi trên con đường “nắng bụi mưa lầy”. Đáng nói, do nhiều vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng nên Dự án chậm tiến độ, càng khiến cho việc đi lại của người dân thêm vất vả kéo dài.

Xử lý một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan để chỉ đạo, xử lý một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội lên phương án xử lý các dự án chậm tiến độ

CAO NGUYÊN |

Trong báo cáo về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, UBND Thành phố Hà Nội đốc thúc tiến độ tại nhiều dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng.

Điện Biên: Dự án chậm tiến độ, dân khổ vì "nắng bụi mưa lầy"

Song An |

Đã hơn 5 năm nay, người dân ở các tổ dân phố: 16, 17, 18 (phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) phải đi trên con đường “nắng bụi mưa lầy”. Đáng nói, do nhiều vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng nên Dự án chậm tiến độ, càng khiến cho việc đi lại của người dân thêm vất vả kéo dài.

Xử lý một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan để chỉ đạo, xử lý một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương.