Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Rác là cơm áo, là cả cuộc đời

LÊ TUYẾT |

Những người ở quê lũ lượt ra phố làm rác, truyền nghề từ đời này sang đời khác cho con, cho cháu. Năm tháng quanh quẩn với rác, chịu hôi thối để làm sạch những con phố, ngõ hẻm. Trong câu chuyện của họ bên cạnh những tủi cực, nước mắt của nghề vẫn có những nụ cười, vẫn nhìn cuộc đời bằng tình yêu, lòng lạc quan hiếm có.

Hành trình thiện nguyện đến Nepal - Bài 2: Khẩn trương cứu hộ, nhưng không rối

Dương thị Như Hà (từ Nepal) |

Khu Thamel không hư hại lớn như tưởng tượng. Giá vẫn như cũ, có điều không còn nhiều khách du lịch ở đây. Một số khách du lịch đang ở lại thì trở thành tình nguyện viên luôn. Số khác thì cứ ở khách sạn và đi lòng vòng chụp hình, chứ bây giờ chưa có nhiều tour trek, leo núi, chèo thuyền...

Hành trình thiện nguyện đến Nepal - Bài 1: Học cách tin người lạ

Dương Thị Như Hà |

Ngày 4.5, chị Dương Thị Như Hà, sống và làm việc tại TPHCM, là người Việt Nam đầu tiên một mình sang Nepal, gia nhập đoàn thiện nguyện Hướng đạo Nepal, góp phần giúp đỡ người dân nơi đây khắc phục hậu quả của trận động đất lịch sử. Từ Nepal, chị Hà gửi cho Lao Động các bài viết về hành trình thiện nguyện đến vùng động đất. Lao Động xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Những khoảng trống trách nhiệm...

LỤC TÙNG |

Có thể nói một cách vắn gọn như vậy về việc dạy tiếng Chăm ở Nam Bộ hiện nay.

Hơn 40 năm “sống” cùng di ảnh người yêu

HOÀNG VĂN MINH - ĐĂNG KHOA |

Dù “chưa một lần cầm tay chớ đừng nói là hun”, nhưng bà Hoàng Thị Trinh (ảnh) ở xã Nam Cát (Nam Đàn, Nghệ An) vẫn nhận một người đàn ông đã thành liệt sĩ là chồng và hơn 40 năm nay, bà thủ tiết, chấp nhận một mình thui thủi “sống” cùng di ảnh trên bàn thờ. Một chuyện tình đẹp và sương khói...

Lạc vào “thế giới tội lỗi” Ngọc Vân

Bình Minh |

Xã Ngọc Vân (huyện Tân Yên, Bắc Giang) từng được mệnh danh là “làng triệu phú” với sự giàu lên bất ngờ của hàng chục, hàng trăm gia đình. Thế nhưng, phía sau sự giàu có, xa hoa đó là cả một thế giới tội lỗi do chính những kẻ gieo rắc “cái chết trắng” - vốn là những nông dân chân chất tại làng - mang lại. Ngọc Vân, sau “cơn lốc” buôn bán ma túy, giờ xơ xác, tiêu điều và đọng lại chỉ còn là những giọt nước mắt của người ở lại...

Người đi bộ hơn 150.000 cây số

Nguyễn Ngọc Diễm |

Trong 21 năm làm nhiệm vụ giao thông liên lạc, luồn lách giữa núi rừng Trường Sơn, ông đã đi bộ hơn 150.000 cây số (gần 4 vòng trái đất), trong đó, khoảng 70.000 cây số vác hàng với tổng cộng 650 kiện hàng khô đặc biệt. Có lần, ông cõng 30kg vàng từ khu rừng Trà My, tỉnh Quảng Nam lên căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum an toàn trong những ngày chiến tranh chống Mỹ gian khổ nhất.

Phú Quốc xa và gần

TRẦN QUANG QUÝ |

Chuyến bay của Việt Nam Airlines cất cánh từ sân bay Nội Bài đi Phú Quốc dự kiến bay 1 giờ 50 phút. Chỉ 1 giờ 50 phút là có thể đến “Đảo Ngọc”? Những ký ức, cảm xúc cũ-mới cùng ùa về hồi hộp. Hồi hộp bởi vừa mới ngày nào những người lính tuổi hai mươi chúng tôi vào Sài Gòn còn ngơ ngác đô thị, sau đó về Long Xuyên, ra đồn biên phòng Phú Quốc, mà đã 40 năm rồi.

Những mảnh vỡ sau cuộc chiến

Thanh Hải |

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng - một người của “bên kia” - đã góp nhặt những mảnh vỡ của cuộc chiến để xây nên những tượng đài, biểu tượng của hòa giải, hoà hợp dân tộc…

Công vận trong những tháng năm lịch sử

LÊ TUYẾT |

“Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng khu ủy giao cho ban công vận là vận động công nhân nổi dậy chiếm giữ các nhà máy, xí nghiệp, bảo đảm an toàn, nguyên vẹn để phục vụ nhân dân, không cho địch phá hoại. Lúc đó, chúng tôi đứng trước muôn vàn khó khăn. Lực lượng bị tổn thất, chưa phục hồi được nhưng xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, nên quyết tâm vận động anh em công nhân bảo vệ nguyên vẹn nhà máy” - ông Võ Thành Đô, bí danh Năm Đô, nguyên Trưởng ban Công vận huyện Thủ Đức (cũ), kể lại ...

Huyền sử Mẹ

TRẦM HƯƠNG |

Không thể tin được Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Điếm, người phụ nữ bé nhỏ ngồi trước mặt tôi lại ẩn chứa một năng lực hoạt động biệt động, tình báo tuyệt vời; nếu không muốn nói dì có tài xuất quỷ nhập thần, thật thần kỳ. Mẹ Nguyễn Thị Điếm còn có tên Thanh Tùng, Mười Tùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, là một báu vật nhân văn sống về những kỳ tích biệt động.

Từng là “hạt giống đỏ”...

HOÀNG VĂN MINH - HỮU DANH |

“Hiển ngọng” - Lâm Thanh Hiển từng là “hạt giống đỏ”, được đi học ở miền Bắc và nước ngoài từ rất sớm. Nhưng về nước, về lại miền Nam, “hạt giống đỏ” này lại không trở thành người như được kỳ vọng. Những đứa con của chị Út Tịch, ngoài “Bé Ba” trong truyện hiện ăn nên làm ra ở Vĩnh Long, những người còn lại hiện quanh quẩn ở Cầu Kè và đều sống trong cảnh nghèo khó…

“Hiển ngọng” không còn ngọng

HOÀNG VĂN MINH - HỮU DANH |

Có những thứ trong sách giáo khoa, đọc đi đọc lại bao lần vẫn thấy rất mới. Nhưng có những chuyện, không hiểu sao đọc một lần là nhớ cả đời, như “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi. Cầu Kè trong truyện là nơi thế nào, “thằng Hiển ngọng” và các con chị Út Tịch bây giờ ra sao sau tròn 40 năm đất nước thống nhất, là những câu hỏi ám ảnh…

Gượng cười qua bể khổ

Đỗ Doãn Hoàng |

Tuổi ngoại lục tuần, từ phong thái đĩnh đạc đến gương mặt khá phong trần, thoạt nhìn người ta dễ nghĩ đó là một trí thức Tây học thì đúng hơn, nhưng ít ai ngờ anh Đỗ Đức Địu (thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - ảnh) mới chỉ học hết lớp 7 trường làng. Thời kỳ cả non sông quật cường đánh Mỹ - ngụy, năm 1972, chiến tranh đang kỳ ác liệt nhất, theo lời hiệu triệu “tổng động viên”, anh Địu rời miền gió Lào cát trắng Quảng Bình, chia tay người vợ trẻ, theo đoàn tráng binh đi vệ quốc. Trắng rừng chất độc hóa học, cây cỏ, rừng già cháy trụi, chỉ lóp ngóp ít con người còn chống chọi nổi. Giải phóng miền Nam, trở về, hai vợ chồng nai lưng ra đẻ, đẻ đến 15 lần thì 12 lần tự tay anh phải bế con ra góc vườn cát trắng mà… chôn.

Chị vẫn đi về nơi “đất lửa”

HỮU NHÂN |

45 năm sau ngày liệt sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh, người dân ở “đất lửa” Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) vẫn kể cho nhau nghe những câu chuyện về người nữ anh hùng. 10 năm sau ngày công bố cuốn nhật ký với những trang viết thấm đẫm yêu thương, vùng quê này có những công trình mang tên người bác sĩ kiên cường, hết lòng vì người bệnh. Chị vẫn đi về với đất và người Phổ Cường trong những ngày tháng yên bình, xóm làng đã hồi sinh sau khói lửa chiến tranh.