Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Vượt bức tường bằng thang dựng đứng: Có mạo hiểm với “chinh phục thử nghiệm“?

|

Kể từ khi hang Sơn Đoòng được phát hiện ra cho đến nay, vấn đề phát huy giá trị di sản và bảo tồn các giá trị thiên nhiên vô giá của Di tích Quốc gia hạng đặc biệt này luôn luôn được chú trọng - đúng như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nhắc nhở “phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn hang động”.

Mạo hiểm với “Bức tường Việt Nam”: Ngược đường đến Sơn Đoòng (Kỳ 1)

LÊ PHI LONG |

Sơn Đoòng - một địa danh được cả thế giới biết đến bởi sự kỳ vĩ khiến ai trong đời cũng muốn đặt chân đến đây một lần để khám phá và chinh phục. Và khi đến Sơn Đoòng, để “xuyên thủng” hang động lớn nhất thế giới này phải vượt qua “Bức tường Việt Nam”. Đến nay, rất ít người vượt qua được “Bức tường Việt Nam”, PV Báo Lao Động may mắn là một trong những người trong số đó.

Vật vã chờ mổ

THÙY HƯƠNG |

Nhiều bệnh viện Trung ương và tuyến cuối ở Thủ đô Hà Nội thường xuyên quá tải, tình trạng bệnh nhân phải chờ mổ diễn ra phổ biến. Hầu hết, các bệnh nhân được chuyển từ các nơi về đây đều trong tình trạng nặng cần phải được phẫu thuật. Nhưng không phải cứ lên đến bệnh viện bệnh nhân được phẫu thuật ngay mà phải xếp hàng chờ đợi, chỉ những bệnh nhân quá nặng mới được phẫu thuật ngay.

Chứng chỉ Ngoại ngữ, tin học: Nhân bản hàng loạt, bán công khai

NHÓM PV BẠN ĐỌC |

Các loại chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học trình độ A, B, C (chứng chỉ) được chào bán công khai trên mạng xã hội. Chỉ cần khách hàng có nhu cầu loại chứng chỉ nào, chỉ cần nộp tiền với giá trị tương ứng, “cò chứng chỉ” sẽ cung cấp loại mà khách hàng mong muốn. Tuy nhiên, giữa “ma trận” các loại chứng chỉ khó phân biệt thật-giả này, không ít “thượng đế” đã phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Những cổ động viên tại giải U20 thế giới: Nỗi niềm người lao động Việt ở xứ Hàn

ĐĂNG HUỲNH (TỪ HÀN QUỐC) |

Trong số những cổ động viên đang hừng hực khí thế “tiếp lửa” trên các khán đài cho đội tuyển U.20 Việt Nam tại VCK U.20 Thế giới, số người Việt lao động tại Hàn Quốc chiếm phần lớn. Họ làm việc ở các thành phố Cheonan, Ulsan, Busan, Asan, Incheon, Bucheon, Suwuon, Seoul… - nơi tập trung những khu công nghiệp sầm uất ở xứ Hàn.

Đục khoét sông Cạn

NHIỆT BĂNG |

Được “bật đèn xanh”, từ năm 2015, hàng loạt doanh nghiệp ồ ạt đục khoét, tận thu cát bồi lắng ở lòng sông Cạn (đoạn chảy qua xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh). Hậu quả nhãn tiền: Sạt lở hoành hành, dân bức xúc, chính quyền địa phương không đồng tình. Các doanh nghiệp khai thác cát vẫn đang tiếp tục được tỉnh “tạo điều kiện” cho thu lợi.

Đầm An Khê sợi dây nối tiền nhân với hậu thế

HỮU NHÂN |

Đầm An Khê (Quảng Ngãi) như sợi dây nối giữa cư dân Sa Huỳnh cổ với thế giới hiện tại. Những thông điệp của tiền nhân lưu lại ven đầm giờ vẫn còn là điều bí ẩn khiến hậu thế gắng sức kiếm tìm, giải mã để hiểu về cuộc sống của người xưa.

Sống ở chung cư, lo con... thất học

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Hà Nội có nhiều khu đô thị ken dày những chung cư đã được đưa vào sử dụng, được quảng cáo mang tiêu chuẩn quốc tế, nhưng vẫn không có trường học, đặc biệt là cấp mầm non và tiểu học. Thế nên, ông bà, cha mẹ cứ đang phải chấp nhận hai “kịch bản” để con mình được đến trường. Một, cho con học trái tuyến, hai, “bấm bụng” cho con học tại các trường tư thục với chi phí cao. Thậm chí, nhiều người phải cùng con “trốn chạy” về các làng xã lân cận để lấy kiến thức.

“Đụng chuyện” mới nghĩ ra giải pháp...

HOÀNG VĂN MINH - TRẦN LƯU |

Dạo một vòng quận 1 của TPHCM sau một tháng ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải ngừng xuống đường “giải cứu”, hóa ra vỉa hè lại bị lấn chiếm đâu vào đấy như ngày cũ. Chợt nhớ chiến dịch “giải cứu lợn” vẫn đang còn thời sự và bao chiến dịch “giải cứu” khác tiếp đuôi nhau, từ cá sấu tới trứng gà… Giật mình thấy, vỉa hè và cây trồng vật nuôi của đất nước mình sao mà giống nhau...

Cả cuộc đời gác đèn cho Côn Đảo

LÊ TUYẾT |

Năn nỉ hết lời tôi mới mời được anh Đoàn Văn Tranh - giám đốc Điện lực Côn Đảo một “cuốc” cà phê. Trái với ý định ban đầu của tôi là chọn quán cà phê đẹp nhất nhì Côn Đảo, anh Tranh lại chọn cái quán giản dị hết mức có thể. Giọng nói rổn rảng, anh giải thích: “Ở Côn Đảo, giá luôn đắt hơn gấp đôi, gấp rưỡi đất liền. Cô đã mời cà phê, tôi phải lựa quán nào rẻ nhất. Ngày tôi tình nguyện ra đảo, khổ lắm, thiếu thốn đủ thứ, tiết kiệm riết rồi quen...”.

Sa Pa của 2017 xa lạ quá

LONG NGUYỄN |

Cuối cùng thì du khách cũng thẫn thờ nhận ra cái thứ vật chất màu bàng bạc, phủ mờ khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa bất kể ngày hay đêm, chẳng phải là sương lạnh mà là… bụi. Một lớp bụi cô quánh dày đặc, khiến không khí càng thêm ngột ngạt.

Phiên chợ lạ lẫm miền biên viễn

TRẦN TUẤN |

Trên đỉnh trời ở cột mốc ranh giới quốc gia Việt - Lào quanh năm mây mù che phủ ấy, mỗi tháng diễn ra 3 phiên chợ trao đổi hàng hóa giữa người Việt với người Lào vùng biên. Sản phẩm mà họ đem bán chủ yếu được hái lượm từ rừng núi, hoặc “cây nhà, lá vườn” tự trồng, nuôi được.

Ngậm ngùi hủ tiếu Sài Gòn

HỮU NHÂN |

Những phận nghèo tha hương bán hủ tiếu ở Sài Gòn phiêu dạt đến nơi khác để trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ. Những người còn lại luôn lo lắng bị cơ quan chức năng tịch thu phương tiện, cấm bán vĩnh viễn. Những cơ sở sản xuất, dịch vụ liên quan đến hủ tiếu đều bị ế ẩm. Con đường đến trường của những học sinh, sinh viên có cha mẹ bán hủ tiếu cũng gian nan hơn trước.

Nhà xây xong, công nhân vô ở miễn phí

CAO HÙNG |

Không chỉ mỗi năm chế biến, xuất khẩu hàng ngàn tấn bánh tráng, bánh hỏi, hủ tiếu, bún tươi … sang Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia…, công ty đặc sệt “Hai Lúa” miền Tây này còn nức tiếng chăm lo đời sống cho hàng ngàn công nhân (CN). Trong hành trình thực hiện giấc mơ, tưởng chừng như xa vời - xây nhà ở miễn phí cho công nhân, có người viện đủ lý do đố kỵ, cũng phải thừa nhận ông chủ doanh nghiệp này “chăm lo cho CN thiệt”…

Chuyện về người Huế nói tiếng Anh

Lục Tùng |

Vừa thấy Thanh, chủ nhà thùng Kim Hoa - thương hiệu nước mắm nổi tiếng Phú Quốc - bước vào, anh Niệm, trong vai MC buổi toạ đàm về nước mắm Phú Quốc, đùa: “Lâu không gặp, em trẻ hơn chú Bảy (tức ông Phạm Phú Hải, cha của Thanh) đó nhe”.