Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Người “thuyền trưởng” của ngành đào tạo hàng hải Việt Nam

HOÀNG HOAN |

Ấn tượng đầu tiên về GS.TS Lương Công Nhớ - Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (ảnh) - là sự cởi mở, dễ gần. Cả buổi ông say sưa nói về những điều tâm huyết của mình đối với sự phát triển của nhà trường, với ngành hàng hải và khát vọng của người Việt trong việc ghi dấu ấn trên bản đồ hàng hải thế giới.

Hơn 1.000 người Việt được robot phẫu thuật cột sống

THÙY LINH |

Sau 5 năm triển khai ứng dụng robot trong phẫu thuật cột sống, ở nước ta, hơn 1.000 bệnh nhân được các bác sĩ BV Hữu nghị Việt - Đức phẫu thuật thành công. Đây là một kỳ tích, vì phẫu thuật cột sống là lĩnh vực vô cùng phức tạp và khó khăn! Tự hào hơn, Việt Nam là nước thứ 2 ở châu Á, sau Nhật Bản, có thể thực hiện phẫu thuật cột sống bằng robot định vị.

“Cuộc cách mạng trắng” gắn với một cái tên - Mai Kiều Liên

Lâm Tuyền |

Điềm đạm, khiêm tốn, nhưng nói đến ngành sữa Việt, Tổng Giám đốc Cty CP sữa Việt Nam (VNM) Mai Kiều Liên không giấu niềm tự hào: “Sau 40 năm, chúng ta phát triển được ngành công nghiệp sữa. Cho tới hôm nay, Vinamilk không thua kém gì ai về mức độ tự động hóa, mức độ đa dạng, đứng đầu ở thị trường trong nước, chiếm lĩnh vị trí số 1 ở hầu hết các ngành hàng. Đến giờ, Vinamilk đứng chân được thị trường trong nước, phục vụ được 90 triệu dân bằng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, rồi lại còn xuất khẩu nữa… và lại càng tự hào khi Vinamilk là người xây nền móng đầu tiên cho ngành sữa Việt Nam”.

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm và dấu ấn 30 năm đổi mới

HUYỀN TRÂN - ĐOÀN UẨN |

Sau gần 30 năm, từ một đơn vị chỉ có 36 lao động, đến nay, Tổng Cty Tân Cảng Sài Gòn đã có hơn 6.300 lao động và trở thành một nhà khai thác cảng, dịch vụ logistics hiện đại, lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 50% thị phần hàng container xuất nhập khẩu của cả nước.

Tiến sĩ nông học cởi áo vest làm nông dân

NGUYỄN ĐẮC THÀNH |

Đương chức Phó khoa Nông học - Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế, TS Nguyễn Văn Đức, với tác phong “nói được, làm được”, đã lỉnh kỉnh mang vác vật dụng lên mảnh đất cằn cỗi, nắng gió để trồng rau, hoa. Ông đã biến một vùng đất cằn cỗi, bạc màu ở phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế trở nên xanh mướt, rực rỡ, mở ra một hướng đi mới trong nông nghiệp “sạch”.

Khốn cùng, nghèo đói vì lễ đâm trâu

TRẦN HÓA |

Cứ vào độ tháng 3, tháng 4 hằng năm, nếu có dịp lên Sơn Tây - huyện miền núi nghèo nhất nhì tỉnh Quảng Ngãi, chúng ta thường bắt gặp lễ đâm trâu (hay còn gọi lễ ăn trâu) của người đồng bào Kadong, khác hẳn với các dân tộc Tây Nguyên đó là mọi chi phí trong lễ hội đâm trâu chỉ do gia đình tự bỏ ra để chiêu đãi làng xóm. Tuy vậy, chi phí cho lễ đâm trâu cũng để lại nợ nần, làm khốn khó nhiều gia đình.

Người bỏ bạc tỉ sưu tầm hiện vật chiến tranh

PHẠM MINH - CAO NGUYÊN |

Từng là một sĩ quan và là giảng viên của Học viện An ninh, nhưng hình ảnh của ông Đào Văn Hà giữa đời thường lại thật dung dị, dân dã và chân tình. Người ta biết đến ông bởi tấm lòng của một người con dành trọn cho quê hương cũng như hành trình tìm về cội nguồn, văn hóa Việt. Ông đã bỏ công sức và hơn 1 tỉ đồng sưu tầm hàng ngàn hiện vật chiến tranh từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Những đứa trẻ ở Tà Xùa

KIM THUYÊN |

Chúng - những đứa trẻ với ánh mắt đượm cảm xúc sinh ra nơi đây - Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) - vùng đất nổi tiếng với rừng chè cổ thụ, nơi khơi nguồn cảm hứng tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, “Bài ca trên núi”… Nơi đây - Tà Xùa, cuộc sống người dân thấm đượm bản sắc người Mông. Họ cần cù, thật thà, bình dị. Cái bản lưng dãy núi hùng vĩ quanh năm mây phủ này là nơi những đôi trai gái mê đắm yêu đương, miệt mài “truyền giống”… Và những đứa trẻ ra đời và luôn biết cách tự sinh tồn.

“Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh“

LÊ NGÂN GIANG |

Qua cầu Nhật Lệ là đã sang địa phận xã Bảo Ninh, quê hương của mẹ Suốt - người phụ nữ nổi tiếng chèo đò chở “quân sang đêm ngày” thời kháng chiến chống Mỹ. Thật khó để so sánh những hình ảnh hiện tại ta thấy với những câu thơ của Tố Hữu: “...Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình. Mẹ rằng: quê mẹ Bảo Ninh, mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền...”.

Có một bauxite khác

NGUYỄN TRI THỨC |

Hơn 1 tháng trước, thông tin tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỉ đồng chỉ sau 3 năm hoạt động cũng không khiến nhiều người ngỡ ngàng, hoang mang. Có chăng, chỉ là thêm sự khẳng định những dự đoán, mối lo, sự quan ngại bấy lâu… là đúng. Lại là dịp để “thức dậy” những âu lo về bùn đỏ, môi trường... Thế nhưng đến Lâm Đồng, thêm chừng 120km nữa để đến huyện miền núi Bảo Lâm, thấy một không khí khác, khá an yên.

Những mảnh đời khuyết tật, dưới ánh đèn, giữa ngã tư...

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Dạo trên các tuyến phố thủ đô vào mỗi tối, thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những đoàn nhân đạo đang say sưa biểu diễn văn nghệ trên các sân khấu tạm bợ. Giữa dòng người ngược xuôi tất bật, chẳng mấy người đứng xem, có chăng, chỉ là qua quýt cho vài đồng tiền lẻ rồi đi. Sân khấu văn nghệ đã buồn bã là vậy, sân khấu cuộc đời khi vắng ánh đèn màu của những phận đời này lại càng ảm đạm hơn…

Kể chuyện năm 1975: “Xé rào” cho “sĩ quan biệt phái”

LỤC TÙNG |

Cuối tháng 4.2017, trong một sự kiện, tôi thấy thầy Đặng Văn Khai đến trước mặt ông Nguyễn Văn Kán (cựu Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Tân), trang trọng: “Thay mặt bạn bè là “sĩ quan biệt phái” (SQBP) ở huyện Phú Tân năm xưa, gửi lời cảm ơn vì đã bảo lãnh cho họ đi dạy học ngay năm 1975”. Bất ngờ, ông Kán đáp: “Tôi chỉ là người thừa hành, anh Bảy Nhị mới là người nghĩ ra và tổ chức thực hiện. Nếu muốn cảm ơn thì nên cảm ơn anh Bảy”.

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời kinh doanh... đạo lý

TRÀM CHIM |

Là doanh nghiệp tư nhân, nhưng từ nhiều năm qua, Cty CP Tập đoàn Lộc Trời (TĐLT) không chỉ tiên phong quan tâm xây dựng “Chuỗi giá trị sản xuất chất lượng cao” hỗ trợ nông dân hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, qua đó tăng lợi nhuận... mà còn là doanh nghiệp (DN) đầu tiên đầu tư và tìm đường đưa nông sản Việt vươn ra biển lớn bằng hành động cụ thể để hướng tới nền nông nghiệp có thương hiệu và bền vững. Vì vậy sẽ không có gì quá lời khi gọi đó là kiểu kinh doanh... đạo lý.

Chuyện chưa kể bên cầu Hiền Lương

LÂM HƯNG THƠ |

Suốt cuộc trò chuyện với người cựu chiến binh có 10 năm “tuổi” nghề - gác cầu ở vĩ tuyến 17 những năm đôi bờ Hiền Lương (Quảng Trị) chia cắt, chẳng mấy khi ông nhắc đến chuyện bom đạn ác liệt thời chiến. Ông say sưa kể về một người lính Cộng hòa cộc cằn, thô lỗ làm nhiệm vụ ở bờ Nam giới tuyến: Dù khởi đầu bằng những cuộc cãi vã, tưởng chừng không có hồi kết, nhưng rồi tiếng nói, màu da đã đưa những người lính ở hai bên bờ sông Bến Hải xích lại gần nhau...

Ông Cua lúa thơm

NHẬT HỒ |

Suốt cuộc đời gắn bó với đồng đất ĐBSCL, ở tuổi 64, ông Hồ Quang Cua vẫn miệt mài với các dự án của mình. Không còn làm quản lý, đối với ông đó là cơ hội để toàn tâm, toàn ý nghiên cứu lúa thơm. 15 năm đưa cây lúa thơm vào cánh đồng Việt, ông đã làm thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đem lại cuộc sống khấm khá hơn cho hàng triệu nông dân.