Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Những dấu hỏi từ vụ kêu cứu của gia đình liệt sĩ ở Hà Nội

Lãng Quân |

Cách đây hơn 1 năm, Báo Lao Động nhận được đơn kêu cứu của bà Trương Thị Ủy và ông Trương Bá Ca (là hai chị em ruột) tố cáo những khuất tất của việc chuyển quyền thờ cúng bác ruột của họ - liệt sĩ (LS) Trương Bá Tùng sang gia đình khác. Tự dưng liệt sĩ trở thành “con nuôi” của một người mà bà Ủy với ông Ca cho rằng chỉ là “chị dâu” họ của liệt sĩ. Từ sự “xuống vai” này, những người liên quan ở cộng đồng nông thôn truyền thống ở thôn Đồng Lệ, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội rơi vào nhiều mâu thuẫn đau lòng.

Tình yêu - máy bay và bầu trời

Phóng sự ảnh của Bạch Dương |

Nhiếp ảnh gia Bạch Dương (TPHCM) có tình yêu đặc biệt với bầu trời. Đặc thù phải đi đây đi đó, anh gắn bó với các sân bay với các chuyến bay. “Nhưng không đâu đặc biệt như Tân Sơn Nhất - anh Bạch Dương nói - có những thứ tưởng như đơn điệu, chiếc máy bay bay lên, bay xuống đúng một quy trình hằng ngày nhưng phía sau nó là những khoảnh khắc, những câu chuyện không hề lặp đi lặp lại”.

Người làm thay đổi làng Pua

Nguyễn Khánh Hòa |

Bây giờ thì cả vùng rừng núi hoang vu ngày trước đã trở thành miền cao su xanh thẳm, đó là nông trường cao su Tân Hưng trù phú. Đi trong miên man giữa rừng cao su đang vào mùa thay lá, nhìn những thân cây đều tăm tắp, những tảng lá non xuộm vàng trong nắng mới, tôi đưa móng tay cứa nhẹ lên vết sẹo giữa thân cây, những dòng nhựa trắng li ti lập tức ứa ra…

Cặp đôi thứ hai mươi hai

Hoàng Văn Minh - Đắc Thành |

Với người Huế, đám cưới mà tổ chức… tập thể là một chuyện gì đó kinh thiên động địa bởi nó động chạm đến rất nhiều vấn đề từ lễ nghi, phong tục, định kiến… Vậy mà tới đây, ở Huế lần đầu tiên có một đám cưới tập thể do LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế đứng ra tổ chức.

Bác sĩ trẻ tình nguyện lên núi cứu dân

Thùy Linh |

Tranh thủ 1 ngày trước lễ bàn giao bác sĩ (BS) trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn, 7 BS trẻ đã khám cho bà con dân tộc ở Bắc Hà (Lào Cai). Một trong số họ - BS chuyên khoa I Nguyễn Chiến Quyết (SN 1989) đã phẫu thuật thành công thoát vị bẹn cho một bé trai 4 tuổi người dân tộc Mông tại BVĐK huyện Bắc Hà.

Làng “siêu đẻ” giữa Tây Nguyên đại ngàn

Hữu Long |

Xã Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), ngoài đường đến đâu cũng nhìn thấy trẻ con. Xã có 6 thôn đặc biệt khó khăn, thôn nào cũng tranh nhau danh hiệu “siêu đẻ”. Nghèo nên đẻ nhiều, đẻ nhiều nên nghèo. Chính quyền địa phương lực bất tòng tâm không biết làm cách gì để dân... thôi đẻ.

Dự án nông nghiệp 37 triệu USD tại Quảng Trị: Mắc-ca, bao giờ hết mắc?

LÂM HƯNG THƠ |

Sau 3 năm triển khai giai đoạn 1 dự án nông nghiệp chất lượng cao tại huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), một Việt kiều Australia đã bỏ ra gần 10 triệu USD (trên tổng số vốn đăng ký 37 triệu USD) đầu tư vào nhà máy, vườn ươm, vườn trồng cây mắc-ca và dược liệu. Nhưng tiến độ của dự án bị cản trở, gây thiệt hại nặng nề.

Sĩ quan Việt Nam tham gia Lực lượng Gìn giữ Hòa bình LHQ: Cổ tích mới về dấu chân người lính

Mỹ Hằng (thực hiện) |

Hoạt động giữa sự dữ dằn của các phe phái giao tranh, nơi hầu như người dân nào cũng mang súng, những ngày mắc kẹt dài đằng đẵng giữa rừng già... các sĩ quan Việt Nam tham gia Lực lượng Gìn giữ Hòa bình LHQ đang làm việc ở những góc gian khổ nhất của thế giới. Những sĩ quan mới lại vừa lên đường, tiếp tục các sứ mệnh hòa bình mà Việt Nam đã tham gia từ vài năm nay.

Sức ép tháng 7

XUÂN NHÀN |

Tháng 7 là thời hạn được UBND tỉnh Bình Định ấn định để Cty TNHH MTV Nam Triệu và Cty TNHH Đại Nguyên Dương hoàn tất việc sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị, “thay thép, đánh rỉ, phun sơn đúng quy trình, quy phạm”. “Phải làm như mới 100%”, Phó Chủ tịch Bình Định Trần Châu... ra đề bài hóc búa. Người đi biển có câu “ngày làm tháng ăn, tháng làm năm ăn”. Đang là chính vụ, ngư dân cũng nóng nước đỏ gọng mong sớm ra khơi. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa chắc đã dễ dàng...

Đền bù sự cố môi trường biển: Địa phương nỗ lực, dân mới tạm hài lòng

NHÓM PHÓNG VIÊN MIỀN TRUNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đưa ra “dấu mốc” trước 30.6.2017 các địa phương bị thiệt hại do sự cố môi trường biển sẽ phải hoàn thành việc chi trả tiền đền bù cho người dân. Thế nhưng, ghi nhận của PV Báo Lao Động cho thấy, dù đã rất nỗ lực, nhưng vì một số lý do nên các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế chưa hoàn thành 100% tiến độ chi trả đền bù.

Tàu thép 67 nằm bờ: Xót lòng hai phía con tàu hư!

XUÂN NHÀN |

Là diễn dịch ước lệ thôi chứ bủa vây thân phận gần 20 gia đình ngư dân Bình Định bây giờ là muôn trùng sóng gió. Đặt chân lên những con tàu vỏ thép vật vạ, ngả ngiêng, mòn mục, hoen gỉ ở cảng cá Tam Quan, Đề Gi, Quy Nhơn, tôi mường tượng cái giới tuyến chia hai mang tên lợi ích. Bên này là chủ tàu, cơ quan quản lý; bên kia tụ hội doanh nghiệp ký tên trong thỏa thuận, hợp đồng cùng bầu đoàn rồng rắn ăn theo. Kể từ tháng 4.2017, cả hai đều hộc tốc vận hành hết công suất.

Làng Nam Ô, người dân vẫn ăn cá nóc

NHIỆT BĂNG |

Cá nóc giấy là món thường có trong bữa ăn hằng ngày, trên bàn nhậu của người dân làng Nam Ô (P. Hòa Hiệp Nam, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng). Mặc dù đã có chỉ thị cấm đánh bắt, tiêu thụ, sử dụng cá nóc cách đây 15 năm, nhưng vì sao trong vô vàn chủng loại, người dân Đà Nẵng lại ưa dùng duy nhất loại cá nóc giấy? Câu trả lời bất ngờ, như cách họ xơi cá nóc bao nhiêu năm qua...

Vòm trời nào anh đã bay qua...

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

Nhà sử học Lê Văn Lan luôn gieo trong tôi nhiều giọt nước mắt của kiếp phận người ta, nhỏ bé tủi sầu lắm mà cũng thắm tình đáng sống lắm. Đời đủ dài nên phải tử tế, đời đủ ngắn nên phải chân thành để khỏi phải nuối tiếc. Trong vài lần gặp, ông đã bật khóc, ấy là khi nhắc đến bố mẹ ông, nhắc đến thế hệ nào đó người ta đã khinh nhờn tổ phụ...

Trên giường bệnh, vẫn lo cho các con khuyết tật

GHI CHÉP CỦA THÙY HƯƠNG |

Một ngày đầu tháng 6, chúng tôi nhận được điện thoại từ một bạn đọc cho biết: Bà Trần Thị Thanh Hương - chủ mái ấm Thiện Giao (tổ 8, P.Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, Hải Phòng), người đã nuôi dưỡng gần 200 trẻ khuyết tật - đang nằm trong Bệnh viện Bạch Mai điều trị ung thư vú giai đoạn cuối. Chống chọi với bệnh tật, bà Hương vẫn còn phải nghĩ cách nuôi 28 người con khuyết tật...

Giữa rừng Cát Tiên, làng S’Tiêng đang chờ có điện

K’LIỆP |

“Nhờ chịu khó làm ăn, nhiều người S’Tiêng bên dòng sông Đồng Nai đã có nhà cửa, vườn tược ổn định, bà con không còn lạc hậu... Tuy nhiên, điều thiết yếu bà con mong mỏi nhiều nhất là sớm có đường điện về làng” - già làng Điểu K’Mốt ở thôn 3, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) - nói.