Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Đứng núi này, trông núi nọ

THANH HẢI |

Sơn Trà là viên ngọc quý hiếm của không chỉ riêng Đà Nẵng. Tuy vậy, cứ để cho viên ngọc này lẩn khuất, mãi vùi trong tiềm năng, hay “mài” cho lên ánh ngọc, tôn vinh giá trị độc đáo, quý giá của nó? Đây chính là bài toán bảo tồn nguyên vẹn song hành cùng tổ chức khai thác có trách nhiệm để phát triển kinh tế đối với địa phương. Tìm giải pháp phù hợp là quyết định của Chính phủ, còn người dân vẫn đang hồi hộp, trông chờ.

Ở nơi biển... đuổi

Nhật Hồ |

Chỉ tay ra hướng biển tít mù, ông Nguyễn Văn Chuẩn (ấp 1, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) chép miệng “Nhà tôi trước ở ngoài kia, có mấy năm đâu mà lở trôi tuốt vô đây”. Chưa bao giờ người dân sống ven các cửa biển ĐBSCL cảm nhận bờ biển lở nhanh đến thế. Dường như biển đã không còn thương bến, thương bờ nữa mà càng ngày càng cách xa bờ. Xa lắc…

Bi kịch của 300 nghìn hỗ trợ/tháng để “hít bụi” cả chục năm

QUANG ĐẠI |

“Chúng tôi không muốn nói nữa, vì kiến nghị đã quá nhiều, tại các hội nghị tiếp xúc cử tri các cấp, các đoàn về kiểm tra cũng đã quá nhiều, công ty họ cũng đã hứa sẽ di dời. Nhưng rồi tất cả đâu lại vào đấy, máy cứ nổ, bụi vẫn bay, dân vẫn cứ chịu khổ, không ăn, không ngủ được...” - ông Nguyễn Văn Vân - Bí thư chi bộ thôn Lam Long, xã Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - kêu cứu với phóng viên Lao Động.

“Ném” tiền tỉ đưa rùa về biển

ĐẶNG HUY |

Nghe ai gọi điện, báo tin nơi nào trên đảo Phú Quốc có rùa biển, “vua ngọc trai” Hồ Phi Thủy đều tìm đến để hỏi mua bằng được, rồi lại thả ra biển. Nếu không thể đến được, anh ủy quyền cho bạn bè, người thân... thay mình đưa rùa về biển. Toàn bộ quá trình thả rùa biển phải được ghi hình, chụp ảnh gửi lại để kiểm chứng. “Con rùa cũng có hồn người đấy” - anh Thủy chiêm nghiệm sau một thời gian hành thiện với loài rùa biển.

Casino, những ngày tàn...

HOÀNG VĂN MINH - PHƯƠNG DUNG |

Dọc biên giới Tây Nam những ngày này, đến đâu cũng thấy cảnh điêu tàn, hoang vắng đến rợn người, bởi giờ đang là những ngày tàn của casino. Không như dạo cách đây 5 - 10 năm về trước, casino ở biên giới Tây Nam mọc lên như nấm sau mưa và người qua về đánh bạc chen chúc như trẩy hội xuân.

Khuất tất trong vụ mua bán cây sưa 24,5 tỉ đồng ở Bắc Ninh: Dân chờ một lời hứa đúng hẹn

CAO TRẦN - LINH ANH |

Trong khi người dân Đông Cốc vẫn đang chờ Công ty Đấu giá Việt Nam trả đủ số tiền còn thiếu lên tới 8,5 tỉ đồng thì cây sưa trị giá hàng chục tỉ gây tranh cãi đang nằm “chỏng chơ” tại kho gỗ của đại gia chuyên đồ gỗ ở Bắc Ninh.

Khuất tất trong vụ mua bán cây sưa 24,5 tỉ đồng ở Bắc Ninh

Cao Trần - Linh Anh |

Cách đây gần một năm, vụ mua bán cây sưa 200 năm tuổi ở đình làng thôn Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) gây “chấn động dư luận” khi được một “đại gia” mua với giá 24,5 tỉ đồng. Tưởng chừng việc mua bán xong xuôi, thế nhưng mới đây, Báo Lao Động đã nhận được lá đơn tố cáo của đại diện các hộ dân thôn Đông Cốc cho rằng: Đơn vị đấu giá vẫn còn thiếu của dân số tiền là 8,5 tỉ đồng!

Khúc tráng ca của một người thợ

LÊ TUYẾT |

Tôi gặp ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam - trong một hội thảo về xu hướng phát triển nhiệt điện diễn ra ở Côn Đảo. Cao lừng lững, khuôn mặt hồng hào, nói cười rổn rảng đúng chất người thợ cả đời ăn gió nằm sương. Nếu không có cuộc trò chuyện với ông sau đó mà chỉ nghe bài tham luận của ông, tôi khó có thể tin được, ông đang ở độ tuổi U.80.

Khi những bà nội trợ... lái xe ôm

NGUYỄN ĐẮC THÀNH |

Không kém cạnh đám mày râu, những phụ nữ ở Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, lâu nay vẫn lấy nghề chạy xe ôm để mưu sinh. Công việc thường ngày của họ đã đánh tan dư luận về khái niệm “phận liễu yếu đào tơ”...

Phóng sự ảnh: Ký ức những làng chài

Thanh Hải |

Từ năm 2000 trở về trước, TP. Đà Nẵng có khoảng trên 2.000 tàu cá. Trong đó xấp xỉ 1.000 tàu công suất lớn, trên 90CV, chuyên vươn khơi, đánh bắt xa bờ. Những đội tàu công suất lớn này không chỉ mang lại sản lượng đánh bắt thủy hải sản khổng lồ cho địa phương, mà còn góp phần quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo khi họ thường xuyên ra khơi, bám biển.

Làng chài thờ hai chữ Tổ Quốc

Thanh Hải |

Làng là một đất nước, một tổ quốc thu nhỏ. Làng - tổ quốc luôn nằm trong tâm thức mỗi người dân. Đó là lý do làng chài Xuân Dương (TP. Đà Nẵng) thờ 2 chữ Tổ Quốc.

Hệ lụy từ Vinashin -SBIC: Hàng loạt dự án “chết không thể chôn”

TRẦN NGỌC DUY |

Sau 4 năm Chính phủ phê duyệt đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin) (QĐ số 1224/QĐ-TTg ngày 26.7.2013), đến nay tình cảnh của hàng loạt dự án hậu Vinashin thua lỗ, mất vốn biến thành những “xác chết” hoang phế nhưng không thể giải thể, phá sản được theo luật định. Sau một thời gian sắp xếp, xử lý số doanh nghiệp thua lỗ, mới đây, chính TCty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) đã đệ trình Chính phủ đề án tiếp tục xử lý nghĩa vụ trả nợ cho SBIC, đồng thời kiến nghị cơ chế, chính sách để xử lý những dự án hoang phế, thuộc diện chết không chôn được của Vinashin một thời.

Những phận người bơ vơ ở vùng biên

HOÀNG VĂN MINH |

Sau nhiều đời lênh đênh kiếm cơm trên Biển Hồ (Campuchia), cũng là kiếp sống chui nhủi, tạm bợ, nhiều người Việt bị “đánh dạt” về lại Việt Nam. Họ quay về sống rải khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, quay về với quê hương bản xứ nhưng tình cảnh cũng chẳng có gì khấm khá hơn ở xứ người khi trong tay họ chẳng có gì từ tài sản, nghề nghiệp cho đến giấy tờ tùy thân…

Bị hại gần 10 năm làm... bị cáo

LÂM HƯNG THƠ |

Sau 9 năm làm bị cáo vì oan sai, nay, vợ chồng ông Phan Chí Lộc (SN 1950) và bà Nguyễn Thị Hòa (SN 1959) ở TP. Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã được trả lại sự trong sạch. Nhưng tài sản còn lại của đôi vợ chồng già, chỉ còn tay trắng và những ấm ức mỗi khi nhắc đến là hai dòng nước mắt uất nghẹn trào ra...

Gian nan xin “con giống”

Thùy Hương |

Hiện có nhiều phụ nữ độc thân muốn xin “con giống” từ các ngân hàng lưu trữ tinh trùng để thực hiện kỹ thuật IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thế nhưng, số chị em độc thân xin được “con giống” rất ít và nhiều người phải đau đớn chấp nhận “bỏ cuộc” giữa chừng.