Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

“Gia đình” gần 4.000 người

Anh Tuấn |

Ông Kim Young Jin - TGĐ Cty Winners Vina (đóng tại xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) - người trực tiếp tới phúng viếng, chia buồn cùng bất cứ gia đình công nhân nào không may có người thân qua đời. “Winners Vina xây dựng mô hình hoạt động giống như một gia đình. Vì vậy, mọi người có trách nhiệm, quan tâm, động viên, cùng nhau chia sẻ chuyện buồn, chuyện vui. Mình biết yêu thương người khác thì họ sẽ suy nghĩ, quan tâm tới mình” - ông Jin chia sẻ.

LD1467: Khi người lính khóc

Việt Hòa |

Chưa từng biết thế nào là chùn bước trước các bài tập “hành xác” hay hiểm nguy khi công tác tại những nơi khắc nghiệt như Trường Sa, nhà giàn DK1, thế nhưng người lính đặc công ấy đã rớm lệ khi người vợ trẻ nức nở khóc ôm đứa con mắc nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Đứa bé 6 tháng tuổi chỉ nặng chưa đầy 3kg khóc ngặt nghẽo, ngước đôi mắt mờ đục nhìn nhưng không thấy mặt bố mẹ, ở nơi vốn là rốn của cháu lại là chiếc hậu môn nhân tạo. Những lần đưa con đi viện liên miên khiến gia đình người lính trẻ khánh kiệt…

Lời trần tình sau làn khói trắng

Trần Mạnh Tuấn |

“Bây giờ “đồng bọn” của em là vợ và con gái. Những ngày đau khổ, tủi nhục, đắm chìm trong ma túy đã qua, song điều em cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa là đã từ bỏ được ma túy. 12 năm hút chích, là 12 năm em chìm đắm trong đau khổ. Mẹ em khóc cạn nước mắt, vợ em 3 lần viết đơn ly hôn, đến khi em không còn lối thoát em mới bừng tỉnh. Ma túy đã cướp đi tất cả tuổi trẻ, hạnh phúc, tiền bạc. Em muốn qua báo để bày tỏ với những người trẻ đang lầm bước trong ma túy, hãy từ bỏ nó và đứng lên bằng nghị lực của mình” - Mai Văn Ly - chàng thanh niên 26 tuổi đời có 12 năm làm bạn với ma túy - trần tình về những ngày đau khổ của mình.

Đua bò Bảy Núi, càng sửa càng sai

Trúc Huệ |

Tại lễ hội đua bò Bảy Núi (tỉnh An Giang) lần thứ 22 - 2013, báo Lao Động đăng phóng sự “Đua bò Bảy Núi bên bờ vực mất trắng” phản ánh nạn khai thác áp đặt đã để các yếu tố kinh tế “thế dần” chất văn hoá trong loại hình sinh hoạt cổ truyền độc đáo của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Phóng sự được đông đảo dư luận ủng hộ. Đặc biệt, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - ông Nguyễn Minh Nhị - đã có bài viết trên báo An Giang bày tỏ đồng tình với những vấn đề báo Lao Động đặt ra. Trước áp lực dư luận, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều cuộc họp rút kinh nghiệm, chấn chỉnh. Nhưng trớ trêu, sau sửa, vấn đề đã sai lại càng sai…

Bác sĩ chỉ trò chuyện với ...tử thi

Khương Quỳnh |

Đêm, khi các nhân viên đã về nghỉ ngơi, người bác sĩ vẫn lặng lẽ với 6 cái xác trong phòng làm việc. Ông bảo “tôi không một mình, có đến 6 người bên cạnh tôi đấy thôi”. Mang tiếng là bác sĩ, nhưng hơn 32 năm qua, thứ bác sĩ Trần Minh Thông tiếp xúc nhiều nhất không phải bệnh nhân mà là mẫu bệnh phẩm và… tử thi.

Làng Oia và 72 giờ lãng mạn bình yên

GHI CHÉP CỦA NHÀ VĂN DI LI |

Nghỉ một ngày sau khi lên đảo, chúng tôi mới thực sự khám phá Santorini, trong khi hôm trước tôi chưa thể định hình được hòn đảo chỉ rộng có 73 cây số vuông này. Tuy nhiên chỉ trong vòng một ngày, tôi đã có thể thuộc lòng đường đi lối lại trên đảo và tự phóng xe một mình loăng quăng khắp nơi. Mà cũng có gì đâu, vì chiều dài của Santorini có 12km và chiều ngang 7km, bằng một quận ở Hà Nội, chưa kể nhà cửa dân cư trên đảo thưa thớt. 16.000 người chia nhau những đỉnh núi và vách núi, còn thì sự đông đúc thuộc về đám khách du lịch đủ màu da liên tục đổ về từ khắp nơi trên thế giới.

Đỏ-đen lấy chồng xa xứ: Nỗi buồn phụ nữ Việt

Hoàng Văn Minh - Trần Lưu |

Trên mạng đang dậy sóng với link và ảnh chụp lại từ một bộ phim Hàn Quốc mang tên “Nông dân hiện đại” phát hành vào tháng 10.2014. Trong phim, người mẹ nhìn thấy con trai mình say bí tỉ, nằm ngủ quên trong nông trại, liền vừa lay con dậy vừa quát: “Này, tỉnh dậy”. Sang Deok - con trai người phụ nữ ngồi dậy, nói: “Mẹ à, con nhất định sẽ kết hôn”.

Sài Gòn, cà phê vợt

Thùy Ân |

Nhạc Beethoven, ly trà đen đậm đặc không đường - cái kết bình thường sau một bữa sáng bình thường của một ngày cuối tuần bình thường. Đột nhiên, bạn gọi: “Đi càphê vợt xem người Sài Gòn uống càphê có khác gì?”. Rõ khéo! Rủ một “tín đồ” của trà và chỉ thích tận hưởng càphê bằng… mũi đi quán càphê. Nhưng, đi chứ, vì bạn ở xa tới, lại nghe từ “càphê vợt” lạ tai. Và tôi đã nhìn thấy chân dung người Sài Gòn hiện lên đằng sau những ly càphê được pha bằng những chiếc… vợt lạ mắt. Gần 60 năm, càphê của gia đình ông bà Ba Côn hương vị gần như không đổi…

Nguyện cầu ngày con tỉnh

Nhiệt Băng |

Cách đây mấy hôm, ông Trần Siêu Hải (65 tuổi) dắt theo bà Phạm Thị Ngọc Ánh (53 tuổi, trú tổ 30C, phường Hoà Phát, quận Cẩm Lệ) đến gõ cửa Văn phòng Báo Lao Động tại Đà Nẵng. Cầm trên tay lá đơn cầu cứu và đôi ba tấm ảnh minh chứng cho tình cảnh bi thương của anh Đặng Phước Năng (con trai bà Ánh, đang nằm hôn mê bất tỉnh hơn 10 ngày qua tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đà Nẵng vì xuất huyết não), mắt ông Hải rơm rớm: “Bí quá, tôi phải dắt chị ấy đi xin tiền chứ chị ấy đã bán nhà rồi”.

Biên phòng, những chuyện “trời ơi” giờ mới kể

Hữu Danh - Hoàng Văn Minh |

Ngoài việc canh giữ đất trời, bắt hàng lậu là chuyện thường ngày ở biên phòng những nơi có cửa khẩu. Tuy không nóng mùi súng đạn hay đổ máu chết người như các cửa khẩu phía bắc, biên phòng ở biên giới Tây Nam hằng ngày lại đối diện với những chuyện trời ơi đất hỡi kiểu như của đại uý Nguyễn Văn Hải của Trạm biên phòng Phước Chỉ, Tây Ninh: “Khi bị lực lượng vây bắt, phụ nữ thường nhắm các chiến sĩ trẻ xông vào vừa ôm vừa… bóp chỗ hiểm khiến chúng tôi chỉ biết đứng trân người ra. Lúc này, cánh đàn ông mới lao vào cướp tang vật…”.

Lửa ấm miền sương rét…

Đỗ Doãn Hoàng |

Hà Nội những ngày này, cái rét ngọt như dao sắc cứa đến từng đường gân thớ thịt người ta. Chúng tôi ngược bắc ải Cao Bằng, chốn biên thùy ấy, chẳng nói thì ai cũng hiểu nó sương mù rét mướt khắc nghiệt hơn vùng châu thổ nhiều lần. Người lính quân hàm xanh chịu bao cam khó, rét mướt, thẳm xa cô quạnh để canh giữ biên cương, họ đã đón khách thật thắm nghĩa đồng bào...

"Biên phòng Huôl"

Lục Tùng |

Vận động, giáo dục quần chúng để góp thêm “tai mắt” quản lý tốt đường biên là chuyện thường ngày với Biên phòng Việt Nam. Nhưng vận động đến mức người dân sẵn sàng hiến đất “gia bảo” để xây dựng rồi tự nguyện bảo vệ cột mốc và nhận làm con, rồi chia đất để sau này có điều kiện cất nhà sống gần “cha mẹ nuôi” thì có lẽ chỉ có đại uý Danh Kim Huôl - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) - làm được.

Những người lính “khai phá” Đông Phi

ĐÌNH CHÚC |

Đêm tại trung tâm huyện Maganjada Costa thuộc tỉnh Zambezia, cách thủ đô Maputo của Mozambique hơn 2.000km về phía bắc, điện mất, trời oi bức đến ngột ngạt. Qua đêm trong căn phòng nền ximăng nhỏ hẹp - đại bản doanh của Nguyễn Hữu Nam - nguyên Giám đốc huyện của Công ty viễn thông Movitel, người Việt Nam duy nhất ở cái huyện mênh mông nhưng heo hút này, chúng tôi phần nào thấu hiểu nỗi buồn xa quê và sự can đảm của những người lính Viettel ở nước ngoài…

Những trăn trở từ 2 vụ “tập kích” các “nấm mồ rùa biển” lớn nhất Việt Nam

Hoàng Quân |

Chỉ trong vòng 1 tháng, chúng tôi đã phải 2 lần đi từ Hà Nội vào Nha Trang, ăn bờ ngủ bụi, đột kích các kho xưởng với đủ hình thức hóa trang mạo hiểm và mệt mỏi nhất, để tìm tài liệu, kêu gọi cơ quan hữu trách bắt giữ các “ổ nhóm” với nhiều nghìn xác rùa biển quý hiếm được cả Việt Nam và thế giới bảo vệ.

Bạn của đế vương

|

Sinh năm 1930, ông chú của chúng tôi - nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Huy Sanh - tác giả của gần 50 đầu sách vừa hoàn thành một trong số những cuốn sách cuối cùng của đời mình: “Gia Miêu ngoại trang và ông tổ các vua chúa dòng họ Nguyễn”. Ông viết: “Trước đây, theo tộc phả sơ lược cất giữ ở nhà thờ, tôi chỉ biết nhánh họ Nguyễn chúng tôi vốn xuất xứ từ Định Quốc công Nguyễn Bặc”. Hoàn thành cuốn sách này, ông cho rằng, mình là hậu duệ dù đã nhiều đời nhưng đã làm được một việc cho dòng họ, nói rõ cội nguồn, là món quà dâng lên cụ tổ khi bản thân đã “bát thập cổ lai hy”.