Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Dùng mọi biện pháp để cứu công nhân

Đặng Trung Kiên |

Đã hai ngày, một đêm kể từ khi xảy ra sự cố sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (Lâm Đông), 12 công nhân vẫn còn mắc kẹt dưới lòng đất. Đến đêm 17.12, diễn biến trở nên căng thẳng hơn khi nước trong đường hầm mỗi lúc một dâng cao, đe dọa tính mạng 12 công nhân. Tin từ trong báo ra, một công nhân có dấu hiệu bị ngạt thở. Lực lượng cứu hộ gồm 3 bộ trưởng, toàn bộ lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và hàng trăm viện binh bàn tính, làm việc không kể ngày đêm, triển khai đồng loạt nhiều phương án với phương châm: “Đưa được người ra mới về nhà”.

Đỏ - đen lấy chồng xa xứ: Những đứa trẻ “vô thừa nhận”

Hoàng Văn Minh - Trần Lưu |

Hạnh phúc từ những cuộc hôn nhân chóng vánh mang theo ước vọng đổi đời của các cô gái miền Tây là điều gì đó mông lung, được kể lại từ những hồi ức xa lắc ngoài biên giới. Còn bất hạnh, khổ đau và những hệ lụy kéo dài là điều chúng tôi nhìn thấy trước mắt. Gần nhất là những đứa trẻ dù có mẹ, có cha, nhưng trở về Việt Nam lại trở thành những kẻ “vô thừa nhận” trên chính quê hương của mẹ mình…

TBS: Xin hãy cứu lấy một “thiên thần” sắp chết

Khương Quỳnh |

Anh Phạm Thanh Sang gọi đến Quỹ Tấm lòng vàng của Báo Lao Động, ấp úng:“Em bết quá, nên mới gọi đến đây”. Bé Ngọc Hân, con gái thứ 3 của anh, vừa mới chào đời chưa được 4 tháng tuổi nhưng đã liên tục trải qua những cuộc phẫu thuật tim. Cháu bị dị tật tim bẩm sinh vô cùng phức tạp. Hiện Hân đang được điều trị tại khoa Ngoại - Hồi sức - Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM trong tình trạng tuyệt vọng, bởi gia đình không có tiền để thực hiện những cuộc phẫu thuật tiếp theo cho cháu...

Cơn mưa và dây chuyền tuyển ướt

Hoàng Văn Minh |

Không hiểu sao tôi cứ lẩn thẩn liên tưởng phát minh về dây chuyền tuyển than ướt của đại tá Phương Kim Minh - Giám đốc Cty TNHH MTV vận chuyển và chế biến than Đông Bắc - đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng “Lao động sáng tạo” với phát minh định luật về lực đẩy của nhà bác học Acsimet với câu “eureka” nổi tiếng, dù biết sự so sánh ở đây là điều vô cùng khiên cưỡng. Nhưng ngẫm cho cùng, “hạt mầm sáng tạo” đâu chỉ dành riêng cho các thiên tài. Và câu chuyện ông Phương Kim Minh phát minh hệ thống dây chuyền tuyển rửa than rất độc đáo của mình từ quan sát những cơn mưa lại trở nên như một lẽ rất thường tình.

Chết vẫn chưa hết… khổ

Lục Tùng |

“Tội nghiệp con Tâm lắm mấy cô chú ơi, chưa lọt lòng đã chịu cảnh khổ đau… đến chết, chắc vong linh nó càng đau khổ hơn vì hai đứa con thơ không biết nương tựa vào đâu khi chồng đã mất, còn bên nội bên ngoại ai cũng nghèo, cũng khó”. Lời than của bà Huỳnh Thị Nga - mẹ ruột nạn nhân Huỳnh Thị Tâm (SN 1978, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp), tử vong trong vụ nổ lớn vào ngày 17.10.2014 tại chi nhánh của Cty TNHH SX-DV-TM Đặng Huỳnh, số 66/2, Lê Thị Riêng, KP5, phường Thới An, quận 12 (TPHCM) - khiến tất cả chúng tôi không kìm được xúc cảm.

38 năm, một địa chỉ rắn

Hoàng Văn Minh - Hữu Danh |

Nhân mấy hôm nay trên các loại mạng kể chuyện rắn lục đuôi đỏ hoành hành ở miền Trung là do… Trung Quốc thả qua và nhiều toà soạn báo liên tục “được” bạn đọc báo tin giả về việc rắn lục vừa cắn người ở đâu đó, chợt nhớ bình luận của một chuyên gia về rắn hàng đầu Việt Nam, trung tá - bác sĩ Vũ Ngọc Lương (ảnh) - Phó Giám đốc Trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang. Ông bảo “một trong những nguyên nhân khiến rắn lục đuôi đỏ (người miền Nam gọi là rắn lục đầu vồ) thành chuyện thời sự là do báo điện tử và mạng xã hội”.

Chiềng Nơi sáng rồi

BẢO DUY |

“Có điện rồi, có điện rồi! Sáng rồi!”… Những tiếng hô vang và vỗ tay không dứt khắp bản Nhụng Dưới. Tin vui cũng lan về khắp các bản Nhụng Trên, Huổi Lặp, Hua Pư, Sái Khao, Phiêng Khá, Phiêng Khôm… của xã Chiềng Nơi - nơi gần 400 giáo viên và học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Chiềng Nơi (PTDTBT) THCS Chiềng Nơi sinh sống. Đúng 18h ngày 6.12, sau hơn 4 năm đường điện quốc gia về tới trung tâm xã, thầy trò Chiềng Nơi mới được hưởng ánh sáng của văn minh. Xen lẫn những tiếng hò reo, nét mặt hân hoan và cả những ánh mắt ngân ngấn lệ. Chiềng Nơi sáng rồi!

Đường đi của máu

Khương Quỳnh - Minh Quân - P.Bắc |

Những người hiến tin rằng máu của mình sẽ được dùng để cứu người dưới hình thức cho - tặng. Thế nhưng thực tế, máu hiến có được dùng để cung ứng miễn phí, hay người bệnh phải mua với giá cao? Đường đi của máu hiến đến người bệnh như thế nào vẫn là câu chuyện mà không phải ai cũng biết rõ…

Lô Lô Chải - bản tận cùng phương Bắc

NGUYỄN HUY MINH |

Trên dải đất hình chữ S mình, có một bản nhỏ náu mình nơi hiểm địa sơn cùng thủy tận, chỉ vài chục nóc nhà nhưng gần 40 năm qua, kể từ mùa đông 1977, cờ tổ quốc không ngừng tung bay trên trời mây nơi đây. Dù nắng lửa hay tuyết phủ, dù trận mạc hay hòa bình. Mùa đông năm 1977 tôi vừa có mặt trên đời, còn bản nhỏ ấy có tên là Lô Lô Chải, người xưa hay gọi bằng Trại Lô Lô.

Lạ lẫm với “Uber” taxi

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Để biết được đi xe ôtô sử dụng dịch vụ Uber như thế nào, chúng tôi đã cài đặt phần mềm Uber trên smartphone rồi tải ứng dụng miễn phí vào điện thoại và dùng vài thao tác vô cùng đơn giản là có thể gọi xe bằng cách đăng nhập điểm đón và địa điểm kết thúc hành trình. Ngay lập tức thông tin điểm đi và đến sẽ hiện ra trên điện thoại và ước tính số tiền phải trả.

Đàn ông điểm mười

Kỳ Quan |

Bất kể anh là ai, vị giám đốc sở đầy quyền uy hay người giữ xe cơ quan, anh đều “được”chị em trong cơ quan “soi” rất kỹ, rồi chấm điểm hằng năm theo các tiêu chí: Thủy chung chồng vợ; Giúp đỡ vợ cùng tiến bộ; Giúp đỡ chị em trong cơ quan… Cũng như thời còn đi học, các anh được chấm theo thang điểm 10. Ai đạt điểm tối đa, được phong danh hiệu “Nam giới điểm mười”, được khen thưởng, chọn đi dự điển hình toàn tỉnh.

Cò cưa trên miệng tử thần

Xuân Nhàn |

Người phụ nữ ngoài ba mươi bụng mang dạ chửa, vừa dậm dọa, vừa dỗ dành đứa nhỏ giọt dài giọt ngắn. Con bé độ 3 - 4 tuổi, mũi dãi lòng thòng cứ chực vùng khỏi bàn tay kiềm tỏa của mẹ. Điểm chị dừng chân là ngôi nhà nham nhở đầu thôn Kim Giao Bắc (xã Hoài Hải, Hoài Nhơn, Bình Định). Góc nhà trống huơ trống hoác giờ được che chắn, vá víu làm nơi tạm trú. Gió từng cơn điên cuồng xô đẩy dãy bờ tường chông chênh, chới với...

Gieo “giọt” sáng cho mắt trẻ

BÍCH LIEEN |

Những đôi mắt trong veo, sáng long lanh như ngọc của các thiên thần bé nhỏ nơi vùng núi hoang sơ thuần khiết mà tôi gặp trong chuyến đi trao tặng phòng học cho những điểm trường nghèo ở Lào Cai, Yên Bái đã dạy tôi biết chắt chiu chút hạnh phúc nhỏ nhoi, bởi cuộc đời còn trùng trùng người gian khó và niềm hy vọng vào tình yêu thuần khiết trong sâu thẳm mỗi con người.

Hiến giác mạc - hành động của những “hiệp sĩ” giàu lòng nhân ái

Phóng sự của Giang Thùy Linh |

Khi tôi viết những dòng này thì Bệnh viện Mắt Trung ương và một số cơ sở chữa bệnh về mắt trên cả nước vẫn hằng ngày, hằng giờ mong mỏi có thêm những tấm lòng nhân ái sẵn sàng hiến tặng giác mạc của mình để hồi sinh những “đôi mắt tối”, bởi cả nước vẫn còn khoảng 300.000 người mù cần giúp đỡ. Không được nhìn thấy nhịp sống tươi vui của cuộc đời, họ thất vọng, buồn bã và mất hết niềm tin vào ngày mai. Thế rồi, những “hiệp sĩ” đã xuất hiện, tặng cho họ Ánh Sáng - món quà quý giá nhất của sự sống.

Ai là “ông trùm” thật sự của những “nấm mồ rùa biển lớn nhất Việt Nam?“

Điều tra của Hoàng Quân - Sơn Thành |

Như độc giả Lao Động đã biết, từ nguồn tin của phóng viên chúng tôi, qua quá trình trinh sát kết hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), báo cáo thẳng tới Cục Cảnh sát môi trường (C49, Bộ Công an), cuối tháng 11.2014, các nhà kho, xưởng chế tác rùa biển khổng lồ và cực kỳ tàn độc ở Nha Trang (Khánh Hòa) đã bị triệt phá. Ít nhất hàng nghìn cá thể rùa biển quý hiếm được bảo vệ đặc biệt trên toàn thế giới đã được ngành chức năng thu giữ.