Nhiều sáng kiến tăng lương và ký thỏa ước lao động tập thể

Minh Hạnh |

Chiều 30.11, trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra diễn đàn “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc”. Tại diễn đàn, phần lớn các ý kiến tập trung vào công tác đại diện, bảo vệ, đặc biệt là công tác tham gia đối thoại, thương lượng tập thể của tổ chức Công đoàn.

Theo TS. Trần Thị Thanh Hà – Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng Ban Quan hệ Lao động - Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023, việc phối hợp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc tiếp tục có chuyển biến tích cực với 98,8% doanh nghiệp Nhà nước và 64,93% doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tổ chức hội nghị người lao động và các hình thức dân chủ khác theo quy định của pháp luật.

Hoạt động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước được chú trọng, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng. Đã ký mới 15.832 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp (đạt tỉ lệ 72,12% (tăng 6,47% so với đầu nhiệm kỳ).

TS. Trần Thị Thanh Hà – Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Minh Hạnh
TS. Trần Thị Thanh Hà – Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Minh Hạnh

Tuy nhiên, công tác đối thoại, thương lượng tập thể vẫn còn những tồn tại, hạn chế như hoạt động tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại tỉ lệ còn thấp, nhiều nơi còn hình thức, chất lượng thỏa ước lao động tập thể có còn thấp, nhiều doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể còn manh mún, khả năng mở rộng thấp…

Nhằm giúp tổ chức công đoàn triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra, diễn đàn đã tập trung thảo luận về các vấn đề cụ thể như xác định đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề đặt ra đối với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các cấp công đoàn trong công tác đối thoại, thượng tập thể; Đánh giá đúng vai trò, khả năng, năng lực của từng cấp công đoàn nhằm đặt ra nhiệm vụ phù hợp, trao trách nhiệm ngang tầm nhiệm vụ, bố trí nguồn lực thích đáng đối với từng cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở…

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương) - bà Phạm Thị Tuyết Nhung, đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng bộ tài liệu tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn hoạt động công đoàn trong đó có hoạt động đối thoại, thương lượng theo dạng tài liệu gấp (bỏ túi) để cán bộ CĐCS có điều kiện học tập, nghiên cứu và áp dụng tại cơ sở thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời kiến nghị Bộ LĐTBXH hỗ trợ doanh nghiệp thương lượng đưa nội dung tiền lương vào trong TƯLĐTT và phân loại, định danh công việc, nhóm công việc để NLĐ được quyền thương lượng mức lương xứng đáng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương (Bộ LĐTBXH) cho hay, phương thức quản lý Nhà nước về quan hệ lao động được đổi mới, bảo đảm vừa thực hiện chức năng quản lý vừa phát huy vai trò hỗ trợ và phát triển quan hệ lao động, giảm thiểu can thiệp hành chính vào vai trò của các bên.

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh – ông Dương Đại Lộc, xác định đối thoại, thương lượng, xây dựng và thực hiện TƯLĐTT là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, mang tính bền vững ở doanh nghiệp, trong nhiệm kỳ 2023 – 2028, Công đoàn Tỉnh Tây Ninh đã tập trung nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT trong các doanh nghiệp. Bình quân số lượng doanh nghiệp có ký kết thỏa ước lao động tập thể đạt trên 88,83%, có 53,1% bản thoả ước được xếp loại A, B, cao hơn bình quân chung của cả nước.

“Đạt được kết quả trên, có vai trò rất lớn của Chủ tịch CĐCS tại doanh nghiệp trong việc chủ động phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; xây dựng chương trình phát động các phong trào thi đua gắn chặt với các mục tiêu, định hướng, kế hoạch sản xuất - kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp…”, ông Lộc cho hay.

Diễn đàn số 1: Chủ đề thảo luận: “Đổi mới công tác tập hợp, vận động người lao động vào tổ chức công đoàn; nâng cao chất lượng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở”.

Diễn đàn số 2: Chủ đề thảo luận “Đổi mới công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động”.

Diễn đàn số 3: Chủ đề thảo luận “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc”.

Diễn đàn số 4: Chủ đề thảo luận “Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi của người lao động”.

Diễn đàn số 5: Chủ đề thảo luận “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn”.

Diễn đàn số 6: Chủ đề thảo luận “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động công đoàn”.

Diễn đàn số 7: Chủ đề thảo luận “Nâng cao chất lượng công tác nữ công; bảo vệ quyền lợi của lao động nữ và trẻ em; xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc”.

Diễn đàn số 8: Chủ đề thảo luận: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Diễn đàn số 9: Chủ đề thảo luận: “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại công đoàn, phát huy vai trò công đoàn ngành tham gia hội nhập quốc tế”.

Diễn đàn số 10: Chủ đề thảo luận: “Các giải pháp nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân”.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Bữa ăn ca của người lao động chất lượng hơn nhờ Thỏa ước lao động tập thể

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tập trung thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Một hiệu quả có thể đo lường được đó là các bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được ký kết ở các doanh nghiệp với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.

Người lao động hưởng nhiều quyền lợi từ thỏa ước lao động tập thể

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang có 155 CĐCS doanh nghiệp có ký kết thỏa ước lao động tập thể với nội dung thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo NLĐ đã góp phần cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho đoàn viên, NLĐ giúp họ yên tâm lao động, sản xuất.

Điểm sáng từ thỏa ước lao động tập thể

Hoàng Lâm |

“Quan hệ lao động được điều chỉnh bằng luật và những văn bản dưới luật thông qua hợp đồng lao động, tại sao vẫn cần những thỏa ước tập thể?”.

Công nhân Thái Bình mong có sân chơi để thư giãn sau giờ làm việc

Lương Hà |

Thái Bình - Nhiều đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Bình mong muốn được đầu tư thiết chế văn hóa, để có sân chơi thư giãn sau giờ làm việc.

Rút BHXH một lần tăng cao, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai thấy đau lòng

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai bày tỏ rằng, cảm thấy rất đau lòng khi tình trạng người lao động rút BHXH một lần tăng cao. Ngành đã truyền thông rất mạnh nhưng thực tế là ăn chưa no làm sao lo đến ngày mai.

Cần quy định rõ về chế độ lương đối với nhà giáo, người lao động

Minh Hạnh |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 là sự kiện chính trị trọng đại của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo TS Lương Thị Việt Hà - Trưởng Ban Tuyên giáo Nữ công, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đoàn viên, cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) ngành Giáo dục mong muốn Ban chấp hành nhiệm kỳ mới sẽ có thêm nhiều cơ chế chính sách để chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

Mong có chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động người dân tộc

Thị Liễu - đoàn viên Công ty TNHH An Giang Samho |

Chúng tôi tha thiết mong Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp ngành hữu quan xây dựng chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân lao động

DIỆU ANH |

Những năm qua, các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ), đặc biệt là các phong trào thi đua chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, tổ chức Công đoàn và tỉnh Ninh Bình được các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ và có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống đối với đoàn viên, CNLĐ.

Bữa ăn ca của người lao động chất lượng hơn nhờ Thỏa ước lao động tập thể

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tập trung thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Một hiệu quả có thể đo lường được đó là các bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được ký kết ở các doanh nghiệp với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.

Người lao động hưởng nhiều quyền lợi từ thỏa ước lao động tập thể

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang có 155 CĐCS doanh nghiệp có ký kết thỏa ước lao động tập thể với nội dung thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo NLĐ đã góp phần cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho đoàn viên, NLĐ giúp họ yên tâm lao động, sản xuất.

Điểm sáng từ thỏa ước lao động tập thể

Hoàng Lâm |

“Quan hệ lao động được điều chỉnh bằng luật và những văn bản dưới luật thông qua hợp đồng lao động, tại sao vẫn cần những thỏa ước tập thể?”.