Mong có chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động người dân tộc

Thị Liễu - đoàn viên Công ty TNHH An Giang Samho |

Chúng tôi tha thiết mong Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp ngành hữu quan xây dựng chính sách đặc thù về nhà ở xã hội cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Là người dân tộc Khmer, có 7 năm làm công nhân lao động trực tiếp tại nhà máy trong Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành, An Giang), tôi rất vui khi thấy thông tin trên các báo đài đưa tin Quốc hội vừa thông qua cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội.

Cũng như nhiều lao động làm việc tại Khu công nghiệp tỉnh An Giang, tôi rất vui mừng vì điều này mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở nhiều hơn cho lao động có mức thu nhập thấp như anh em công nhân chúng tôi.

Đoàn viên Thị Liễu mong muốn có chính sách đặc thù về nhà ở cho lao động là người dân tộc. Ảnh: NVCC
Đoàn viên Thị Liễu mong muốn có chính sách đặc thù về nhà ở cho lao động là người dân tộc. Ảnh: NVCC

Vì thế, chúng tôi rất mong tổ chức Công đoàn với chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, trong đó có quyền về nhà ở, sớm triển khai thực hiện để người lao động có thu nhập thấp sớm hiện thực được ước mơ có được căn nhà để ổn định cuộc sống và an tâm làm việc.

Đoàn viên Thị Liễu làm việc tại Khu công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành - An Giang. Ảnh: NVCC
Đoàn viên Thị Liễu làm việc tại Khu công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành - An Giang). Ảnh: NVCC

Hơn thế nữa, là người dân tộc thiểu số, chúng tôi còn mong Tổng LĐLĐ Việt Nam quan tâm phối hợp cùng ngành chức năng xem xét, xây dựng cơ chế đặc thù và đề xuất Chính phủ ban hành chính thức để lao động là người dân tộc rút ngắn khoảng cách đời sống… có thêm cơ hội để tiếp cận được nhà ở xã hội.

Thị Liễu - đoàn viên Công ty TNHH An Giang Samho
TIN LIÊN QUAN

Chủ trương nhân văn về nhà ở cho người lao động

Nguyễn Hữu Giang - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang |

Việc Quốc hội biểu quyết giao cho Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất nhân văn. Với người lao động có thu nhập thấp, đây thực sự là một tin vui.

Mong muốn giảm bớt thủ tục mua nhà ở xã hội để công nhân dễ tiếp cận

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Anh Nguyễn Gia Thái – cán bộ Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, Đồng Nai) kỳ vọng, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa cho người lao động sẽ được quan tâm bàn thảo và có những quyết sách hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền để có những chính sách thuận lợi hỗ trợ người lao động mua nhà ở xã hội.

Nhà ở là vấn đề mà phần lớn người lao động mong muốn

Trần Thanh Nhã (Chủ tịch CĐCS TNHH An Giang Samho) |

Việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội, được xem là “song hỷ” cho ngôi nhà “Công đoàn - người lao động”.

Bắc Giang kiến nghị đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Công đoàn tỉnh Bắc Giang kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người lao động và có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ hơn cho người lao động trong việc thuê, mua nhà ở xã hội.

Đề xuất kéo dài thời hạn phụ cấp ưu đãi nghề để áp mức lương từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Chiều 2.12, tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam - kiến nghị, đề xuất giải pháp về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên ngành Y tế.

Hàng tuần thăm nhà trọ để hiểu hơn cuộc sống của người lao động

Nhóm phóng viên |

Hằng tuần, đại diện Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) tới thăm 100 người lao động tại nơi ở trọ để tìm hiểu cuộc sống thực tiễn và lắng nghe các ý kiến.

Bình Dương chủ động giám sát chế độ tiền lương, BHXH cho người lao động

NHÓM PV |

Thời gian qua, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chủ động tổ chức giám sát đối với các cơ quan, doanh nghiệp về tiền lương, thang bảng lương, nội quy lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể cho người lao động.

Doanh nghiệp thấy mình trong 3 khâu đột phá Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt ra

Hiếu Anh |

Chia sẻ với Báo Lao Động, đại diện Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, những ngày qua, đơn vị theo dõi sát các thông tin về sự kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Đơn vị cho rằng, 3 khâu đột phá mà Đại hội lần này đề ra có nhiều nội dung trực tiếp liên quan đến khối doanh nghiệp tư nhân.

Chủ trương nhân văn về nhà ở cho người lao động

Nguyễn Hữu Giang - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang |

Việc Quốc hội biểu quyết giao cho Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội là chủ trương rất nhân văn. Với người lao động có thu nhập thấp, đây thực sự là một tin vui.

Mong muốn giảm bớt thủ tục mua nhà ở xã hội để công nhân dễ tiếp cận

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Anh Nguyễn Gia Thái – cán bộ Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, Đồng Nai) kỳ vọng, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa cho người lao động sẽ được quan tâm bàn thảo và có những quyết sách hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền để có những chính sách thuận lợi hỗ trợ người lao động mua nhà ở xã hội.

Nhà ở là vấn đề mà phần lớn người lao động mong muốn

Trần Thanh Nhã (Chủ tịch CĐCS TNHH An Giang Samho) |

Việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư nhà ở xã hội, được xem là “song hỷ” cho ngôi nhà “Công đoàn - người lao động”.