Mong mỏi Báo Lao Động tiếp tục phản ánh tình trạng dạy thêm, dạy liên kết

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc mong mỏi Báo Lao Động tiếp tục phản ánh tình trạng các trường học liên kết với trung tâm, đơn vị tư nhân bên ngoài để dạy thêm; trả lại sự minh bạch trong ngành giáo dục.

Bạn đọc Trần Tam cho hay: "Hiện nay, tôi thấy có nhiều vấn đề như quy định về sách giáo khoa, quy định chương trình học đến "nạn" dạy thêm rất cần thanh tra, làm rõ. Để phụ huynh, học sinh thấy rõ tính hiệu quả của từng chương trình nằm ở đâu. Để xem các chương trình có tốn kém, áp lực, lãng phí hay không? Có tạo gánh nặng thêm cho việc học của học sinh và kinh tế của gia đình học sinh hay không?".

Còn bạn đọc Nguyễn Thắng cho biết, con trai mình mới đang học lớp 6 tại một trường THCS trên địa bàn quận Long Biên, TP Hà Nội, ngoài học tiếng Anh, cháu phải học thêm tiếng Hàn Quốc. Mỗi tháng, phụ huynh phải đóng thêm 150.000 đồng để con học loại tiếng này.

"Cháu về nói rằng học tiếng Hàn Quốc chỉ được học ngữ pháp và không được dạy để nói được một từ nào. Tôi thấy chương trình học rất vô bổ. Đề nghị ngành giáo dục cần có biện pháp xử lý tình trạng này" - bạn đọc Nguyễn Thắng cho hay.

"Tình trạng dạy thêm kiểu này đã diễn ra nhiều năm nay mà Bộ Giáo dục và Đào tạo không xử lý, không thay đổi được. Khi phụ huynh kêu nhiều thì nhà trường tạm hoãn học thêm, sau đó lại đâu vào đấy. Học sinh đi học thêm tại nhà thầy, cô nhiều như trên trường mà không thấy kết quả tốt hơn. Giáo viên, nhà trường đổ lỗi cho học sinh, gia đình. Khoản thu hàng năm thì có những khoản không thể hiểu được. Hầu hết tình trạng này xảy ra tại thành phố, ở quê thì ít hơn" - bạn đọc Trần Kỳ chia sẻ.

Là người thường xuyên theo dõi các bài viết liên quan đến "nạn" dạy thêm trên Báo Lao Động, một bạn đọc giấu tên bày tỏ hy vọng Báo Lao Động tiếp tục tích cực viết bài phản ánh sự bất cập trong ngành giáo dục. Các vấn đề tồn tại trong ngành cần phải được giải quyết quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa.

Theo bạn đọc này, những tiêu cực như "cái vòi bạch tuộc" xấu xa, len lỏi được xuất phát từ các lợi ích nhóm của một số người trong ngành giáo dục. Họ nghĩ đủ cách lách luật, để biến tướng các khoản thu cho hợp lệ như môn học bổ trợ tự nguyện...

Sau khi lấy ý kiến đồng ý của học sinh, phụ huynh, họ thực hiện liên kết với các trung tâm bên ngoài. Việc này tạo gánh nặng về các loại phí cho cha mẹ học sinh, khiến các em học sinh thu thập kiến thức lơ mơ, không chất lượng do bị ăn bớt thời gian học chính thức ở trên lớp.

"Rất trông chờ Báo Lao Động tích cực phản ánh hơn, làm sao để các ban, ngành trong Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tìm hiểu, làm việc công minh hơn. Từ đó, đẩy lùi và giảm bớt các tiêu cực luôn trá hình và rình rập, sẵn có cơ hội là phình to ra ngay trong các nhà trường trên cả nước" - bạn đọc này bày tỏ.

Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh tình trạng các trường học liên kết với các trung tâm, đơn vị tư nhân bên ngoài để dạy thêm. Dù nói là tự nguyện đăng kí, nhưng thực chất, các trường sắp xếp các tiết học thêm này xen kẽ chương trình chính khoá, học sinh không đăng kí sẽ phải di chuyển sang phòng khác. Sự bất hợp lí này khiến phụ huynh rất khó từ chối đăng kí tham gia.

Phụ huynh theo dõi các bài viết của Báo Lao Động về việc trường học ngang nhiên biến giờ dạy thêm thành giờ học chính khoá qua các bài viết:

- Hàng loạt lớp học thêm gắn mác tự nguyện, phụ huynh phải đóng phí chồng phí

- Hé lộ mức hoa hồng khủng chi cho các nhà trường từ dạy thêm

- Mô hình liên kết với trường học dạy thêm tiếng Anh đang thu bội tiền?

- Bất ngờ với lợi nhuận của ISMART - đối tác liên kết dạy tiếng Anh với 500 trường học

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

"Trên cấm dưới mở" - làm sao thẳng tay loại bỏ dạy thêm?

Hoàng Văn Minh |

Ngành Giáo dục hiện khó mà thẳng tay loại bỏ dạy thêm trong các trường học khi vẫn còn tình trạng "trên cấm dưới mở".

Giáo viên "ú ớ" không trả lời được phụ huynh về việc liên kết dạy thêm

LƯƠNG HẠNH |

Phản ánh đến Báo Lao Động, nhiều bạn đọc cho biết khi hỏi việc trường học liên kết với các bên, đưa quá nhiều chương trình dạy thêm, thầy cô giáo "ú ớ" không có câu trả lời chính đáng cho phụ huynh.

Giải pháp ngăn chặn các hình thức dạy thêm, học thêm biến tướng

Tường Vân |

Việc dạy thêm tại các trường phổ thông hiện nay không được kiểm soát và diễn ra dưới nhiều hình thức: Phụ đạo, dạy tiếng Anh tăng cường, tích hợp, bồi dưỡng nâng cao… Dù trên tinh thần tự nguyện đăng ký, song theo phụ huynh, họ khó lòng từ chối khi nhà trường đưa ra lời gợi ý.

Nóng bỏng khai thác cát trái phép ở miền Trung

Ngọc Viên - An Thượng |

Hàng loạt công trình xây dựng cơ bản, các dự án trọng điểm xây dựng giao thông, làm cao tốc ở khu vực miền Trung đang được triển khai sau dịch COVID-19 khiến nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao. Vì vậy, việc khai thác cát lén lút, trái phép diễn ra khắp nơi, chưa bao giờ nóng như hiện nay dù chính quyền, cơ quan chức năng đã vào cuộc.

Loay hoay tìm giải pháp quản lý 2 khu ký túc xá bỏ hoang ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng 2 khu ký túc xá nhưng chưa phát huy hiệu quả. Cũng vì không có sinh viên đến ở nên các khu ký túc xá đã rơi vào tình cảnh bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Xuất hiện ca đậu mùa khỉ chưa rõ nguồn lây, người dân cần chú ý gì?

Thanh Chân - Như Quỳnh |

TPHCM - Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, ca bệnh thứ 3 mắc đậu mùa khỉ là nam bệnh nhân (25 tuổi, thường trú ở tỉnh Đồng Nai và tạm trú ở TPHCM) không có tiền sử đi nước ngoài hay tiếp xúc với người nước ngoài trong 21 ngày.

Cán bộ địa chính xã bị vợ tố quan hệ bất chính đã lấy vợ mới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi xảy ra sự việc một công chức địa chính xã (ở Thanh Hóa) bị vợ tố quan hệ bất chính với người khác, chính quyền địa phương đã yêu cầu nam cán bộ này kiểm điểm và hiện đã chuyển công tác đến một xã khác.

Công chúa Thái Lan thi đấu ở ASIAD 19 sở hữu đế chế thời trang hàng chục tỉ USD

AN NGUYÊN |

Công chúa Thái Lan - Sirivannavari Nariratana Rajakanya sở hữu đế chế thời trang riêng với tổng giá trị tài sản lên đến hơn 44 tỉ USD.

"Trên cấm dưới mở" - làm sao thẳng tay loại bỏ dạy thêm?

Hoàng Văn Minh |

Ngành Giáo dục hiện khó mà thẳng tay loại bỏ dạy thêm trong các trường học khi vẫn còn tình trạng "trên cấm dưới mở".

Giáo viên "ú ớ" không trả lời được phụ huynh về việc liên kết dạy thêm

LƯƠNG HẠNH |

Phản ánh đến Báo Lao Động, nhiều bạn đọc cho biết khi hỏi việc trường học liên kết với các bên, đưa quá nhiều chương trình dạy thêm, thầy cô giáo "ú ớ" không có câu trả lời chính đáng cho phụ huynh.

Giải pháp ngăn chặn các hình thức dạy thêm, học thêm biến tướng

Tường Vân |

Việc dạy thêm tại các trường phổ thông hiện nay không được kiểm soát và diễn ra dưới nhiều hình thức: Phụ đạo, dạy tiếng Anh tăng cường, tích hợp, bồi dưỡng nâng cao… Dù trên tinh thần tự nguyện đăng ký, song theo phụ huynh, họ khó lòng từ chối khi nhà trường đưa ra lời gợi ý.