Bất ngờ với lợi nhuận của ISMART - đối tác liên kết dạy tiếng Anh với 500 trường học

Nhóm Phóng viên |

Việc liên kết với nhiều trường học dạy tăng cường tiếng Anh, toán tiếng Anh... góp phần đưa về cho ISMART hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Đơn cử, trong 2 năm 2020 và 2021, công ty đã có gần 329 tỉ đồng doanh thu, đồng thời lãi ròng đạt khoảng 37 tỉ đồng.

“Ẵm” gói thầu tiền tỉ ở Trường Tiểu học Vạn Bảo

Trong loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng các trường học "ngang nhiên biến giờ học chính khóa thành thời gian dạy thêm", CTCP Giáo dục ISMART là một đơn vị "quen mặt", nhiều lần được nhắc tới khi thường xuyên liên kết với các trường học để dạy tăng cường, dạy thêm.

Ngày 6.9 vừa qua, Trường Tiểu học Vạn Bảo (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu số 1: Cung cấp dịch vụ tổ chức cho học sinh học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học năm học 2023-2024 tại Trường Trường tiểu học Vạn Bảo. Theo đó, đơn vị trúng thầu là CTCP Giáo dục ISMART, với giá trúng thầu 2,4 tỉ đồng, thấp hơn giá gói thầu khoảng 200 triệu đồng.

Được biết, gói thầu này bao gồm: Chi phí tiền lương cho giáo viên giảng dạy chương trình khối 1 (490 tiết học); chi phí tiền lương cho giáo viên giảng dạy chương trình khối 2 (420 tiết học); chi phí tiền lương cho giáo viên giảng dạy chương trình khối 3 (630 tiết học); chi phí công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm, tài liệu bổ trợ, tài liệu kiểm tra định kỳ, kiểm tra đánh giá cuối năm; trọn gói chi các hoạt động khác gồm phát động các cuộc thi, hoạt động, ngoại khóa, lễ hội trong năm học cho toàn bộ các lớp...

Quyết định phê duyệt gói thầu của ISMART tại Trường tiểu học Vạn Bảo. Ảnh: Chụp màn hình,
Quyết định phê duyệt gói thầu của ISMART tại Trường tiểu học Vạn Bảo. Ảnh: Chụp màn hình

Ngoài ra, đầu tháng 9.2023, ISMART đang tham gia "đấu" gói thầu số 1: Cung cấp dịch vụ tổ chức cho học sinh học Tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học năm học 2023-2024 tại Trường THCS Trương Công Giai và Gói thầu số 1: Cung cấp dịch vụ tổ chức cho học sinh học Tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học năm học 2023-2024 tại trường THCS Mai Dịch. Theo tìm hiểu, cả hai trường này đều đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Học phí cao nhất 5,8 triệu đồng/học sinh/9 tháng

Dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, CTCP Giáo dục ISMART được thành lập vào tháng 5.2012, công ty có địa chỉ chính tại TPHCM. Tại thời điểm tháng 8.2020, vốn điều lệ ISMART đạt 38,5 tỉ đồng. Cập nhật vào tháng 3.2022, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan (SN 1976) được giới thiệu là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty.

Theo giới thiệu trên website của mình, ISMART với hệ sinh thái giáo dục toàn diện đang tự giới thiệu là đơn vị tiên phong và số 1 chương trình dạy tiếng Anh qua toán và khoa học, với 120.000 học sinh tại 500 trường trên toàn quốc.

ISMART là đối tác với 500 trường học trên toàn quốc. Ảnh: Chụp màn hình.
ISMART là đối tác với 500 trường học trên toàn quốc. Ảnh: Chụp màn hình

Chưa kể, tại wesite chính thức, ISMART cũng trích dẫn nhiều đánh giá về chương trình học của mình từ hiệu trưởng các trường học và phụ huynh học sinh.

Đơn cử, cô Nguyễn Thị Thanh Mai - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Triều (TP. Hà Nội) - đánh giá: “Ngoài những tiết học, bên ISMART cũng đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá để các con tăng hứng thú cũng như nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của các con hơn”.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Diệu Thuý - Hiệu trưởng Trường THCS Sài Đồng (TP.Hà Nội) - cho hay: “Trong 2 năm thực hiện, chương trình của ISMART nhận được sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh và đặc biệt là sự yêu thích của các em học sinh”.

Ảnh chụp màn hình Website công ty ISMART.
Ảnh chụp màn hình website Công ty ISMART.

Wesite của công ty cũng đăng ý kiến của cô Nguyễn Thị Giẽ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Sĩ Kiện (TP. Hà Nội): “Trường Tiểu học Ngô Sĩ Kiện đang triển khai chương trình ISMART, tôi thấy chương trình giảng dạy trên nền tảng công nghệ giúp học sinh tiếp thu rất nhanh, giảm thiểu phương pháp đọc chép”.

Tuy nhiên, chưa vội bàn tới chất lượng các chương trình dạy học của ISMART, bước vào đầu năm học 2023 - 2024, nhiều phụ huynh đã đóng cho chương trình học tiếng Anh ISMART mà trường đang thu, bên cạnh các khoản tiền khác như học phí, sách vở, đồ dùng học tập.

Cụ thể, đối với tiếng Anh giao tiếp ISMART, phụ huynh sẽ đóng 150.000 đồng/học sinh/tháng. Tương ứng, tổng tiền là khoảng 1.350.000 đồng/học sinh/9 tháng. Đối với tiếng Anh nâng cao trên nền tiếng Anh toán - khoa học ISMART, số tiền học sinh phải đóng khoảng 5.850.000 đồng/học sinh/9 tháng. Đối với Toán tiếng Anh - Khoa học tiếng Anh ISMART, số tiền học sinh đóng sẽ là 3.600.000 đồng/học sinh/9 tháng.

Nhiều chương trình học được đưa vào các trường đầu năm học. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.
Nhiều chương trình học được đưa vào các trường đầu năm học. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Thu về trăm tỉ đồng mỗi năm

Việc liên kết với nhiều trường góp phần đưa về cho ISMART hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Cụ thể, trong năm 2020, doanh thu ISMART đạt khoảng 235 tỉ đồng. Giá vốn bán hàng xấp xỉ 100 tỉ đồng, khiến lãi gộp doanh nghiệp đạt gần 135 tỉ đồng. Ngoài ra, ISMART chi hơn 67 tỉ đồng cho chi phí bán hàng, gần 26 tỉ đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả, ISMART báo lãi sau thuế gần 39 tỉ đồng.

Bước sang năm 2021, doanh thu ISMART giảm về còn 94 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm về hơn 7 tỉ đồng.

Như vậy, trong 2 năm 2020 và 2021, ISMART đã đưa về gần 329 tỉ đồng doanh thu, đồng thời lãi ròng đạt khoảng 37 tỉ đồng.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ mức “hoa hồng” từ hoạt động dạy thêm, dạy tăng cường trong trường học

Nhóm PV |

Dù lấy lý do dạy thêm, dạy tăng cường là tốt cho học sinh, nhưng phía sau là câu chuyện chia phần trăm “hoa hồng” giữa các đơn vị liên kết, kinh doanh với các nhà trường.

Hé lộ mức hoa hồng khủng chi cho các nhà trường từ dạy thêm

Nhóm Phóng viên |

“Gia đình xin đăng kí cho con học…”; “Tôi đồng ý cho con tôi đăng kí tham gia...."... những lá đơn được đánh máy sẵn, phụ huynh chỉ cần ký vào là quy trình “thoả thuận” đã được hoàn tất. Hoạt động dạy thêm ngang nhiên được đưa vào trường học.

Phụ huynh phản đối việc thu tiền dạy thêm kỹ năng sống trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đến nay, hoạt động dạy thêm vẫn diễn ra trong nhà trường tiểu học dưới những hình thức khác nhau như dạy kỹ năng sống.

Phụ huynh bức xúc vì hoạt động dạy thêm trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học, tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường có thu phí, tạo gánh nặng đóng góp cho người dân.

Mô hình liên kết với trường học dạy thêm tiếng Anh đang thu bội tiền?

Nhóm Phóng viên |

Hiện một số doanh nghiệp đang có nhiều chương trình dạy thêm tiếng Anh liên kết với các trường học trên địa bàn TP Hà Nội.

Cấm dạy thêm, học thêm - vẫn lại là chuyện "cấm" hay "quản"

Hoàng Lâm |

Chuyện dạy thêm, học thêm dịp hè không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn gây nỗi bức xúc trong phụ huynh.

Cơn bão nguy hiểm từng tăng 4 cấp trong 24h đang áp sát Mỹ, Canada

Thanh Hà |

Bão Lee, cơn bão từng tăng 4 cấp trong 24h, đang trên đường tới New England (Mỹ) và Canada với dự báo là cơn bão “lớn và nguy hiểm”.

Điện Biên: Hàng loạt công trình trọng điểm chậm tiến độ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Hàng loạt công trình tại Điện Biên đang chậm tiến độ, trong đó có nhiều công trình trọng điểm phải hoàn thành trước Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hé lộ mức “hoa hồng” từ hoạt động dạy thêm, dạy tăng cường trong trường học

Nhóm PV |

Dù lấy lý do dạy thêm, dạy tăng cường là tốt cho học sinh, nhưng phía sau là câu chuyện chia phần trăm “hoa hồng” giữa các đơn vị liên kết, kinh doanh với các nhà trường.

Hé lộ mức hoa hồng khủng chi cho các nhà trường từ dạy thêm

Nhóm Phóng viên |

“Gia đình xin đăng kí cho con học…”; “Tôi đồng ý cho con tôi đăng kí tham gia...."... những lá đơn được đánh máy sẵn, phụ huynh chỉ cần ký vào là quy trình “thoả thuận” đã được hoàn tất. Hoạt động dạy thêm ngang nhiên được đưa vào trường học.

Phụ huynh phản đối việc thu tiền dạy thêm kỹ năng sống trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư cấm dạy thêm đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, đến nay, hoạt động dạy thêm vẫn diễn ra trong nhà trường tiểu học dưới những hình thức khác nhau như dạy kỹ năng sống.

Phụ huynh bức xúc vì hoạt động dạy thêm trong trường tiểu học

QUANG ĐẠI |

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cấm dạy thêm ở bậc tiểu học, tuy nhiên, vẫn có nhiều hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường có thu phí, tạo gánh nặng đóng góp cho người dân.

Mô hình liên kết với trường học dạy thêm tiếng Anh đang thu bội tiền?

Nhóm Phóng viên |

Hiện một số doanh nghiệp đang có nhiều chương trình dạy thêm tiếng Anh liên kết với các trường học trên địa bàn TP Hà Nội.

Cấm dạy thêm, học thêm - vẫn lại là chuyện "cấm" hay "quản"

Hoàng Lâm |

Chuyện dạy thêm, học thêm dịp hè không chỉ làm đau đầu các nhà quản lý mà còn gây nỗi bức xúc trong phụ huynh.