“Hô biến” hàng chục ha đất dự án làm công viên

ANH THƯ-LƯƠNG HẠNH |

Khu đất quy hoạch xây dựng khu công viên thể thao, cây xanh quận Hà Đông (Hà Nội) đã hoàn thiện giải phóng mặt bằng được 13 năm. Trong khi hình hài của công viên chưa thấy đâu, thì khu đất này được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho thuê, khai thác tạm. Khi có vụ hoả hoạn xảy ra gây thương vong về người, khu vực này mới chính thức quây tôn, rào toàn bộ mặt bằng đã cho thuê.

Khai thác tạm thời

Theo tìm hiểu, dự án khu công viên thể thao, cây xanh Hà Đông ( Khu công viên văn hóa – vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông) được UBND tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng vào năm 2008, với diện tích khoảng 98 ha.

Vào năm 2010, dự án đã giải phóng mặt bằng 52,87 ha, còn lại 43,83 ha chưa bị thu hồi, người dân vẫn đang sử dụng. Khi thu hồi đất xong, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên 52,87 ha đất nói trên chưa được xây dựng dự án.

Lối vào dự án Khu công viên thể thao, cây xanh quận Hà Đông trước khi bị quây tôn, rào toàn bộ diện tích. Ảnh tư liệu: Hữu Chánh.
Lối vào dự án Khu công viên văn hóa – vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông trước khi bị quây tôn, rào toàn bộ diện tích. Ảnh tư liệu: Hữu Chánh.

Sau đó, UBND quận Hà Đông đã có văn bản đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét chấp nhận giao cho quận Hà Đông tạm thời đưa vào khai thác sử dụng đất.

Tháng 2.2015, ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (hiện là Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội) đã có văn bản chấp thuận cho phép quận Hà Đông tổ chức quản lý sử dụng, tạm khai thác chống lấn chiếm đối với diện tích đất đã giải phóng mặt bằng của khu đất quy hoạch xây dựng khu công viên quận Hà Đông.

Mục đích của việc trên được đưa ra là phục vụ nhu cầu về hoạt động thể dục thể thao, phù hợp quy hoạch chung của dự án, khắc phục tình trạng bỏ hoang hoá, lãng phí tài nguyên đất, chống tái lấn chiếm và phát huy hiệu quả sử dụng đất.

Việc các đơn vị thuê tạm đất ở đây phải đảm bảo xây dựng các công trình tạm thời, bằng các vật liệu tạm, khấu hao nhanh (sân bóng mini, sân tập golf, bãi đỗ xe nhanh…); không xây dựng công trình kiên cố, xây công trình cấp 4, 1 tầng…

Sau khi được chấp thuận, UBND quận Hà Đông giao Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Đông trực tiếp quản lý đất, khai thác tạm khu đất.

Theo đó, đơn vị này có trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện quản lý, khai thác tạm thời khu đất dự kiến xây dựng công viên theo đúng phương án đã được UBND quận Hà đông phê duyệt.

Cuối năm 2015, Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông Nguyễn Đình Huệ đã ký hợp đồng cho thuê mặt bằng với 12 đơn vị.

Sau đó, ở đây xảy ra một hiện tượng là các đơn vị này lại tiếp tục cho nhiều đơn vị khác thuê lại mặt bằng để làm nhà hàng, quán ăn, quán bia, kho xưởng, garage ôtô… trái với mục đích ban đầu đưa ra. Không chỉ vậy, nhiều công trình xây dựng kiên cố, vi phạm trật tự xây dựng.

Trước đây, con đường lớn chưa được đặt tên là trục xương sống chạy giữa công viên Hà Đông xuất hiện nhiều tấm biển quảng cáo lớn hướng vào các nhà hàng, bãi rửa ôtô - xe máy... Ảnh tư liệu: Nguyễn Chánh.
Trước đây, con đường lớn chưa được đặt tên là trục xương sống chạy giữa công viên Hà Đông xuất hiện nhiều tấm biển quảng cáo lớn hướng vào các nhà hàng, bãi rửa ôtô - xe máy... Ảnh tư liệu: Nguyễn Chánh.

Điều này tại Thông báo số 223/TB-UBND của UBND quận Hà Đông có nêu rõ, quá trình khai thác tạm, một số nhà đầu tư đã vi phạm về trật tự xây dựng, cho thuê lại mặt bằng, sử dụng đất không đúng mục đích được thuê vi phạm về phòng cháy chữa cháy…

Buông lỏng quản lý đất

Trước thực tế trên, tháng 6.2021, UBND TP. Hà Nội có cuộc họp về việc xem xét quy hoạch chi tiết  Khu công viên văn hóa – vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.

Tại Thông báo số 366/TB-VP của Văn phòng UBND TP. Hà Nội ngày 24.6.2021, có nêu rõ, quá trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch chi tiết khu công viên còn nhiều bất cập về quy trình lập quy hoạch, hồ sơ pháp lý, chưa làm rõ loại hình tính chất công viên…

Cũng theo thông báo, lãnh đạo Thành uỷ và UBND thành phố đã có nhiều chỉ đạo UBND quận Hà Đông và các sở, ngành trong quá trình triển khai lập quy hoạch nhưng công việc chưa có chuyển biến.

Điều đáng nói, trong văn bản này cũng chỉ rõ công tác quản lý, sử dụng đất buông lỏng, cho thuê mặt bằng không đúng quy định, trong khi nhu cầu sử dụng công viên của nhân dân là cấp thiết.

Chính vì lẽ đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu quận Hà Đông dừng ngay việc tạm khai thác cho thuê mặt bằng đất và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tiếp tục cho thuê sai mục đích, sai thẩm quyền.

Bên cạnh đó, giao UBND quận Hà Đông và Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện ngay việc thu hồi lại mặt bằng, thiết lập hồ sơ pháp lý sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công và chuẩn bị đầu tư công.

Sau đó, vào tháng 8.2021, Trung tâm phát triển quỹ đất cũng có thông báo thực hiện thông báo của UBND TP. Hà Nội và các văn bản chỉ đạo của UBND quận Hà Đông về khai thác tạm khu đất trên.

Dù UBND TP. Hà Nội yêu cầu thực hiện thu hồi ngay nhưng hơn 1 năm sau, các cơ quan quản lý của quận Hà Đông vẫn chưa thực hiện hoàn tất.

Vụ cháy hồi tháng 10.2022 tại kho lán tạm không phép, đã bị đình chỉ hoạt động trong khu vực đất quy hoạch làm công viên. Ảnh: Tô Thế.
Vụ cháy hồi tháng 10.2022 tại kho lán tạm không phép, đã bị đình chỉ hoạt động trong khu vực đất quy hoạch làm công viên. Ảnh: Tô Thế.

Ngày 20.10.2022, tại kho lán tạm không phép, đã bị đình chỉ hoạt động trong Khu công viên văn hóa – vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông đã xảy ra vụ cháy khiến 1 người tử vong.

Sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn, từ ngày 21 đến ngày 31.10, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hà Đông ban hành các thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với các doanh nghiệp thuê đất tại đây.

ANH THƯ-LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Gỡ rào công viên: Có chỗ cần bỏ, có nơi nên giữ lại

Nhóm PV |

Hà Nội - Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam bày tỏ quan điểm đồng tình với người dân về những lo ngại về vấn đề an ninh khi gỡ rào công viên. Ông đề xuất, các công viên cần được phân loại để biết công viên nào cần rào, công viên nào cần gỡ.

Sai phạm tái diễn, chính quyền xã Vân Côn có buông lỏng quản lý?

Hà Anh |

Ngày 29.12, Báo Lao Động có bài “Hàng loạt sai phạm ở huyện Hoài Đức không bị xử lý, lãnh đạo huyện vẫn lặng im khó hiểu”. Sau khi bài báo đăng tải, lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã giao ông Nguyễn Duy Giang, Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hoài Đức làm việc, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Buông lỏng quản lý, xã, huyện làm ngơ công trình trái phép

BÌNH MINH |

Việc quản lý lỏng lẻo, thậm chí là làm ngơ của chính quyền cấp cơ sở là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều công trình sai phép, không phép mọc lên tại tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, việc xử lý các công trình trên lại lòng vòng, thiếu quyết liệt.

Thêm 1 thiếu niên tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại Điện Biên

THANH BÌNH |

Trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng vừa xảy ra đêm 6.2 tại Điện Biên đã có thêm 1 thiếu niên tử vong khi được đưa đến bệnh viện.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

QUẢNG BÌNH - Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, người Ma Coong lại tổ chức lễ hội đập trống nhằm cầu trời, đất cho mưa thuận gió hòa, nương rẫy được tươi tốt, bản làng được ấm no, khỏe mạnh, gia súc không bị dịch bệnh…

Những người vô gia cư không bao giờ ăn xin

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi không ít người ăn xin lợi dụng lòng thương cảm của người khác để trục lợi thì đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư cố gắng tìm kế mưu sinh trên khắp các nẻo đường Hà Nội.

Biển số trắng đổi sang biển số vàng khi còn hạn đăng kiểm: Nhiêu khê!

Minh Hạnh |

Nhiều chủ phương tiện gặp khó khi xe vẫn còn hạn đăng kiểm, muốn đổi từ biển số trắng đổi sang biển số vàng không phải đăng kiểm lại... nhưng khi xin phù hiệu kinh doanh vận tải thì Sở Giao thông Vận tải yêu cầu phải đăng kiểm lại. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu này gây lãng phí và phiền hà.

Yên Bái yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm vụ mở sới chọi trâu trái phép

Văn Đức |

UBND huyện Yên Bình yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với chính quyền xã Tân Nguyên và của các cán bộ xã trong việc để tổ chức sới chọi trâu trái phép.

Gỡ rào công viên: Có chỗ cần bỏ, có nơi nên giữ lại

Nhóm PV |

Hà Nội - Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam bày tỏ quan điểm đồng tình với người dân về những lo ngại về vấn đề an ninh khi gỡ rào công viên. Ông đề xuất, các công viên cần được phân loại để biết công viên nào cần rào, công viên nào cần gỡ.

Sai phạm tái diễn, chính quyền xã Vân Côn có buông lỏng quản lý?

Hà Anh |

Ngày 29.12, Báo Lao Động có bài “Hàng loạt sai phạm ở huyện Hoài Đức không bị xử lý, lãnh đạo huyện vẫn lặng im khó hiểu”. Sau khi bài báo đăng tải, lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã giao ông Nguyễn Duy Giang, Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hoài Đức làm việc, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Buông lỏng quản lý, xã, huyện làm ngơ công trình trái phép

BÌNH MINH |

Việc quản lý lỏng lẻo, thậm chí là làm ngơ của chính quyền cấp cơ sở là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều công trình sai phép, không phép mọc lên tại tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, việc xử lý các công trình trên lại lòng vòng, thiếu quyết liệt.