Những người vô gia cư không bao giờ ăn xin

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi không ít người ăn xin lợi dụng lòng thương cảm của người khác để trục lợi thì đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư cố gắng tìm kế mưu sinh trên khắp các nẻo đường Hà Nội.

Giữa những ánh đèn lấp lánh, phồn hoa của thành phố Hà Nội, không khó để bắt gặp những người vô gia cư dọc các tuyến đường quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên… Từng góc phố, đều có thể trở thành nơi kiếm sống của những người lao động từ các tỉnh lẻ đổ về.

Khốn khổ và cô độc là những từ ngắn gọn nhất để miêu tả cuộc sống của họ. Ở độ tuổi "gần đất, xa trời", đáng nhẽ ra những người này phải được vui vầy bên con cháu, tận hưởng tuổi già. Vậy mà khi phố lên đèn, người thì tất tả với cuộc sống mưu sinh, người lại chọn gầm cầu, vỉa hè làm nơi trú ngụ sau một ngày dài kiếm kế sinh nhai.

Ông Đoàn Công Nghênh (67 tuổi, quê Thanh Hóa) đã làm nghề đánh giày tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được gần 40 năm. Mỗi ngày, từ chập tối đến sáng sớm hôm sau, ông tất tả mưu sinh.

 
Ông Nghênh (bên trái) đã hành nghề đánh giày nhiều năm. Ảnh: Lương Hạnh

"Một đôi giày tôi kiếm được trung bình từ 20.000 - 35.000 đồng. Ngày nào cũng như ngày nào, mùa đông hay mùa hè như nhau. Tuy vất vả nhưng có đồng ra đồng vào phòng lúc ốm đau, bệnh tật không phải nương tựa vào ai" - ông Nghênh nói.

Nhiều lần, ông Nghênh được các đoàn thiện nguyện tặng cơm và trao quà. Ngoài sự biết ơn với những tấm lòng thơm thảo, ông còn khẳng định: "Tôi khỏe ngày nào là tự kiếm ăn ngày ấy, không bao giờ đi ăn xin".

Không nhà cửa, không gia đình thân thích, bà Lê Thị Mão (53 tuổi, Quảng Xương, Thanh Hóa) đã hành nghề bán hàng rong nhiều năm nay tại địa bàn quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Từng được Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 Hà Nội đưa về chăm sóc, thế nhưng bà Mão không muốn "ăn không ngồi rồi", bà xin phép rời trung tâm, trở lại cuộc sống mưu sinh hàng ngày.

Bà Mão với giỏ hàng rong ruổi khắp các con phố. Ảnh: Lương Hạnh.
Bà Mão với giỏ hàng rong ruổi khắp các con phố. Ảnh: Lương Hạnh

"Ở trung tâm thì không phải lo miếng ăn, chốn ở nhưng còn sức khỏe, tôi muốn được lao động. Khi làm việc mới có cảm giác mình được sống. Đi bán hàng thế này thì vất vả, dãi nắng dầm mưa, kiếm được bao nhiêu để thuê phòng và chi tiêu cho sinh hoạt, ăn uống cũng hết" - bà Mão tâm sự.

Dù tuổi đã cao, phải sống một mình nhưng ông Thịnh (84 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) cũng nhất định không vào viện dưỡng lão hay về quê sinh sống. Ông cùng chiếc xe đạp cà tàng rong ruổi, nhặt ve chai nhiều năm nay.

"Đi lại, làm việc như thế này lại khỏe hơn, vất vả thì chịu vậy chứ vào viện dưỡng lão làm gì. Hàng ngày, tôi nhặt phế liệu từ sáng sớm đến 7h tối mệt về nằm ngủ nhờ trên hiên nhà dân. Người dân thương họ cho ngủ nhờ, chứ tôi lấy đâu ra tiền mà thuê trọ” - ông Thịnh nói.

Ông Thịnh được nhiều đoàn thiện nguyện giúp đỡ. Ảnh: Lương Hạnh.
Ông Thịnh được nhiều đoàn thiện nguyện giúp đỡ. Ảnh: Lương Hạnh

Bữa ăn thường ngày của ông là gói cháo ăn liền, mì gói, hôm tươm tất lắm mới được suất cơm 15 nghìn đồng. Dù cuộc sống khó khăn nhưng nụ cười vẫn thường trực trên gương mặt già nua của người đàn ông này.

"Tôi cũng từng được nhóm tình nguyện thương cảm nên ngỏ ý muốn thuê cho một căn nhà trọ tránh mưa tránh nắng. Nhưng làm thế thì phiền các anh, các chị quá, còn người khổ hơn tôi nhiều" - ông Thịnh tâm sự.

Chiếc xe đạp là tài sản quý giá duy nhất của ông Thịnh. Ảnh: Lương Hạnh.
Chiếc xe đạp là tài sản quý giá duy nhất của ông Thịnh. Ảnh: Lương Hạnh

Trong đêm Hà Nội vắng lặng, mặc cho những dòng người đang tất bật di chuyển để trở về nhà, chỉ có những người vô gia cư vẫn còn lang thang khắp mọi nẻo đường. Dù còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng mỗi khi nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng thơm thảo, họ như được tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống...

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này bằng cách gửi email về Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Cho tiền người ăn xin: Mặt trái của lòng nhân ái

LƯƠNG HẠNH |

Hơn một lần bắt gặp cảnh người phụ nữ ôm đứa trẻ nằm li bì trên tay ngửa nón ăn xin, người khuyết tật trườn dài trên các nẻo đường Hà Nội... khi biết lòng nhân ái bị đem ra lợi dụng, nhiều bạn đọc nói "không" với hành động cho tiền người ăn xin.

Bố mẹ bắt con đi ăn xin, lang thang kiếm sống bị phạt tới 30 triệu đồng

Văn Thắng |

Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó có nhiều quy định đáng chú ý như phạt 5-10 triệu nếu cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn gặp gỡ người thân, bạn bè; Phạt 30 triệu đồng nếu bắt trẻ đi ăn xin...

TP.Phan Thiết giải quyết nạn ăn xin nhếch nhác trên các tuyến đường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trước tình trạng người lang thang, ăn xin ở nhiều tuyến đường trung tâm TP.Phan Thiết, địa phương này sẽ tập trung xử lý để đảm bảo mỹ quan cho thành phố.

Cầu Hiền Lương lịch sử đang xuống cấp nghiêm trọng

HƯNG THƠ |

Nhiều hạng mục trên cầu Hiền Lương lịch sử thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải tại tỉnh Quảng Trị đang xuống cấp nghiêm trọng.

Tổng thống bất đắc dĩ-người vắng mặt khi ông Biden đọc Thông điệp Liên bang

Thanh Hà |

Khi Tổng thống Joe Biden đọc Thông điệp Liên bang tại Điện Capitol, tất cả các quan chức đều có mặt, trừ một thành viên nội các.

Ngành nào có doanh nghiệp niêm yết làm ăn bết bát nhất quý vừa qua?

Đức Mạnh |

Doanh nghiệp niêm yết ba ngành thép, sản xuất thực phẩm và chứng khoán "dắt tay" nhau kéo lùi đà tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường chứng khoán xuống 24,8% trong quý IV/2022.

Công việc bị ảnh hưởng khi 4 tuyến cáp quang biển bị đứt

HỮU CHÁNH |

Việt Nam hiện có hơn 72 triệu người dùng Internet, đứng thứ 12 toàn cầu. Do đó, việc bốn tuyến cáp quang biển gặp sự cố tác động rất lớn đến cuộc sống của nhiều người dân.

Nghỉ việc trước Tết, người lao động loay hoay tìm việc đầu năm

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

Ghi nhận tại Khu Công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) những ngày đầu năm, ở khu vực dán thông báo tuyển dụng thu hút nhiều người lao động đến tìm việc làm. Hầu hết họ đều mong muốn tìm công việc có mức lương khoảng từ 8-10 triệu đồng, được tăng ca thường xuyên..

Cho tiền người ăn xin: Mặt trái của lòng nhân ái

LƯƠNG HẠNH |

Hơn một lần bắt gặp cảnh người phụ nữ ôm đứa trẻ nằm li bì trên tay ngửa nón ăn xin, người khuyết tật trườn dài trên các nẻo đường Hà Nội... khi biết lòng nhân ái bị đem ra lợi dụng, nhiều bạn đọc nói "không" với hành động cho tiền người ăn xin.

Bố mẹ bắt con đi ăn xin, lang thang kiếm sống bị phạt tới 30 triệu đồng

Văn Thắng |

Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó có nhiều quy định đáng chú ý như phạt 5-10 triệu nếu cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn gặp gỡ người thân, bạn bè; Phạt 30 triệu đồng nếu bắt trẻ đi ăn xin...

TP.Phan Thiết giải quyết nạn ăn xin nhếch nhác trên các tuyến đường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trước tình trạng người lang thang, ăn xin ở nhiều tuyến đường trung tâm TP.Phan Thiết, địa phương này sẽ tập trung xử lý để đảm bảo mỹ quan cho thành phố.