Cho tiền người ăn xin: Mặt trái của lòng nhân ái

LƯƠNG HẠNH |

Hơn một lần bắt gặp cảnh người phụ nữ ôm đứa trẻ nằm li bì trên tay ngửa nón ăn xin, người khuyết tật trườn dài trên các nẻo đường Hà Nội... khi biết lòng nhân ái bị đem ra lợi dụng, nhiều bạn đọc nói "không" với hành động cho tiền người ăn xin.

Báo chí từng không ít lần phanh phui nhiều vụ ăn xin giả: Giả cụt chân, giả bị liệt, giả tàn tật...

Gần đây nhất, ngày 1.1.2023, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã xác minh những đối tượng giả mạo người vô gia cư để trục lợi. Đối chiếu với dữ liệu dân cư, cơ quan chức năng khẳng định, tất cả trường hợp này đều có nhà, gia đình tại Hà Nội.

Thậm chí, nhiều người coi "nghề" vô gia cư là một nghề hái ra tiền bởi thu nhập trung bình của mỗi người từ những món quà từ thiện hàng đêm có thể lên đến một vài triệu đồng.

Mỗi lần tham gia giao thông trên các tuyến phố Hà Nội phải dừng đèn đỏ, chị Đặng Hoàng Trang (Yên Bái) không khỏi thương cảm khi người ăn xin đến chắp tay lạy, ngửa mũ xin tiền.

"Lần mang theo ít tiền mặt, tôi cho một người phụ nữ nằm ở đường 5.000 đồng. Lần không có tiền lẻ, tôi cho một cụ già  100.000 đồng. Nhìn họ nghèo khổ, nắng mưa nằm bò ở đường, ít ai có thể kìm lòng mà không móc ví gửi họ ít tiền" - chị Trang tâm sự.

 
Túi đồ "nghề" của người vô gia cư. Ảnh: Lương Hạnh

Tuy nhiên, ngoài thương cảm với sự khổ đau của những người này, đã có lần chị Trang cảm thấy phiền hà với sự đeo bám của họ.

Chị Trang chia sẻ: "Họ liên tục đứng trước xe máy tôi cầu xin, thậm chí quỳ lạy. Nếu tôi không cho tiền, họ nhất quyết không chịu đứng lên. Việc này không đơn thuần là cần sự giúp đỡ mà là ép tôi phải cho họ tiền".

Từng chạy xe ôm công nghệ, có mặt ở nhiều nẻo đường Thành phố Hà Nội, anh Quang Trung cho hay, đã chứng kiến rất nhiều cảnh chăn dắt ăn xin.

"Tôi nhìn thấy người đàn ông to béo 80-90kg chăn dắt lũ trẻ. Anh thanh niên dắt xe máy xin tiền đổ xăng thì tôi gặp tối thiểu 3 lần trong 1 tuần. Bà chị trung niên xin tiền đi xe buýt, xin tiền chữa bệnh ruột thừa xin suốt 1 tháng, xin tiền về quê... Nhiều vô kể" - bạn đọc này chia sẻ.

Tấm lòng thơm thảo của người dân bị lợi dụng để trục lợi cho những kẻ "ăn không ngồi rồi". Chính vì thế, nhiều người cho rằng, hành động cho tiền người ăn xin không khác nào tiếp tay cho những đối tượng chăn dắt người ăn xin.

"Nhiều kẻ vô nhân tính đang lợi dụng để kiếm tiền. Một mức thu nhập quá lớn đối với nhiều người, nhưng đau lòng là không ít người trong số đó sau những giờ dầm mưa, dãi nắng thì số tiền mà họ xin được phần lớn lại không thuộc về họ mà nó lại chảy vào túi của kẻ khác" - anh Trung bày tỏ.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo lắng hơn là những hình ảnh xấu xí của những đối tượng chăn dắt ăn xin không chỉ gây tổn thương cho cụ già, người khuyết tật hay trẻ em bị lợi dụng mà nếu để kéo dài, chậm có những biện pháp xử lý quyết liệt sẽ tạo ra sự vô cảm trong xã hội.

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này bằng cách gửi email về Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Bố mẹ bắt con đi ăn xin, lang thang kiếm sống bị phạt tới 30 triệu đồng

Văn Thắng |

Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó có nhiều quy định đáng chú ý như phạt 5-10 triệu nếu cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn gặp gỡ người thân, bạn bè; Phạt 30 triệu đồng nếu bắt trẻ đi ăn xin...

TP.Phan Thiết giải quyết nạn ăn xin nhếch nhác trên các tuyến đường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trước tình trạng người lang thang, ăn xin ở nhiều tuyến đường trung tâm TP.Phan Thiết, địa phương này sẽ tập trung xử lý để đảm bảo mỹ quan cho thành phố.

Hà Nội: Ở nhà mặt tiền ở phố lớn vẫn giả mạo người vô gia cư đi ăn xin

PHẠM ĐÔNG |

Công an quận Hoàn Kiếm đang xác minh những đối tượng giả mạo người vô gia cư để trục lợi. Đối chiếu với dữ liệu dân cư, cơ quan chức năng khẳng định, tất cả các trường hợp này đều có nhà, gia đình tại Hà Nội.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Bố mẹ bắt con đi ăn xin, lang thang kiếm sống bị phạt tới 30 triệu đồng

Văn Thắng |

Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó có nhiều quy định đáng chú ý như phạt 5-10 triệu nếu cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn gặp gỡ người thân, bạn bè; Phạt 30 triệu đồng nếu bắt trẻ đi ăn xin...

TP.Phan Thiết giải quyết nạn ăn xin nhếch nhác trên các tuyến đường

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Trước tình trạng người lang thang, ăn xin ở nhiều tuyến đường trung tâm TP.Phan Thiết, địa phương này sẽ tập trung xử lý để đảm bảo mỹ quan cho thành phố.

Hà Nội: Ở nhà mặt tiền ở phố lớn vẫn giả mạo người vô gia cư đi ăn xin

PHẠM ĐÔNG |

Công an quận Hoàn Kiếm đang xác minh những đối tượng giả mạo người vô gia cư để trục lợi. Đối chiếu với dữ liệu dân cư, cơ quan chức năng khẳng định, tất cả các trường hợp này đều có nhà, gia đình tại Hà Nội.