Vườn chim Bạc Liêu có nguy cơ cháy bất cứ lúc nào

NHẬT HỒ |

Là Vườn chim duy nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong lòng thành phố với diện tích lớn, Vườn chim Bạc Liêu có nhiều loại chim quý hiếm. Tuy nhiên trước tình trạng nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập, Vườn chim Bạc Liêu từng ngày đang gồng mình chống cháy.

Ông Trần Bình Lộc, Giám đốc Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu cho biết, hiện tại  Vườn chim Bạc Liêu đã báo động cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm, đây cũng là mức cuối cùng, cao nhất trong cảnh báo cháy, có nguy cơ cháy rừng bất cứ lúc nào.

Diễn tập phòng chống cháy tại Vườn chim Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)
Diễn tập phòng chống cháy tại Vườn chim Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu đã phân công lực lượng đóng chốt trực chiến phòng cháy 24/24 giờ tại hầu hết các khu vực xung yếu. Đặc biệt, ngoài 19 cán bộ, nhân viên hiện có, đơn vị huy động 40 người dân ở các xã, phường ven vườn chim sẵn sàng tham gia ứng cứu chữa cháy, bảo vệ vườn chim khi có cháy xảy ra. Đồng thời, đơn vị cũng đã tiến hành phát quang bụi rậm, nạo vét các tuyến kênh chứa nước. Những hộ dân sống quanh khu vực vùng đệm được tập huấn, phát tờ rơi bảo vệ rừng và ký cam kết không đốt lửa.

Hiện tại, Vườn chim Bạc Liêu cũng tạm dừng việc cho khách du lịch tham quan tại các điểm có nguy cơ cháy.

Vườn chim Bạc Liêu thuộc địa bàn phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, với diện tích 130ha, có hơn 100 loài chim, cò, lượng cá thể lên đến hơn 60 ngàn con, trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ. Ngoài ra, còn có 150 loài động vật, 109 loài thực vật tạo nên một quần thể đa dạng sinh học rất độc đáo.

Vườn chim Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là “Khu bảo tồn loài - Sinh cảnh”.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Đưa 5 dự án công trình phòng chống hạn mặn cho ĐBSCL

Phong Nguyễn |

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm lối ra giữa vòng vây hạn mặn

Nhóm PV |

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian còn lại của mùa khô, khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Đặc biệt, tại vùng 2 sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn cao nhất vào các tháng 2,3.2020, sau đó giảm dần nhưng kết thúc muộn (cuối tháng 5.2020).

Trà Vinh: Hơn 6.000 nông hộ có lúa bị thiệt hại do hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngày 20.2, ông Phạm Minh Truyền – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt đã làm hơn 6.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh có lúa bị thiệt hại.

Hậu Giang: Khắc phục xong đập vỡ gây nước mặn tràn đồng

TRẦN LƯU |

Ngày 18.2, ngành chức năng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, đã hoàn tất việc khắc phục các đập bị vỡ vừa xảy ra trên địa bàn.

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Những công trình "cứu tinh" nông dân giữa mùa hạn mặn lịch sử

Kỳ Quan |

Giữa 2 dòng sông Tiền (qua địa phận tỉnh Tiền Giang) và sông Vàm Cỏ Tây (qua địa phận tỉnh Long An) là vùng đất nhiễm phèn rộng hàng chục ngàn ha. Những năm qua, 2 tỉnh Tiền Giang và Long An đã phối hợp thực hiện nhiều công trình để bảo vệ vùng đất này. Mùa hạn mặn gay gắt năm nay càng làm nổi bật hiệu quả những công trình.

Đi qua vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với đợt hạn mặn được cho là khốc liệt hơn cả đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hệ lụy của hạn hán và xâm nhập mặn đã tác động khốc liệt đến vùng ĐBSCL.

Đưa 5 dự án công trình phòng chống hạn mặn cho ĐBSCL

Phong Nguyễn |

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm lối ra giữa vòng vây hạn mặn

Nhóm PV |

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian còn lại của mùa khô, khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Đặc biệt, tại vùng 2 sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn cao nhất vào các tháng 2,3.2020, sau đó giảm dần nhưng kết thúc muộn (cuối tháng 5.2020).

Trà Vinh: Hơn 6.000 nông hộ có lúa bị thiệt hại do hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngày 20.2, ông Phạm Minh Truyền – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt đã làm hơn 6.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh có lúa bị thiệt hại.

Hậu Giang: Khắc phục xong đập vỡ gây nước mặn tràn đồng

TRẦN LƯU |

Ngày 18.2, ngành chức năng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, đã hoàn tất việc khắc phục các đập bị vỡ vừa xảy ra trên địa bàn.

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Những công trình "cứu tinh" nông dân giữa mùa hạn mặn lịch sử

Kỳ Quan |

Giữa 2 dòng sông Tiền (qua địa phận tỉnh Tiền Giang) và sông Vàm Cỏ Tây (qua địa phận tỉnh Long An) là vùng đất nhiễm phèn rộng hàng chục ngàn ha. Những năm qua, 2 tỉnh Tiền Giang và Long An đã phối hợp thực hiện nhiều công trình để bảo vệ vùng đất này. Mùa hạn mặn gay gắt năm nay càng làm nổi bật hiệu quả những công trình.

Đi qua vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với đợt hạn mặn được cho là khốc liệt hơn cả đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hệ lụy của hạn hán và xâm nhập mặn đã tác động khốc liệt đến vùng ĐBSCL.