Đưa 5 dự án công trình phòng chống hạn mặn cho ĐBSCL

Phong Nguyễn |

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) Nguyễn Văn Tỉnh, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, hàng loạt giải pháp đã được đưa ra.

Đến nay đã có 5 dự án công trình phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Bộ NNPTNT làm chủ đầu tư đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn cho mùa khô 2019-2020, gồm: Dự án Cống Âu Thuyền Ninh Quới; 3 cống Vũng Liêm, Bông Bót, Tân Dinh thuộc Tiểu dự án Kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Mang Thít, dự án ICRSL); Dự án HTTL Trạm bơm Xuân Hòa; Dự án Nạo vét Kênh Mây Phốp ngã hậu; 18 cống dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến tre giai đoạn 1; với diện tích trực tiếp được kiểm soát khoảng 83.000ha và tác động ảnh hưởng đến 300.000ha diện tích đất canh tác. Ngoài ra, hiện nay 11 dự án công trình khác đang được gấp rút hoàn thành để đưa vào phục vụ công tác phòng, chống hạn mặn tại khu vực ĐBSCL.

Để hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập sẽ tiếp tục gây ra trong mùa khô năm 2019-2020, cần theo dõi sát tình hình, cập nhật hằng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Kông và ĐBSCL; tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn ở các vùng cửa sông, cửa lấy nước vào công trình thủy lợi, trong công trình thủy lợi để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn, thực hiện lấy nước phù hợp. Tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để tranh thủ lấy nước khi độ mặn ở mức cho phép để tăng cường tích trữ nước vào nội đồng, khẩn trương đóng cống ngăn mặn xâm nhập khi độ mặn lên cao, đặc biệt tại các cống thuộc hệ thống thủy lợi Bảo Định (Tiền Giang), Nam Măng Thít (Trà Vinh, Vĩnh Long); với hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp, cần có sự phối hợp vận hành bảo đảm đáp ứng nhu cầu khác nhau về nước ngọt, mặn của các địa phương.

Theo nhận định, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới. Để tăng cường công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL, BCĐ Trung ương về PCTT đề nghị Chính phủ đưa nội dung liên quan đến việc thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vào Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; trong đó, bao gồm nội dung hỗ trợ kinh phí từ ngân sách dự phòng Trung ương để các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; các chi phí cần hỗ trợ: Bơm nước, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập tạm ngăn mặn, trữ ngọt, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đào ao, giếng trữ nước, khoan giếng, lắp thêm vòi nước công cộng...

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Trà Vinh: Hơn 6.000 nông hộ có lúa bị thiệt hại do hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngày 20.2, ông Phạm Minh Truyền – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt đã làm hơn 6.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh có lúa bị thiệt hại.

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Những công trình "cứu tinh" nông dân giữa mùa hạn mặn lịch sử

Kỳ Quan |

Giữa 2 dòng sông Tiền (qua địa phận tỉnh Tiền Giang) và sông Vàm Cỏ Tây (qua địa phận tỉnh Long An) là vùng đất nhiễm phèn rộng hàng chục ngàn ha. Những năm qua, 2 tỉnh Tiền Giang và Long An đã phối hợp thực hiện nhiều công trình để bảo vệ vùng đất này. Mùa hạn mặn gay gắt năm nay càng làm nổi bật hiệu quả những công trình.

Đi qua vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với đợt hạn mặn được cho là khốc liệt hơn cả đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hệ lụy của hạn hán và xâm nhập mặn đã tác động khốc liệt đến vùng ĐBSCL.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Trà Vinh: Hơn 6.000 nông hộ có lúa bị thiệt hại do hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngày 20.2, ông Phạm Minh Truyền – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt đã làm hơn 6.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh có lúa bị thiệt hại.

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Những công trình "cứu tinh" nông dân giữa mùa hạn mặn lịch sử

Kỳ Quan |

Giữa 2 dòng sông Tiền (qua địa phận tỉnh Tiền Giang) và sông Vàm Cỏ Tây (qua địa phận tỉnh Long An) là vùng đất nhiễm phèn rộng hàng chục ngàn ha. Những năm qua, 2 tỉnh Tiền Giang và Long An đã phối hợp thực hiện nhiều công trình để bảo vệ vùng đất này. Mùa hạn mặn gay gắt năm nay càng làm nổi bật hiệu quả những công trình.

Đi qua vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với đợt hạn mặn được cho là khốc liệt hơn cả đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hệ lụy của hạn hán và xâm nhập mặn đã tác động khốc liệt đến vùng ĐBSCL.