Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Dự án hệ thống cống âu thuyền Ninh Qưới (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được đưa vào sử dụng cuối năm 2019 với vốn đầu tư hơn 400 tỉ đồng.

Công trình giúp ngăn mặn của triều biển Tây và điều tiết nước cho vùng lúa tôm của Bạc Liêu nhưng không ảnh hưởng đến Sóc Trăng.

Vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, tỉnh Bạc Liêu xuống giống khoảng 48.000ha. Dù hạn hán và xâm nhập mặn đang rất gay gắt nhưng địa phương chưa bị thiệt hại gì.

Cận cảnh cống Âu Thuyền Ninh Quới khi hoạt động
Vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, tỉnh Bạc Liêu xuống giống khoảng 48 ngàn ha. Dù hạn hán và xâm nhập mặn đang rất gay gắt nhưng địa phương chưa bị thiệt hại gì.
Cận cảnh cống Âu Thuyền Ninh Quới khi hoạt động. Ảnh:TR.L

Bên cạnh Âu thuyền Ninh Quới, mùa khô năm nay, rất nhiều công trình thủy lợi ở ĐBSCL với quy mô lớn được đưa vào sử dụng. Các cống thuộc Tiểu dự án Măng Thít ở tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Dự án Bắc Bến Tre, Trạm Bơm Xuân Hòa ở Tiền Giang cũng đã kịp hoàn thành vào cuối năm 2019. Các dự án này đã giúp vùng ĐBSCL ứng phó hiệu quả với đợt hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt năm 2020

Mùa khô năm nay, rất nhiều công trình thủy lợi ở ĐBSCL với quy mô lớn được đưa vào sử dụng. Các cống thuộc Tiểu dự án Măng Thít ở tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Dự án Bắc Bến Tre, Trạm Bơm Xuân Hòa ở Tiền Giang cũng đã kịp hoàn thành vào cuối năm 2019. Các dự án này đã giúp vùng ĐBSCL ứng phó hiệu quả với đợt hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt năm 2020
Nhiều công trình đưa vào hoạt động đã giúp vùng ĐBSCL ứng phó hiệu quả với đợt hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt năm 2020. Ảnh: TR.L

Công trình thủy lợi “khủng” nhất chính là dự án cống Cái Lớn - Cái Bé được xây dựng tại Châu Thành, Kiên Giang.

Theo thiết kế, cống sông Cái Lớn có chiều rộng thông nước 455m, gồm 11 khoang và âu thuyền rộng 15m. Cống sông Cái Bé có chiều rộng thông nước 85m, gồm hai khoang và âu thuyền rộng 15m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông; đê nối hai cống với Quốc lộ 61 dài hơn 5,7km, mặt đê 9m, phần xe chạy 7m.

Công trinhg thủy lợi “khủng” nhất chính là dự án cống Cái Lớn - Cái Bé được xây dựng tại Châu Thành, Kiên Giang. Theo thiết kế, cống sông Cái Lớn có chiều rộng thông nước 455 m, gồm 11 khoang và âu thuyền rộng 15 m. Cống sông Cái Bé có chiều rộng thông nước 85 m, gồm hai khoang và âu thuyền rộng 15 m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông; đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê 9 m, phần xe chạy 7 m. Công trình được đầu tư 3.300 tỉ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. Nhiệm vụ của dự án là kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000 ha ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.
Phối cảnh dự án thuộc công trình Cái Lớn - Cái Bé lớn nhất ĐBSCL. Ảnh: TR.L

Công trình được đầu tư 3.300 tỉ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. Nhiệm vụ của dự án là kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000ha ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Đi qua vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với đợt hạn mặn được cho là khốc liệt hơn cả đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hệ lụy của hạn hán và xâm nhập mặn đã tác động khốc liệt đến vùng ĐBSCL.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra tình hình hạn mặn tại Vĩnh Long

TRẦN LƯU |

Ngày 15.2, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dẫn đầu đoàn công tác đã trực tiếp đến khảo sát, kiểm tra tiến độ công trình thủy lợi ứng phó hạn mặn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Đi qua vùng hạn mặn

TRẦN LƯU |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với đợt hạn mặn được cho là khốc liệt hơn cả đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, hệ lụy của hạn hán và xâm nhập mặn đã tác động khốc liệt đến vùng ĐBSCL.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra tình hình hạn mặn tại Vĩnh Long

TRẦN LƯU |

Ngày 15.2, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dẫn đầu đoàn công tác đã trực tiếp đến khảo sát, kiểm tra tiến độ công trình thủy lợi ứng phó hạn mặn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.