Đồng bằng sông Cửu Long: Những điểm sáng giữa “vòng vây” hạn mặn

TRẦN LƯU |

Khi cả nước nỗ lực chống dịch COVID-19, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và chính quyền cũng đang gồng mình với “cuộc chiến” chống hạn mặn. Dù các chỉ số ảnh hưởng đã vượt qua mốc lịch sử trong năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp. Sự chủ động và chung tay của tất cả đã mang đến thành quả ban đầu trong đợt thiên tai được cho là trăm năm có một lần…

Chủ động, giảm thiệt hại ở mức thấp nhất

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), đến thời điểm này, xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã vượt qua đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 từ 5-20km. Thời gian xâm nhập mặn cũng sớm hơn so với mốc cao điểm khoảng 1 tháng. Độ mặn nhiều nơi đã lên tới 26-29 phần nghìn, chính quyền các địa phương đã phải ra quyết định về tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn, và vận hành các phương án ứng phó xâm nhập mặn theo kịch bản rủi ro thiên tai từng cấp độ.

Dù vượt ngưỡng báo động, nhưng thiệt hại do hạn mặn gây ra ở ĐBSCL là rất thấp. Vụ lúa đông xuân 2019-2020, toàn vùng xuống giống 1,5 triệu ha, đến nay, chỉ có 29.700ha bị thiệt hại (khoảng 7%). Con số này thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 là 405.000ha.

Rất khác so với đợt hạn mặn 2016, khi các địa phương bị động đợi nước tới chân mới nhảy, thì mùa khô lần này, ngay từ những tháng đầu năm 2019, đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng, những dự báo được cập nhật kịp thời đến từng địa phương, từng nông hộ để chủ động ứng phó hạn mặn.

Bộ NNPTNT đã cho giảm 100.000ha vụ lúa đông xuân, tập trung ở những vùng khô hạn, thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo tính toán của bộ này, bình quân 1ha lúa cần 3.500m3 nước tưới. Nếu giảm sản xuất 100.000ha, sẽ tiết kiệm được 350 triệu mét khối nước. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong mùa khô hạn khốc liệt như năm nay.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT - cho biết, vụ đông xuân năm nay đã tổ chức xuống giống sớm từ 10-20 ngày so với lịch thời vụ để “né” thời điểm xâm nhập mặn lên cao. Việc này đã góp phần giúp kéo giảm thiệt hại lúa do xâm nhập mặn.

Tìm mọi giải pháp, đề phòng tình huống xấu

Bên cạnh đó, rất nhiều dự án thủy lợi đã được rút ngắn tiến độ tới 13 tháng, kịp thời đưa vào sử dụng, giúp phát huy hiệu quả tại các vùng nhiễm mặn, khô hạn. Điển hình là Cống âu thuyền Ninh Quới trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp được đưa vào sử dụng cuối năm 2019 góp phần điều tiết mặn - ngọt cho 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang, ngăn tác hại tình trạng xâm nhập mặn vùng lúa, hoa màu trong tiểu vùng.

Ngoài ra, các tiểu dự án Măng Thít ở tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, dự án Bắc Bến Tre, trạm bơm Xuân Hòa ở tỉnh Tiền Giang cũng kịp hoàn thành vào cuối năm 2019, bước đầu ứng phó hạn mặn rất hiệu quả.

Những năm gần đây, nông dân ĐBSCL đã áp dụng một kỹ thuật tưới lúa tiết kiệm nước trong mùa khô hạn có tên gọi: “Tưới ngập khô xen kẽ”. Cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, tùy vào giai đoạn, khi để khô, lúc cần thì bơm nước vào ruộng với mức tối đa không quá 5cm. Nông dân chỉ cần đặt một ống nhựa có đánh dấu để theo dõi mực nước. Nếu kỹ thuật này được áp dụng cho khoảng 1,5 triệu hecta đất trồng lúa ở ĐBSCL, mỗi năm, vùng này tiết kiệm được trên 16 tỉ mét khối nước.

Nông dân Lâm Tươi (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) cho hay: “Gia đình tôi có 6 công đất trồng lúa. Trước tết, tôi và người dân trong vùng dự tính làm lúa vụ 3. Sau khi được ngành chức năng khuyến cáo mặn sẽ xâm nhập sâu, hạn hán sẽ kéo dài, nên tôi quyết định cho đất nghỉ ngơi, không canh tác, nhờ vậy mà tránh được thiệt hại”.

Hiện tại, dù thiệt hại chưa đáng kể, nhưng các địa phương không hề chủ quan, túc trực và cử lực lượng 24/24 để theo dõi nhất cử nhất động của hạn mặn. Người nông dân được khuyến cáo thường xuyên ra đồng thăm ruộng lúa, vườn cây ăn trái, đề phòng tình huống xấu xảy ra…

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Bất chấp khuyến cáo, xe chở nông sản vẫn đổ về các cửa khẩu

C.Nguyên |

Ngày 17.2, Cục xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin tính đến thời điểm hiện nay, vẫn còn hơn 700 xe nông sản đang chờ thông quan. Để hạn chế rủi ro, Bộ Công Thương trước đó cũng khuyến cáo các doanh nghiệp hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới...

EVFTA: Tín hiệu lạc quan cho nông sản Việt Nam giữa dịch COVID - 19

Nhóm PV |

Giữa dịch COVID - 19 bùng phát, Hiệp định EVFTA được thông qua có ý nghĩa rất lớn đối với nông sản Việt, vì Châu Âu là thị trường rất tiềm năng của Việt Nam.

Nếu tận dụng tốt, EVFTA sẽ mở đường cho nông sản Việt

Cường Ngô - Phạm Dung |

Giữa lúc dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra, Trung Quốc đã tiến hành đóng cửa biên giới với Việt Nam, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, bởi Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu chính của chúng ta từ trước đến nay.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Bất chấp khuyến cáo, xe chở nông sản vẫn đổ về các cửa khẩu

C.Nguyên |

Ngày 17.2, Cục xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin tính đến thời điểm hiện nay, vẫn còn hơn 700 xe nông sản đang chờ thông quan. Để hạn chế rủi ro, Bộ Công Thương trước đó cũng khuyến cáo các doanh nghiệp hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới...

EVFTA: Tín hiệu lạc quan cho nông sản Việt Nam giữa dịch COVID - 19

Nhóm PV |

Giữa dịch COVID - 19 bùng phát, Hiệp định EVFTA được thông qua có ý nghĩa rất lớn đối với nông sản Việt, vì Châu Âu là thị trường rất tiềm năng của Việt Nam.

Nếu tận dụng tốt, EVFTA sẽ mở đường cho nông sản Việt

Cường Ngô - Phạm Dung |

Giữa lúc dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra, Trung Quốc đã tiến hành đóng cửa biên giới với Việt Nam, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch. Việc này gây ảnh hưởng lớn đến các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, bởi Trung Quốc được xem là thị trường xuất khẩu chính của chúng ta từ trước đến nay.