Nước mặn đã vào đến Cần Thơ, nguy cơ xảy ra hạn mặn lịch sử hiện hữu

TRẦN LƯU |

Ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL đang đối mặt với những ảnh hưởng khốc liệt của hạn mặn. Nước mặn xâm nhập vào sông Hậu đã đến TP Cần Thơ; nguy cơ xảy ra đợt hạn mặn lịch sử giống như năm 2016 đang dần hiện hữu…

Ngày 12.2, ông Nguyễn Ngọc Hè – Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ cho biết, trên khu vực sông Hậu, độ mặn 3,5 phần ngàn đã lên đến rạch Cái Cui (điểm giáp ranh với tỉnh Hậu Giang) và xâm nhập vào các kênh rạch nội đồng ven sông Hậu thuộc địa bàn quận Cái Răng (TP Cần Thơ).

Các trạm bơm thủy lợi đang được vận hành tối đa để đảm bảo nguồn nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân ĐBSCL
Các trạm bơm thủy lợi đang được vận hành tối đa để đảm bảo nguồn nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân ĐBSCL. Ảnh: TR.L

Nguồn nước mùa khô năm 2019-2020 về vùng ĐBSCL thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của việc giảm xả từ thủy điện Trung Quốc. Dự báo vùng thượng nguồn ĐBSCL, bao gồm tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ, đầu nước thấp, khó khăn cho bơm tát ở các vị trí xa kênh trục.

Người dân ĐBSCL tận dụng tất cả những gì có thể để tích nước ngọt trong mùa hạn mặn
Người dân ĐBSCL tận dụng tất cả những gì có thể để tích nước ngọt trong mùa hạn mặn. Ảnh: TR.L

Với các diễn biến dòng chảy cập nhật về đồng bằng đến hiện nay, khả năng xảy ra hạn mặn lịch sử là rất lớn. Hiện Thủy điện Trung Quốc vẫn xả thấp, nguy cơ hạn mặn cao nửa đầu tháng 2.

Hiện các địa phương tranh thủ tích nước, và vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thê và hạn chế tiêu thoát và kiểm soát mặn ở các hệ thống thủy lợi, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp vói các diễn biến nguồn nước.

Dự báo, sẽ có hàng trăm ngàn hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Trong ảnh: Một xe chở nước ngọt đi bán ở vùng ven biển Bến Tre
Dự báo, sẽ có hàng trăm ngàn hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Trong ảnh: Một xe chở nước ngọt đi bán ở vùng ven biển Bến Tre. Ảnh: TR.L

“Từ nay đến ngày 15 - 16.2, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu vẫn duy trì ở mức cao vào các thời điếm triều lên. Chính quyền quận Cái Răng (nơi tiếp giáp với Hậu Giang) cần thông tin đến người dân không lấy nước vào lúc triều lên (lúc nước lớn), chỉ lấy nước vào lúc nước ròng, thấp đế không bị ảnh hưởng xâm nhập mặn”.

Ông Hè đưa ra khuyến cáo và cho biết thêm, Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp cần thiết để có thể lấy nước chủ động (nạo vét cửa lấy nước các trạm bơm, cống, kênh mương, lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến ...); chủ động tích trữ nước trong các hô, ao, vùng trũng thấp, kênh rạch... Đặc biệt là vận hành các hệ thống công trình thủy lợi hợp lý, đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Hiện nay trên địa bàn TP Cần Thơ có 2 hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư tưong đối hoàn chỉnh và khép kín do thành phố quản lý: Hệ thống thủy lợi Ô Môn - Xà no và dự án đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền. Căn cứ vào các bản tin dự báo sẽ thực hiện đóng mở cống linh hoạt đảm bảo không đế mặn xâm nhập vào vùng dự án.

Cần Thơ nằm ở khu vực trung tâm ĐBSCL, sâu trong đất liền và ít chịu ảnh hưởng của hạn mặn. Bình quân mỗi năm, độ mặn trên sông Hậu dưới 250 mg/l (2,5 phần ngàn).

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử uy hiếp ĐBSCL

NHẬT HỒ |

Hàng nghìn diện tích khô hạn, nhiều dòng kênh kiệt nước, tất cả diện tích rừng như nằm trên chảo lửa. Hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sụp lở đất nhiều nơi... Tất cả đã đẩy ĐBSCL vào đỉnh điểm của hạn mặn, cao hơn mức hạn mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015 - 2016.

Hạn mặn năm 2020 có thể sẽ khốc liệt hơn đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016

NHẬT HỒ |

Chiều 9.2, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn tại Bạc Liêu. Tại đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng nguy cơ hạn mặn khốc liệt hơn cả đợt hạn, mặn lịch sử năm 2015-2016.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân trước nguy cơ mất trắng vì hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải “khóc ròng” trước mối đe dọa từ hạn mặn. Hàng nghìn nông hộ đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch sử dụng. Cùng với đó, hàng nghìn hécta lúa cũng đứng trước nguy cơ mất trắng…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử uy hiếp ĐBSCL

NHẬT HỒ |

Hàng nghìn diện tích khô hạn, nhiều dòng kênh kiệt nước, tất cả diện tích rừng như nằm trên chảo lửa. Hàng chục nghìn hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sụp lở đất nhiều nơi... Tất cả đã đẩy ĐBSCL vào đỉnh điểm của hạn mặn, cao hơn mức hạn mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015 - 2016.

Hạn mặn năm 2020 có thể sẽ khốc liệt hơn đợt hạn mặn lịch sử 2015-2016

NHẬT HỒ |

Chiều 9.2, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn tại Bạc Liêu. Tại đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng nguy cơ hạn mặn khốc liệt hơn cả đợt hạn, mặn lịch sử năm 2015-2016.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nông dân trước nguy cơ mất trắng vì hạn mặn

TRẦN LƯU |

Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải “khóc ròng” trước mối đe dọa từ hạn mặn. Hàng nghìn nông hộ đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch sử dụng. Cùng với đó, hàng nghìn hécta lúa cũng đứng trước nguy cơ mất trắng…