Loạt công ty bất động sản ở Đức phá sản

Song Minh |

Lĩnh vực bất động sản ở Đức rơi vào khủng hoảng với hàng loạt công ty phá sản hoặc hủy dự án.

Valeriy Shevchenko cảm thấy mình đã thực hiện được ước mơ của cuộc đời khi mua được một suất căn hộ hai phòng ngủ ở một trong những quận nổi tiếng nhất Berlin.

Hai năm sau, giấc mơ về nhà ở của người đàn ông 33 tuổi này đã tan vỡ sau khi chủ đầu tư Project Immobileien phá sản.

AFP cho hay, do lãi suất cũng như giá nguyên vật liệu thô tăng vọt, số công ty bất động sản nộp đơn xin phá sản trong năm 2022 nhiều gấp đôi so với năm trước đó.

Giống như hàng trăm người sắp mua nhà trên khắp đất nước, Shevchenko nhận thấy, việc xây dựng căn hộ mới của mình đột ngột bị dừng lại khi các công nhân dọn đi.

“Từ giữa tháng 8, việc xây dựng bị đóng băng. Những chiếc tủ dành cho công nhân ở đây, chiếc cần cẩu ở giữa, mọi thứ đã được chuyển đi” - Shevchenko nói, cho biết anh bị sốc nặng.

Với những cảnh tượng như vậy ngày càng gia tăng trên khắp đất nước, Thủ tướng Olaf Scholz đã kêu gọi các công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản đến đàm phán.

Dự án “Steglitzer Kreisel” cao 120 mét bị tạm dừng vô thời hạn. Ảnh: AFP
Dự án “Steglitzer Kreisel” cao 120 mét bị tạm dừng vô thời hạn. Ảnh: AFP

Trong nhiều năm, lãi suất thấp kỷ lục và nhu cầu mạnh đã thúc đẩy các dự án đầu tư mới vào thị trường bất động sản Đức.

Nhưng giá tiêu dùng tăng mạnh do hậu quả của xung đột Nga - Ukraina đã buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu phải mạnh tay tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh chi phí thế chấp lên cao và từ đó kéo giá bất động sản cũng như tỉ suất lợi nhuận của các dự án xây dựng giảm xuống.

Các nhà xây dựng cũng đang phải chịu chi phí nguyên liệu thô cao hơn, một vấn đề đã bắt đầu từ thời kỳ đại dịch nhưng càng trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột Ukraina.

Tim-Oliver Mueller - Chủ tịch nhóm vận động hành lang xây dựng HDB của Đức - cho biết: Các công ty không còn cách nào có lợi nhuận với một số dự án nhất định.

Trong dấu hiệu của khủng hoảng, gã khổng lồ bất động sản Vonovia gần đây đã quyết định tạm dừng nhiều dự án.

Một cuộc khảo sát gần đây của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo cho thấy, có tới 20% công ty bất động sản hủy dự án xây dựng trong tháng 8, trong khi 12% gặp khó khăn về tài chính. Theo Ifo, những con số này là chưa từng có tiền lệ trong 30 năm qua.

Việc xây dựng dự án nhà ở Malmoerstrasse 28 ở Berlin, dự kiến hoàn thành vào năm 2024, đã bị các nhà thầu tạm dừng vô thời hạn. Ảnh: AFP
Việc xây dựng dự án nhà ở Malmoerstrasse 28 ở Berlin, dự kiến hoàn thành vào năm 2024, đã bị các nhà thầu tạm dừng vô thời hạn. Ảnh: AFP

Nhiều dự án bị tạm dừng đẩy người mua vào tình thế khó khăn tài chính nghiêm trọng. Tại Berlin, các nhà đầu tư vào Project Immobileien đã trả một nửa số tiền mua nhà.

“Tôi không phải là người giàu có. Tiền của tôi là thành quả lao động của tôi” - Shevchenko, người đã trả 250.000 euro (266.000 USD) cho căn hộ mà anh mua với giá nửa triệu euro, cho hay.

Các công ty xây dựng cũng như chủ sở hữu nhà tương lai không mua bảo hiểm, nên không có sự bảo vệ tài chính nào trước sự phá sản bất ngờ.

Hy vọng duy nhất của họ bây giờ là tìm người khác tiếp quản công trình hoặc tự mình hoàn thành.

Marina Prakharchuk (39 tuổi) nói trong nước mắt: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều tương tự có thể xảy ra ở Đức”. Prakharchuk đã trả 175.000 euro cho căn hộ rộng 45 m2.

Cuộc khủng hoảng bất động sản có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng xã hội khổng lồ khi tác động dây chuyền ảnh hưởng đến thị trường cho thuê.

Chính phủ của Thủ tướng Scholz đã hứa xây dựng 400.000 ngôi nhà mỗi năm để giảm bớt tình trạng thiếu nhà ở, vốn trở nên tồi tệ hơn do nhu cầu ngày càng tăng từ dòng người tị nạn và công nhân nước ngoài. Tuy nhiên, giấy phép xây dựng đã giảm 25% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước.

Các chuyên gia tin rằng, lĩnh vực này sẽ phải vật lộn để có được 250.000 giấy phép xây dựng mới trong năm nay, trong khi năm tới cũng không có dấu hiệu khả quan hơn với dự báo là dưới 200.000.

Với nguồn cung nhà ở mới trên thị trường ngày càng ít, giá thuê ngày càng tăng không ngừng, càng làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình.

Cảnh giác trước xu hướng này, Bộ trưởng Nhà ở Klara Geywitz gần đây đã công bố kế hoạch hỗ trợ các gia đình có được cơ hội sở hữu nhà ở. Bà cũng cam kết đầu tư thêm 1 tỉ euro cho đến năm 2025 để xây nhà ở cho sinh viên.

Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cảnh báo rằng, những đề xuất này vẫn chưa đủ.

Mueller của HDB cho biết: “Chúng tôi đang mong đợi một gói biện pháp toàn diện. Ngành này hiện ở tình trạng rất tồi tệ, người dân đang gấp rút tìm kiếm nhà ở”.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nền kinh tế lớn nhất EU cảnh báo tình trạng thiếu điện

Ngọc Vân |

Các nhà điều hành công nghiệp Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - đã gióng hồi chuông cảnh báo về tình trạng thiếu điện sắp xảy ra.

Nền kinh tế lớn nhất EU tăng mạnh nhập khẩu dầu của Nga

Ngọc Vân |

Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - tiếp tục mua khối lượng lớn dầu của Nga, nhưng nhập khẩu từ Ấn Độ.

Ngành xây dựng của nền kinh tế lớn nhất EU đối mặt phá sản

Khánh Minh |

Chi phí gia tăng và nạn quan liêu khiến ngành xây dựng của nền kinh tế lớn nhất EU đối mặt phá sản.

Thể thao Việt Nam giành thêm 4 huy chương đồng tại ASIAD 19 ngày 27.9

NHÓM PV |

Đoàn thể thao Việt Nam có thêm 4 tấm huy chương đồng trong ngày thi đấu 27.9 tại ASIAD 19.

Duyệt gần 900 tỉ đồng cải tạo công viên, người dân hào hứng chờ trải nghiệm

Phương Thảo - Hoài Luân |

Sau khi HĐND TP Hà Nội có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư gần 886,4 tỉ đồng để cải tạo 3 công viên, gồm: Thống Nhất, Thủ Lệ và Bách Thảo, người dân Thủ đô tỏ ra hào hứng, kỳ vọng chủ trương này sẽ sớm đi vào thực tiễn để họ được trải nghiệm.

Hàng trăm nhà trọ đồng loạt mở lối thoát hiểm sau vụ cháy chung cư mini

Thu Giang |

Ngay sau vụ cháy chung cư mini trong ngõ 29/70 phố Khương Hạ, nhiều chủ nhà trọ trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động mở lối, lắp đặt thang thoát hiểm, hệ thống cảnh báo phòng cháy chữa cháy.

Người dân quay được cảnh đàn cá voi bơi lội trên vùng biển Cô Tô

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 27.9, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Huy Sơn - người đăng 4 video trên Facebook về sự xuất hiện của cá voi tại vùng biển Cô Tô - cho biết, các video là của bạn của ông quay được.

Tin 20h: Làm nhiều người ngộ độc, chủ bánh mì Phượng ở Hội An trả giá đắt

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Làm nhiều người ngộ độc, chủ cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An trả giá đắt; Cận kề Rằm tháng 8, quầy bánh Trung thu ế ẩm chưa từng có; Nắm lịch cấm đường, đi chơi Trung thu ở Hà Nội không lo phiền toái...

Nền kinh tế lớn nhất EU cảnh báo tình trạng thiếu điện

Ngọc Vân |

Các nhà điều hành công nghiệp Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - đã gióng hồi chuông cảnh báo về tình trạng thiếu điện sắp xảy ra.

Nền kinh tế lớn nhất EU tăng mạnh nhập khẩu dầu của Nga

Ngọc Vân |

Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - tiếp tục mua khối lượng lớn dầu của Nga, nhưng nhập khẩu từ Ấn Độ.

Ngành xây dựng của nền kinh tế lớn nhất EU đối mặt phá sản

Khánh Minh |

Chi phí gia tăng và nạn quan liêu khiến ngành xây dựng của nền kinh tế lớn nhất EU đối mặt phá sản.