Châu Âu sẽ sớm phóng vệ tinh theo dõi ô nhiễm không khí

Anh Vũ |

Châu Âu đang nhắm tới việc gửi một "nhóm vệ tinh chuyên dụng" vào không gian để theo dõi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí của nhân loại với độ chính xác cao.

Theo Science Times, Trung tâm vũ trụ Châu Âu và Tổ chức Khai thác Vệ tinh Khí tượng Châu Âu hiện đang làm việc với cơ quan Hỗ trợ Năng lực Giám sát và Xác minh CO2 của Châu Âu (CO2MVS) về lượng khí thải do con người gây ra. Trong một tuyên bố, người đại diện chương trình Copernicus cho biết các vệ tinh sẽ theo dõi hai loại khí nhà kính gây ô nhiễm không khí phổ biến nhất một cách chi tiết chưa từng có.

Vệ tinh theo dõi CO2 và metan

Theo thông báo, các vệ tinh sẽ xem xét các nguồn phát thải CO2 và metan riêng lẻ như các nhà máy điện và các cơ sở sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Những vệ tinh này sẽ là một phần của Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Châu Âu.

Space.com cho biết CO2 là loại khí thải phổ biến nhất, chiếm gần 80% nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Nó được thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và trong nông nghiệp. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 16% lượng khí thải toàn cầu, nhưng metan gây ảnh hưởng cao gấp 80 lần so với CO2 trong việc làm Trái đất nóng lên, khiến nó cũng trở thành một lý do đáng lo ngại.

Theo Independent, thông báo về chương trình giám sát vệ tinh mới được đưa ra khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Glasgow cho hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc, hy vọng rằng các mục tiêu phát thải mới sẽ được đưa ra để ngăn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao hơn 1,5 độ C so với trước cách mạng công nghiệp. Nó cũng ngụ ý rằng các quốc gia, tập đoàn và tổ chức không tuân theo các cam kết về khí hậu sẽ dễ dàng bị xác định.

Copernicus và các tổ chức khác đang nghiên cứu trữ lượng phát thải khí nhà kính lần đầu tiên, dự kiến vào năm 2023. Tuy nhiên, những công nghệ mới sẽ được sử dụng trong lần đánh giá toàn cầu lần thứ hai vào năm 2028.

Các vệ tinh hiện tại

Theo chương trình Copernicus, các vệ tinh hiện tại cũng đang ghi lại những thay đổi về nồng độ CO2 trong khí quyển. Tuy nhiên, chúng chủ yếu đo đạc dao động tự nhiên trong chu trình carbon và không thể xác định các nguồn phát thải công nghiệp cụ thể.

Những vệ tinh này còn bao gồm ba vi vệ tinh hiện đang được doanh nghiệp Canada GHGSat sử dụng để phát hiện các nguồn phát thải khí metan. Chiếc đầu tiên của dự án được phóng vào năm 2016, và kể từ đó nó đã đánh giá thành công sự rò rỉ khí metan từ các hoạt động khai thác, giàn khoan dầu ngoài khơi và các cơ sở xử lý chất thải.

Theo các quan chức Copernicus, so với hệ thống vệ tinh đo lường hiện tại, những vệ tinh mới của Châu Âu sẽ cung cấp phạm vi bao phủ lớn hơn, độ phân giải tốt hơn và độ chính xác cao hơn.

Phó giám đốc Richard Engelen của Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của Châu Âu cho biết họ đã thấy mức CO2 đang tăng nhanh hơn bao giờ hết kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Theo Engelen, ngày càng có nhiều vấn đề cấp bách đòi hỏi những hành động thực sự để giảm lượng khí thải lớn này.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Mỹ

Phương Linh |

Vụ tràn dầu lớn ngoài khơi bờ biển Nam California, Mỹ đã tác động nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, buộc nhiều bãi biển trong khu vực phải đóng cửa. Ước tính 545.000 lít dầu đã bị rò rỉ ra môi trường.

WHO cảnh báo ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm

Nguyễn Hạnh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa củng cố các hướng dẫn về chất lượng không khí (AQG), đồng thời cho biết ô nhiễm không khí hiện là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm.

New York cảnh báo mức độ ô nhiễm cao do cháy rừng ở Canada

Bảo Trân |

Chỉ số chất lượng không khí đối với vật chất hạt mịn ở New York lên đến 170 do 86 vụ cháy vượt “ngoài tầm kiểm soát” ở Canada cần ban bố tình trạng ô nhiễm khẩn cấp.

Sách Giáo khoa Hòa Phát: Chuỗi công ty con ngập trong nợ trái phiếu

Quang Dân |

Tháng 8.2021, Hưng Vượng Developer (Công ty con của Sách Giáo khoa Hòa Phát) đã huy động thành công lô trái phiếu trị giá 600 tỉ đồng. Song cũng trong tháng 8.2021, công ty này lại cho một cá nhân vay tín chấp 310 tỉ đồng với lãi vay lên đến 20%/năm.

Dân Hà Nội chọn đi tàu trên cao, tránh cảnh mưa lạnh, tắc đường

Kim Sơn |

Hà Nội - Thời tiết nồm ẩm kèm mưa phùn khiến việc tham gia giao thông đường bộ khó khăn, nhiều người dân Thủ đô đã chọn đi tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Đám cháy trên tàu chở hàng nghìn ô tô đã được dập tắt hoàn toàn

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 10.2, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh cho biết, đám cháy trên tàu Ah Shin đã được khống chế, dập tắt hoàn toàn.

Trả hồ sơ vụ nguyên Chủ tịch quận ở Đà Nẵng nhận hối lộ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Chiều 10.2, xét thấy chứng cứ trong hồ sơ vụ án liên quan đến nguyên Chủ tịch quận Liên Chiểu ông Đàm Quang Hưng nhận hối lộ cần phải điều tra làm rõ thêm một số nội dung, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố để điều tra.

Quốc Cơ - Quốc Nghiệp từng đi diễn đám cưới mưu sinh vì ngành xiếc thất thế

Hải Minh |

Nhiều nghệ sĩ xiếc cùng chung một mối bận tâm khi ngành xiếc đang không nhận lại được nhiều sự quan tâm.

Cận cảnh sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Mỹ

Phương Linh |

Vụ tràn dầu lớn ngoài khơi bờ biển Nam California, Mỹ đã tác động nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, buộc nhiều bãi biển trong khu vực phải đóng cửa. Ước tính 545.000 lít dầu đã bị rò rỉ ra môi trường.

WHO cảnh báo ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm

Nguyễn Hạnh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa củng cố các hướng dẫn về chất lượng không khí (AQG), đồng thời cho biết ô nhiễm không khí hiện là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm.

New York cảnh báo mức độ ô nhiễm cao do cháy rừng ở Canada

Bảo Trân |

Chỉ số chất lượng không khí đối với vật chất hạt mịn ở New York lên đến 170 do 86 vụ cháy vượt “ngoài tầm kiểm soát” ở Canada cần ban bố tình trạng ô nhiễm khẩn cấp.