Xiếc Việt tự thay đổi để tìm cơ hội

THANH HƯƠNG (thực hiện) |

“Năm thứ hai của dịch COVID-19, Liên đoàn Xiếc Việt Nam hoãn huỷ nhiều kế hoạch biểu diễn và phải hoàn trả lại vé cho khán giả, tổn thất kinh phí lớn và gần như không có nguồn thu để bù vào”. NSND Tống Toàn Thắng - Phó Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam chia sẻ về những khó khăn đã, đang và sẽ phải đối diện.

Hãy bắt đầu từ một bài toán khó, làm sao để nghệ sĩ xiếc yên tâm duy trì đam mê với nghề trong thời buổi dịch bệnh khiến mọi thứ phải ngưng trệ, đảo lộn...

- Không có show diễn nên ảnh hưởng lớn đến đời sống của diễn viên. Từ mùa dịch đầu tiên, Liên đoàn đã đồng hành, hỗ trợ và động viên để nghệ sĩ có thể “giữ lửa”, yên tâm duy trì tập luyện hằng ngày. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi phải trông chờ vào nguồn thu từ biểu diễn để chi trả cho lực lượng diễn viên hợp đồng. Có một thực trạng là nếu dịch bệnh còn kéo dài, Liên đoàn xiếc Việt Nam sẽ không còn tiền để chi trả.

Chúng tôi rất mong có sự điều chỉnh về chính sách đãi ngộ, tiền lương, bồi dưỡng biểu diễn sao cho thật phù hợp… Nghệ sĩ nếu không được hưởng những chế độ đãi ngộ đặc thù thì dù có yêu nghề đến mấy nhưng gánh nặng phải lo cho cuộc sống, gia đình buộc họ phải đứng giữa ngã 3 đường, sống với đam mê hay từ bỏ để chọn một công việc khác có mức thu nhập cao hơn.

Ở góc nhìn cá nhân, theo ông, giải pháp nào để có thể tháo gỡ khó khăn để sớm vực dậy ngành nghệ thuật biểu diễn, các nhà hát, sân khấu nói chung và ngành xiếc nói riêng?

- Mới đây, Bộ VHTTDL đã họp với các Nhà hát, sân khấu và sẽ cân nhắc hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị nghệ thuật từ đây đến cuối năm. Tôi cho rằng, đây là một chủ trương tốt và cũng là điều mà các đơn vị nghệ thuật mong mỏi từ lâu, mong được triển khai sớm. Ngoài ra, việc phát triển truyền thông bằng mô hình phối hợp với kênh truyền hình, hoặc xây dựng nhà hát online để khai thác đa dạng hơn các loại hình nghệ thuật biểu diễn sẽ giúp các đơn vị tìm kiếm cơ hội “mở” trong việc phát triển, quảng bá và tiếp cận khán giả một cách dễ dàng hơn.

Rất nhiều sân khấu, nhà hát gặp vấn đề với việc đội ngũ diễn viên trẻ phải xoay xở, bỏ ra ngoài mưu sinh. Với xiếc thì thực trạng này hiện nay ra sao?

- Từ lâu ngành xiếc luôn ở trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực, nhất là diễn viên trẻ, đa phần đều được đào tạo từ Trường trung cấp Xiếc và Tạp kỹ. Khả năng và trình độ của thế hệ kế tiếp sau khi tốt nghiệp cần có nhiều thời gian trau dồi, nâng cao trình độ, kinh nghiệm. Do đặc thù nghề, diễn viên xiếc theo nghề luôn phải chấp nhận. Điều tích cực là vẫn luôn có rất nhiều diễn viên tài năng, chuyên môn tốt mang về nhiều thành tích cao với loạt giải thưởng quốc tế uy tín, khẳng định vị trí của xiếc Việt Nam.

 Ở thời công nghệ, trẻ nhỏ thường hấp dẫn bởi nhiều thứ giải trí đa dạng, mang tính hấp dẫn cao, ngành xiếc đã thay đổi tư duy, đầu tư sáng tạo tiết mục và sân khấu để thu hút khán giả như thế nào?

- Với đặc thù riêng, xiếc có thể kết hợp với nhiều loại hình nghệ thuật khác và có tính tương tác trực tiếp với khán giả cao, đặc biệt là khán giả nhí. Do đó Liên đoàn xiếc Việt Nam cũng đưa ra nhiều chương trình có tính chiến lược, nghiên cứu kỹ thị hiếu của khán giả để xây dựng các kịch bản phù hợp theo đúng “trend”, tạo sự mới lạ và hấp dẫn hứa hẹn chỉ có thể tìm thấy ở sân khấu xiếc. Đặc biệt, việc đưa ứng dụng công nghệ vào các tiết mục xiếc để tăng thêm hiệu quả về mặt hình ảnh đã được minh chứng qua các vở như “Thế gới hoạt hình trong khu rừng thần tiên”, “Phù thủy đại chiến”, “Cướp biển”… Một lợi thế khác khi Rạp xiếc Trung ương vốn là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều thế hệ, nhu cầu của khán giả nhất là trẻ em với nghệ thuật xiếc luôn có.

Từ nay đến cuối năm, các diễn viên tiếp tục tập luyện và sẵn sàng tâm thế khi được phép biểu diễn trở lại. Theo đó, một loạt vở diễn trong đơn đặt hàng năm 2021 như “Biệt đội anh hùng” dự kiến sẽ tiếp tục công diễn vào dịp Trung thu, “Thượng Thiên Thánh Mẫu” diễn vào ngày Rằm tháng 7, “Đi cùng năm tháng” số 4 với chủ đề “Vùng trời bình yên” diễn vào đúng ngày kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27.7, “Những cánh hồng bay” vào ngày phụ nữ Việt Nam 20.10… Tuy nhiên, tất cả các kế hoạch trên sẽ chỉ được triển khai biểu diễn khi dịch được kiểm soát và cuộc sống bình thường trở lại.

- Xin cảm ơn!

Tháng 4.2021, Liên đoàn xiếc Việt Nam đoạt 2 giải Vàng và 4 giải Bạc tại Cuộc thi tài năng xiếc toàn quốc, còn năm 2018 đoạt 1 giải Vàng và 5 giải Bạc. Trước đó, tháng 10.2019 đoạt 3 giải Vàng, 5 giải Bạc tại Liên hoan xiếc Quốc tế còn tháng 11.2019 đoạt 1 giải Vàng, 2 giải Bạc và 1 giải đồng tại Liên hoan xiếc thế giới - Hạ Long 2019.


THANH HƯƠNG (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Nghệ sĩ xiếc không phải “kẻ mua vui”

NGỌC DỦ |

Để có những phút giây thăng hoa trên sân khấu, các nghệ sĩ xiếc Việt đã trải qua quá trình luyện tập gian lao từ nhỏ, chịu nhiều hy sinh và mạo hiểm. Muốn tồn tại và theo đuổi đam mê nghề, họ phải trả bằng cả mồ hôi, máu và nước mắt... 

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Nghệ sĩ xiếc không phải “kẻ mua vui”

NGỌC DỦ |

Để có những phút giây thăng hoa trên sân khấu, các nghệ sĩ xiếc Việt đã trải qua quá trình luyện tập gian lao từ nhỏ, chịu nhiều hy sinh và mạo hiểm. Muốn tồn tại và theo đuổi đam mê nghề, họ phải trả bằng cả mồ hôi, máu và nước mắt...