Lương tối thiểu

Không thể lấy cớ năng suất thấp để trả lương thấp

Anh Linh |

“Trả lương thấp vì năng suất lao động thấp” là một trong những lý do thường thấy mà các doanh nghiệp đưa ra để không tăng lương hoặc tăng ở mức rất thấp cho người lao động. Lập luận trên đã đẩy người lao động phải chịu trách nhiệm chính về năng suất lao động của mình.

Cách điều chỉnh lương tối thiểu vùng hiện nay khiến người lao động rất thất vọng

LÊ TUYẾT |

Lương tối thiểu vùng chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu khiến người lao động phải tăng ca ngày đêm, không có điều kiện tiếp cận với cuộc sống bên ngoài, nhưng việc đàm phán về mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018 vẫn chưa đi đến thống nhất khiến người lao động rất thất vọng - đó là đại đa số các ý kiến được nêu ra tại buổi gặp mặt giữa lãnh đạo TPHCM với cán bộ CĐ, CNLĐ tiêu biểu diễn ra vào sáng 30.7.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 ở mức 8%: Tổng LĐLĐVN đã bày tỏ thiện chí

TẤT THẢO |

Trong khi Tổng LĐLĐVN đã giảm mức đề xuất tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 so với năm 2017 từ 13,3% xuống 8%, thì phía đại diện sử dụng LĐ vẫn giữ nguyên mức 5%. Với mức chênh lệch trên, phiên họp lần hai để thương lượng tiền LTT vùng diễn ra sáng 28.7 tại Hà Nội đã tạm dừng theo đề nghị của Tổng LĐLĐVN.

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018

Tất Thảo |

Sáng 28.7, tại phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã đưa ra 2 phương án tăng LTT vùng để Hội đồng Tiền lương cân nhắc, với mức tăng là 13,3% và 10%.

“Không có lý gì mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 lại thấp hơn năm 2017"

Tất Thảo |

Sáng 28.7, phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Về phía Tổng LĐLĐVN, đại diện cho người lao động có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Lương tối thiểu vùng năm 2018: Không thể đẩy gánh nặng về phía người lao động

TẤT THẢO thực hiện |

Dự kiến, sáng nay (28.7), tại Hà Nội sẽ diễn ra phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018.

Lương tối thiểu vùng phải đáp ứng mức sống tối thiểu: Người lao động đang bị bào mòn sức khỏe

Tất Thảo - Nguyễn Nga |

Theo khảo sát của Trung tâm Hội nhập và phát triển (CDI), môi trường làm việc, điều kiện làm việc quá khắt khe tại các Cty gây ức chế đối với NLĐ, như các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, uống nước, nghỉ ốm... Sau một thời gian như vậy, họ không còn đủ nhanh nhẹn để làm việc và đứng trước nguy cơ bị cho nghỉ việc.

Phải làm thêm, công nhân đang đánh đổi hạnh phúc gia đình

TẤT THẢO |

Với đặc thù làm ca, hoặc phải tăng ca, làm thêm, nhiều công nhân hiện nay có rất ít thời gian chăm sóc con cái, có khi vợ chồng cả ngày không nhìn thấy mặt nhau khiến cuộc sống của nhiều gia đình có nguy cơ tan vỡ.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”

LÊ PHƯƠNG |

Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như “truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”.

Doanh nghiệp “gặp khó”, nhưng không thể không tăng lương tối thiểu

KHÁNH VŨ - KHÁNH LINH |

Theo đề xuất của Tổng LĐLĐVN, mức lương tối thiểu vùng (LTT) năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017 là 13,3% (tăng từ 370.000 - 500.000 đồng so với năm 2017). Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra 2 phương án là (1) không tăng lương và (2) chỉ tăng dưới 5%. Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra 3 phương án tăng LTT là (1) tăng từ 130.000 - 180.000 đồng (tỉ lệ tăng bình quân 5%), (2) tăng từ 160.000 - 220.000 đồng (6%) và (3) tăng từ 180.000 - 250.000 đồng (6,7%). Để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề này, Báo Lao Động mở diễn đàn để cùng nghe ý kiến từ nhiều phía.

Chăm lo tốt để người lao động luôn đồng hành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong bức tranh chung về cuộc sống khó khăn của CNLĐ vì lương tối thiểu vùng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, nổi bật lên những điểm sáng là không ít doanh nghiệp quan tâm đến mọi mặt đời sống của CNLĐ, trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định. Ở những nơi này, doanh nghiệp thực sự coi CNLĐ là vốn quý và CNLĐ cũng dốc lòng, dốc sức vì doanh nghiệp.

“Không tăng ca, không thể nào sống được”

Nhóm PV |

Với mức lương tối thiểu vùng (LTT) hiện nay, nhiều gia đình CNLĐ đang nuôi con hoặc phải cấp dưỡng cho cha mẹ phải sống rất kham khổ, phải sử dụng các sản phẩm dịch vụ rẻ tiền, kém an toàn. Chính vì vậy, nhiều công nhân vẫn muốn làm thêm chỉ để có thêm một bữa ăn, bớt được chi tiêu cho gia đình chút nào hay chút đấy.

Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc?

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2017 trung bình là 7,3% đã được các DN thực hiện tương đối tốt; hầu hết CNLĐ đã được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức tăng trên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa “tiệm cận” được mức sống tối thiểu cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của đa số CNLĐ.

Hàn Quốc: Vừa tăng lương tối thiểu, vừa trợ giúp doanh nghiệp

Vân Anh |

Ngày 17.7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hoan nghênh đề xuất tăng mức lương tối thiểu lên 16%, gọi đó là động thái vì dân và cải thiện đời sống cho người lao động. Đồng thời, ông Moon Jae-in cũng cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi việc tăng lương này.

Hầu hết doanh nghiệp có tổ chức công đoàn điều chỉnh lương tối thiểu

M.L |

Theo LĐLĐ tỉnh Phú Yên, thực hiện Nghị định số 153 ngày 14.11.2016 của Chính phủ về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động”, đến nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) có tổ chức công đoàn đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.