LƯƠNG TỐI THIỂU PHẢI ĐÁP ỨNG MỨC SỐNG TỐI THIỂU

Phải làm thêm, công nhân đang đánh đổi hạnh phúc gia đình

TẤT THẢO |

Với đặc thù làm ca, hoặc phải tăng ca, làm thêm, nhiều công nhân hiện nay có rất ít thời gian chăm sóc con cái, có khi vợ chồng cả ngày không nhìn thấy mặt nhau khiến cuộc sống của nhiều gia đình có nguy cơ tan vỡ.

Ít giây phút thảnh thơi, quây quần

6h sáng ngày 25.7, chị Dương Thị Mai (công nhân một Cty điện tử tại KCN Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) mới kết thúc ca làm việc đêm. Trên đường trở về khu trọ - nơi chị đang thuê sống cùng chồng và 2 đứa con, một 2 tuổi và một 4 tuổi - chị mua vội một chiếc bánh mì cho bữa sáng. Lúc này chồng chị cũng rời khỏi nhà trọ để đi làm; còn chị cố ngăn cơn buồn ngủ để chuẩn bị bữa ăn sáng cho các con.

“Các cháu còn nhỏ nên cho các cháu ăn vào buổi sáng rất khó khăn; nhiều khi nửa tiếng chưa xong. Lắm lúc, do ức chế vì điều đó, cộng với căng thẳng, mệt mỏi khi làm việc thâu đêm khiến tôi đánh cháu, tất nhiên là đánh nhẹ vào mông thôi, nhưng sau đó thì rất hối hận” - chị Mai tâm sự. Sau bữa tối cùng cả nhà, đến 21h30, chị đi làm ca đêm; còn chồng cho các con đi ngủ. Chị Mai bảo, có khi cả ngày không gặp được chồng. Có lúc chị đi làm đêm mà chồng vẫn chưa về, chị đành phải nhờ hàng xóm trông con hộ khi các cháu đang ngủ.

Cty nơi chị Mai làm phân ra 3 ca làm việc: 6 - 14h; 14 - 22h và 22 - 6h. Chị Mai làm ca 1 và ca 3. Hết 1 tuần liên tục làm đêm, lại đến 1 tuần chị liên tục làm ban ngày. Vì vậy, chị phải tính toán thật kỹ thời gian với chồng để có thời gian chăm con. Một tháng chị được nghỉ 2 ngày thứ 7 và 4 ngày Chủ nhật. “Một tháng 1 - 2 lần, vợ chồng tôi chở xe máy đưa các cháu sang Hà Nội, vào công viên, các trung tâm thương mại chơi. Nói chung, thời gian cả gia đình bên nhau là rất ít; hơn nữa, đi làm đêm về mệt mỏi quá, nên nhiều khi kiệt sức, trở về phòng trọ chỉ muốn ngủ. Vợ chồng ít có thời gian chia sẻ với nhau”.

Làm vất vả như vậy, nhưng thu nhập của chị Mai chỉ khoảng 6 triệu đồng. Lương tối thiểu vùng đang áp dụng nơi chị làm việc là 3.750.000 đồng/tháng. Chồng chị làm nghề tự do nên thu nhập rất bấp bênh. “Tôi cầm lương chỉ được vài ngày là đã hết: Nào nộp tiền học, tiền nhà, mua sữa… cho con. Chi phí còn lại của cả gia đình trông chờ vào đồng tiền của chồng. Tính ra một tháng, chi phí của cả gia đình phải hơn 10 triệu đồng. Vì vậy, chúng tôi làm nhiều năm nhưng chẳng dành dụm được đồng nào; không dám nghĩ đến việc mua nhà để an cư. Tương lai thì rất bấp bênh, bởi biết là lương thấp, nhưng ở độ tuổi của tôi (32 tuổi) rất khó đi kiếm việc khác. Đành sống như hiện tại ngày nào hay ngày đó mà thôi” - chị Mai kể.

Một nữ công nhân thuê trọ tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) đang chăm sóc con trong ngày nghỉ. Ảnh: QC

Vợ chồng không có thời gian để… cãi nhau

Ngoài những người phải làm ca đêm như chị Mai, rất nhiều công nhân buộc phải làm thêm - tăng ca để có thêm thu nhập mới có thể đủ cho chi tiêu hàng ngày. Điều này mang lại hệ lụy rất lớn đến gia đình nhỏ của họ.

Theo kết quả khảo sát “Tiếng nói NLĐ và câu chuyện sau những giờ làm thêm (2016)” do Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) tiến hành, tác động tiêu cực của tăng giờ làm thêm lớn nhất là thiếu thời gian chăm sóc, dạy dỗ con cái (46%), ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng (15%), không có thời gian giải trí (22%), không có thời gian giao lưu (10%), không chăm sóc được người trong gia đình (5%), không có thời gian đọc tin tức (2%).

Vẫn theo khảo sát này, tăng ca khiến các cặp gia đình công nhân thiếu thời gian chăm sóc, trò chuyện, dạy dỗ, đưa con đi chơi. Nhiều gia đình phải gửi con về quê cho ông bà nuôi, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên lỏng lẻo, mờ nhạt. Chị HTC - công nhân may tại TPHCM - chia sẻ câu chuyện buồn của mình với nhóm khảo sát: “Khi đứa con thứ nhất được 10 tháng thì tôi gửi về cho bà nội nuôi, vì sau khi hết chế độ thai sản, tôi phải đi làm, lại phải làm thêm nữa nên không chăm con được. Mỗi khi tôi về thăm con, con không theo, không ngủ cùng tôi. Lúc tôi ôm con, con không cho, xô tôi ra. Hai tháng sau, tôi về lại, con không nhận ra tôi luôn”.

Khảo sát cũng đưa ra nhận định: Tăng ca cũng làm tăng mâu thuẫn vợ chồng. Một công nhân được khảo sát kể lại rằng: Hầu như hai vợ chồng không gặp nhau vào các ngày làm việc trong tuần, chỉ gặp nhau vào ngày chủ nhật. Nhiều khi cũng có mâu thuẫn vợ chồng, cảm thấy không thoải mái, nhưng thật sự không có thời gian để… nói với nhau, cãi nhau.

Một nữ công nhân khác thì cho biết vợ chồng chị thường xuyên bất hòa. Chồng hay cáu kỉnh, nhăn nhó bởi cả 2 đều đi làm về muộn, không nấu cơm được, phải ăn cơm ngoài. “Chồng nói tăng ca gì mà tăng ca hoài, nhưng mà phải chịu thôi, sao bây giờ? Không tăng ca thì mình có thể về sớm, lo việc nhà, vợ chồng sum họp, đi chơi thì thoải mái hơn. Tăng ca nhiều quá, không có thời gian đi chơi, chồng lại bỏ đi nhậu, nên tôi cũng tức lắm” - nữ công nhân này cho biết.

TẤT THẢO
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”

LÊ PHƯƠNG |

Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như “truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”.

Doanh nghiệp “gặp khó”, nhưng không thể không tăng lương tối thiểu

KHÁNH VŨ - KHÁNH LINH |

Theo đề xuất của Tổng LĐLĐVN, mức lương tối thiểu vùng (LTT) năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017 là 13,3% (tăng từ 370.000 - 500.000 đồng so với năm 2017). Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra 2 phương án là (1) không tăng lương và (2) chỉ tăng dưới 5%. Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra 3 phương án tăng LTT là (1) tăng từ 130.000 - 180.000 đồng (tỉ lệ tăng bình quân 5%), (2) tăng từ 160.000 - 220.000 đồng (6%) và (3) tăng từ 180.000 - 250.000 đồng (6,7%). Để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề này, Báo Lao Động mở diễn đàn để cùng nghe ý kiến từ nhiều phía.

Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc?

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2017 trung bình là 7,3% đã được các DN thực hiện tương đối tốt; hầu hết CNLĐ đã được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức tăng trên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa “tiệm cận” được mức sống tối thiểu cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của đa số CNLĐ.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”

LÊ PHƯƠNG |

Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như “truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”.

Doanh nghiệp “gặp khó”, nhưng không thể không tăng lương tối thiểu

KHÁNH VŨ - KHÁNH LINH |

Theo đề xuất của Tổng LĐLĐVN, mức lương tối thiểu vùng (LTT) năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017 là 13,3% (tăng từ 370.000 - 500.000 đồng so với năm 2017). Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra 2 phương án là (1) không tăng lương và (2) chỉ tăng dưới 5%. Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra 3 phương án tăng LTT là (1) tăng từ 130.000 - 180.000 đồng (tỉ lệ tăng bình quân 5%), (2) tăng từ 160.000 - 220.000 đồng (6%) và (3) tăng từ 180.000 - 250.000 đồng (6,7%). Để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề này, Báo Lao Động mở diễn đàn để cùng nghe ý kiến từ nhiều phía.

Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc?

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2017 trung bình là 7,3% đã được các DN thực hiện tương đối tốt; hầu hết CNLĐ đã được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức tăng trên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa “tiệm cận” được mức sống tối thiểu cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của đa số CNLĐ.