Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc? (kỳ 3)

Chăm lo tốt để người lao động luôn đồng hành

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong bức tranh chung về cuộc sống khó khăn của CNLĐ vì lương tối thiểu vùng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, nổi bật lên những điểm sáng là không ít doanh nghiệp quan tâm đến mọi mặt đời sống của CNLĐ, trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định. Ở những nơi này, doanh nghiệp thực sự coi CNLĐ là vốn quý và CNLĐ cũng dốc lòng, dốc sức vì doanh nghiệp.

Khó khăn vẫn đảm bảo quyền lợi NLĐ

Cty CP Nam Tiệp (chuyên sản xuất may mặc xuất khẩu tại KCN Hòa Xá, TP.Nam Định) thuộc đối tượng áp dụng lương tối thiểu (LTT) vùng 2, ở mức 3,32 triệu đồng. Từ khi Nghị định 153 năm 2016 về mức LTT vùng đối với NLĐ có hiệu lực vào ngày 1.1.2017, Cty Nam Tiệp thực hiện ngay việc tăng LTT cho hơn 500 công nhân (CN) đang làm việc tại Cty. Ông Nguyễn Quốc Hoạt - Chủ tịch CĐCS kiêm Trưởng phòng Tổ chức Cty - cho biết, mặc dù tăng LTT vùng khiến chi phí về đơn giá tăng lên, nhưng Cty vẫn chấp hành đầy đủ quy định của Chính phủ. Điều đó cũng thể hiện sự quan tâm đến quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ.

Thực tế, tại Cty, CN đã được trả lương cao hơn mức LTT vùng như quy định khi bình quân, CN có thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng; nhiều CN được trả hơn 10 triệu đồng/người/tháng. Hiện Cty đang có 70 CN được hưởng thu nhập rất cao, từ 10-16 triệu đồng/người/tháng. Ngoài thực thi nghiêm túc quy định về lương, Cty còn áp dụng nhiều chế độ chính sách quan tâm đến NLĐ để họ hăng say phấn đấu. “Chính vì vậy, số lượng NLĐ của Cty luôn rất ổn định, không biến động; đồng thời, Cty luôn thu hút được những LĐ mới” - ông Hoạt cho biết.

Tại Đồng Nai có nhiều doanh nghiệp chăm lo tốt cho CNLĐ và luôn tạo điều kiện cho CN có mức thu nhập tốt nhất. Tại Cty Taekwang Vina, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai - khu vực có mức LTT vùng là 3,75 triệu đồng, mức LTT luôn hơn 4 triệu đồng. Do đó, thu nhập bình quân của hơn 30.000 CN tại đây luôn đạt mức 7,2-7,3 triệu đồng/tháng. Ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch CĐCS Cty Taekwang Vina - chia sẻ: “Là cán bộ CĐ, tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm cách xây dựng các chương trình nhằm nâng cao phúc lợi cho NLĐ. Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, nhưng mục tiêu của CĐ là giúp họ có cuộc sống tiện nghi hơn, sung túc hơn. Vì vậy, chúng tôi đã tìm nhiều phương pháp và huy động nhiều nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu này”.

Với 3 cán bộ chuyên trách công tác CĐ và với tần suất các hoạt động đa dạng phong phú, CĐ Cty Taekwang Vina vẫn đang nỗ lực hằng ngày để chăm lo cho hơn 30.000 lao động. Ông Đinh Sỹ Phúc chia sẻ: “Chúng tôi luôn suy nghĩ rằng 30.000 lao động chúng tôi đều là thành viên của một gia đình, gia đình CĐ Taekwang Vina, do đó chúng tôi luôn cố gắng làm việc, tạo sáng kiến mới để chăm lo cho họ như chính anh em ruột thịt của mình”. Ngoài ra, tại CĐCS Cty Taekwang Vina, nhiều sáng kiến mới luôn được áp dụng và thực hiện các chương trình phúc lợi thiết thực cho NLĐ. Từ chương trình “Bữa ăn sáng 2.000 đồng”, chương trình “Mái ấm CĐ” tặng nhà tình thương hằng tháng cho CN tới việc nâng cấp “Phòng khám đa khoa tại Cty” và mua sắm xe cấp cứu chuyên dụng phục vụ CN.

Để NLĐ luôn đồng hành, gắn bó

Để có cơ sở đàm phán tăng lương cho NLĐ với chủ DN, CĐ Cty TNHH Freetrend Việt Nam (KCX Linh Trung, TPHCM) sẽ tiến hành “Khảo sát chi tiêu cơ bản của CN” dựa trên mức lương cơ bản mà DN đang trả. Ông Liêu Quang Vinh - Chủ tịch CĐ Cty TNHH Freetrend Việt Nam - cho biết: “Có những năm bão giá, tiền lương của CN không đủ sống, CN ngừng việc tập thể, yêu cầu ban giám đốc tăng lương. Sau đó, để hạn chế việc này, CĐ chủ động tìm hiểu về đời sống của NLĐ, có các khảo sát cụ thể và chủ động đàm phán với chủ DN để chủ DN tăng lương cho NLĐ. Hiện nay, mức lương cơ bản cho NLĐ mới vào là 4,5 triệu đồng/tháng, sau đó tiền lương sẽ được điều chỉnh theo mức LTT, ngoài ra, DN còn tăng 5% tiền lương thâm niên cho NLĐ vào mỗi năm”.

Ông Liêu Quang Vinh cho biết thêm: “Từ quý III, CĐ sẽ tiến hành khảo sát. Kết quả đó sẽ được dùng để đàm phán với chủ DN vào dịp điều chỉnh LTT vùng. Nếu mức điều chỉnh LTT vùng quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cơ bản của NLĐ, CĐ sẽ đề nghị DN tăng lương theo kết quả “Khảo sát chi tiêu cơ bản của CN” mà CĐ thực hiện. Nhiều năm qua, ban giám đốc Cty TNHH Freetrend Việt Nam đánh giá rất cao việc này”.

Ông Nguyễn Tấn Phước - Phó Trưởng ban Quản lý các KCX-CN TPHCM - cho rằng, hiện nay một số DN luôn than phiền về tay nghề, trình độ của NLĐ Việt Nam rằng thấp, yếu kém và cách nói như vậy chính là DN tạo cái cớ để trả lương thấp cho NLĐ, thấp hơn cả các nước trong khu vực. “Khi một DN đầu tư vào KCN-KCN TPHCM, tôi luôn thông báo với nhà đầu tư là NLĐ ở Việt Nam có trình độ, tay nghề, có thể đảm nhận tốt các công việc ở DN và đề nghị DN đưa ra mức lương cao, đảm bảo cuộc sống cho NLĐ. Sau đó, khi DN hoạt động, chúng tôi có các buổi đánh giá, khảo sát về trình độ, tay nghề của NLĐ và đều nhận được câu trả lời “Hài lòng” của chủ DN” - ông Phước nói.

Cũng theo ông Phước, hiện nay khi kêu gọi đầu tư, cũng không nên lấy tiêu chí “lao động giá rẻ” ra để thu hút, vì: “Nếu còn lấy lao động giá rẻ ra để thu hút đầu tư thì chúng ta sẽ không bao giờ đòi hỏi được tiền lương cao cho NLĐ”.

Hiện nay, theo quy định của Nhà nước, mức LTT vùng I tại Hà Nội là 3,75 triệu đồng, nhưng tại Cty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội), NLĐ có thu nhập trung bình từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Ông Trịnh Trung Dũng - Phó Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam - cũng cho biết, ngoài việc tuân theo quy định tăng LTT vùng của Chính phủ, lãnh đạo Cty cũng luôn tạo điều kiện và có các khoản phụ cấp, khuyến khích để NLĐ có thêm thu nhập. Ví dụ như Cty còn hỗ trợ cho NLĐ chi phí đi lại, thuê nhà ở, thưởng chuyên cần, thưởng thâm niên và trung bình mỗi khoản, NLĐ được lĩnh từ 200.000-300.000 đồng/người.

Ngoài ra, với sự tư vấn của CĐCS, hằng năm Cty còn tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể để tạo sân chơi cho NLĐ như thi đấu thể thao, đi nghỉ mát, thi hát, giao lưu với các ca sĩ nổi tiếng. “Việc tuân theo pháp luật lao động và chăm lo tốt cho NLĐ đã giúp DN có được lực lượng lao động ổn định, tay nghề cao, luôn đồng hành với DN trong mọi hoàn cảnh” - ông Dũng nhận định.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc?

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2017 trung bình là 7,3% đã được các DN thực hiện tương đối tốt; hầu hết CNLĐ đã được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức tăng trên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa “tiệm cận” được mức sống tối thiểu cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của đa số CNLĐ.

Hầu hết doanh nghiệp có tổ chức công đoàn điều chỉnh lương tối thiểu

M.L |

Theo LĐLĐ tỉnh Phú Yên, thực hiện Nghị định số 153 ngày 14.11.2016 của Chính phủ về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động”, đến nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) có tổ chức công đoàn đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Lương tối thiểu vùng 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng 13,3%, VCCI chỉ muốn tăng 5%

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Tham dự về phía đại diện cho NLĐ có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc?

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2017 trung bình là 7,3% đã được các DN thực hiện tương đối tốt; hầu hết CNLĐ đã được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức tăng trên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa “tiệm cận” được mức sống tối thiểu cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của đa số CNLĐ.

Hầu hết doanh nghiệp có tổ chức công đoàn điều chỉnh lương tối thiểu

M.L |

Theo LĐLĐ tỉnh Phú Yên, thực hiện Nghị định số 153 ngày 14.11.2016 của Chính phủ về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động”, đến nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) có tổ chức công đoàn đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Lương tối thiểu vùng 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng 13,3%, VCCI chỉ muốn tăng 5%

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Tham dự về phía đại diện cho NLĐ có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.