Lương tối thiểu vùng phải đáp ứng mức sống tối thiểu: Người lao động đang bị bào mòn sức khỏe

Tất Thảo - Nguyễn Nga |

Theo khảo sát của Trung tâm Hội nhập và phát triển (CDI), môi trường làm việc, điều kiện làm việc quá khắt khe tại các Cty gây ức chế đối với NLĐ, như các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, uống nước, nghỉ ốm... Sau một thời gian như vậy, họ không còn đủ nhanh nhẹn để làm việc và đứng trước nguy cơ bị cho nghỉ việc.

Mệt mỏi vô cùng!

Chị Bùi Thị Mai (SN 1995) làm công nhân trong KCN Bảo Minh (Nam Định) đến nay cũng được gần hai năm. Chị cho biết, thời gian đầu vào làm việc, chị thấy các quy định của Cty cũng bình thường, trong tầm chịu đựng của chị.

Theo đó, lúc mới vào làm, chị không phải tăng ca, không quá khắt khe trong môi trường làm việc, sức khỏe và tinh thần ổn định nên chị khá hài lòng với công việc của mình. “Nhưng dần dần, khi tôi đã quen với công việc, Cty bắt đầu tăng ca, lúc đầu là 9 tiếng/ngày, rồi tăng lên 12 tiếng/ngày trong tất cả các ngày trong tuần. Chúng tôi thấy mệt mỏi vô cùng. Sáng chưa kịp tỉnh ngủ đã phải nhanh chóng đi làm, rồi tối muộn mới được mò về nhà. Lúc ấy chả còn thiết tha gì vì quá mệt nên ngủ luôn” - chị ngao ngán nói.

Chị cho biết thêm, nếu chỉ tăng ca, mệt một chút cũng không sao, nhưng những nội quy trong Cty thường khá nghiêm ngặt: Nào là đi vệ sinh cũng giới hạn thời gian, giới hạn số lần đi trong ngày; đi uống nước cũng bị nhìn với ánh mắt dò xét; thỉnh thoảng còn nhận được những lời nói bóng gió của người quản lý. “Nhiều lúc tôi thực sự mệt mỏi, không biết sẽ trụ lại được bao lâu trong khi làm thì nhiều, lại không được thoải mái làm việc” - chị Mai chia sẻ.

Còn chị Vũ Thị Son (SN 1989, đang làm việc tại KCN Hòa Xá, Nam Định) cho biết, chị đã làm công nhân được 10 năm, áp lực có, tăng ca có, mệt mỏi cũng có. “Tôi làm may, đặc thù công việc là cả ngày ngồi một chỗ, rất bất tiện và đau người. Muốn đứng lên quay người, xoay vai cũng sợ, sợ bị quản lý nhìn thấy, nhắc nhở, rồi cái nhìn như con dao sắc lẹm ám ảnh tôi” - chị Son kể. Thậm chí, khi đi uống nước, công nhân cũng có thể bị mắng nếu uống nhiều; hay là đi vệ sinh lắm.

Bên cạnh đó, thời gian ăn thì ít, nghỉ ngơi cũng không nhiều. Chị Son cũng cho biết, nếu có việc phải báo trước 3 ngày để quản lý sắp xếp nhân sự, nhưng có công việc đột xuất mà không thể nào đi làm được, báo nghỉ ngay thì sẽ bị mắng như tát nước rồi cả năm không còn được xét thi đua, bị cắt thưởng.

“Việc siết chặt thời gian nghỉ, tăng thời gian làm việc cũng khiến chúng tôi mệt mỏi, áp lực. Vì nghĩ đến thời gian làm việc của tôi đã khá lâu trong Cty nên tôi cố gắng chịu. Còn nhiều bạn trẻ mới vào, họ không chịu nổi nhiệt nên nghỉ việc ngay sau đó. Tôi nghĩ rằng, đi làm dĩ nhiên chúng tôi sẽ hết lòng vì công việc, vì làm nhiều, ra sản phẩm chúng tôi lương mới cao được. Vì vậy, DN cũng không cần quá khắt khe trong vấn đề đưa ra nội quy ngay từ đi vệ sinh hay số lần uống nước/ngày. Có như thế chúng tôi mới thoải mái trong môi trường làm việc, năng suất lao động sẽ cao” - chị Son đề xuất.

Nhiều CNLĐ đang gặp những bức xúc do điều kiện làm việc quá khắt khe. Ảnh minh họa: Nguyễn Nga

50% số công nhân lao động bất bình trong công việc và cuộc sống

Theo kết quả điều tra về thu nhập, đời sống của CNLĐ trong các DN năm 2017 do Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) tiến hành, có khoảng 50% số CNLĐ hiện nay gặp nhiều khó khăn, bất bình trong công việc và trong cuộc sống.

Cụ thể, mặc dù điều kiện lao động, môi trường làm việc đã được cải thiện trong những năm qua, nhưng nhiều DN vẫn tồn tại hàng loạt vấn đề về điều kiện lao động chưa được khắc phục. Có 32,5% số CNLĐ thường xuyên có những bức xúc liên quan đến nơi làm việc; trong đó khá cao là các DN điện - điện tử (41%); chế biến - chế tạo (38,8%)…

Các bức xúc tập trung vào các vấn đề do phải làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, vướng mắc quyền lợi không được giải quyết, thiếu đảm bảo ATVSLĐ trong khi tiền lương - phúc lợi thấp so với công sức bỏ ra, làm cho họ càng trở nên bất bình, có lối sống và suy nghĩ tiêu cực.

Cũng qua khảo sát này, kết hợp ý kiến CNLĐ phản ánh cho thấy, hiện tồn tại hàng loạt vấn đề lớn chưa được DN và các cấp, các ngành giải quyết là: Tiền lương và thu nhập thấp; thời giờ làm việc căng thẳng, không có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức lực; nhà ở thuê, ở trọ; cơ sở nuôi dạy trẻ; nơi sinh hoạt giải trí, văn hóa lành mạnh; chế độ BHXH, BHYT.

Còn theo nghiên cứu “Rào cản pháp luật và thực tiễn đối với NLĐ di cư trong tiếp cận an sinh xã hội tại Việt Nam” do Oxfam tiến hành năm 2015, phỏng vấn hơn 400 lao động di cư trong ngành may mặc và điện tử tại 4 tỉnh, thành cho thấy: Môi trường làm việc, điều kiện làm việc khắt khe tại các Cty gây ức chế đối với NLĐ như các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, uống nước, nghỉ ốm và các chế tài nếu vi phạm. Sau một thời gian làm việc với áp lực cao như vậy, NLĐ không còn đủ sức khỏe và sự nhanh nhẹn để tiếp tục công việc này và đó là lúc mà họ đứng trước nguy cơ bị cho nghỉ việc.

Một công nhân chia sẻ với đoàn khảo sát một ngày của mình như sau: Mỗi ngày thường làm việc 8 tiếng, chủ nhật cũng vậy. Nếu làm bình thường thì 17h tan làm; làm tăng ca thì 20h tan làm, nhưng còn bắt xe và di chuyển. Về đến nhà cũng là 21h. Sau đó còn ăn uống, tắm giặt và đi ngủ cũng là 23h. Hôm sau tầm khoảng 5h45 phút đã phải bắt xe đến Cty. Khi có nhiều việc, Cty thường ép công nhân làm tăng ca, thêm giờ, kể cả vào ngày chủ nhật.

Nghiên cứu cũng đưa ra các ý kiến đánh giá môi trường làm việc của NLĐ di cư. Theo đó, các ý kiến bức xúc của NLĐ lần lượt là: Các quy định về thời gian làm việc quá khắt khe chiếm 40,4%; quản lý, kiểm soát chặt chẽ trong thời gian làm việc (39,1%); các quy định về nghỉ ốm khắt khe (28,9%); quản lý chặt chẽ về thời gian vệ sinh cá nhân, uống nước (22,1%).

Tất Thảo - Nguyễn Nga
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”

LÊ PHƯƠNG |

Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như “truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”.

Lương tối thiểu vùng 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng 13,3%, VCCI chỉ muốn tăng 5%

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Tham dự về phía đại diện cho NLĐ có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”

LÊ PHƯƠNG |

Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như “truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”.

Lương tối thiểu vùng 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng 13,3%, VCCI chỉ muốn tăng 5%

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Tham dự về phía đại diện cho NLĐ có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.