Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc? (kỳ 2)

“Không tăng ca, không thể nào sống được”

Nhóm PV |

Với mức lương tối thiểu vùng (LTT) hiện nay, nhiều gia đình CNLĐ đang nuôi con hoặc phải cấp dưỡng cho cha mẹ phải sống rất kham khổ, phải sử dụng các sản phẩm dịch vụ rẻ tiền, kém an toàn. Chính vì vậy, nhiều công nhân vẫn muốn làm thêm chỉ để có thêm một bữa ăn, bớt được chi tiêu cho gia đình chút nào hay chút đấy.

Ngừng việc tập thể để yêu cầu… được tăng ca

Mới đây, hơn 100 công nhân (CN) Cty TNHH Eclat Fabrics (100% vốn nước ngoài, đóng tại KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) ngừng việc tập thể để yêu cầu được tăng ca, dù thời gian tăng ca vượt cả quy định của pháp luật. Trước đây, Cty tăng ca 100 giờ/tháng nên thu nhập của CN đạt 9 triệu đồng/tháng. Hiện nay, thời gian tăng ca của Cty giảm nên thu nhập của CN giảm xuống còn 6 triệu đồng/tháng. Mặc dù thời gian tăng ca 100 giờ/tháng là vượt quy định của pháp luật gấp 4 lần, tuy nhiên CN vẫn chấp thuận với lý do là để có được lương cao hơn. Câu chuyện của hơn 100 CN Cty TNHH Eclat Fabrics không phải là cá biệt bởi hiện nay, hầu hết các CN đều mong muốn được tăng ca để cải thiện thu nhập, bởi mức lương cơ bản hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản của họ.

“LTT không đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu mà DN lại dựa vào mức LTT để xây dựng mức lương cơ bản. Pháp luật khuyến khích DN xây dựng lương cơ bản cao hơn mức LTT nhưng không ép buộc, nhiều DN tính lương cơ bản đúng bằng LTT, còn mức tăng thêm đưa vào phụ cấp như chuyên cần, đi lại, nhà ở, nuôi con nhỏ. Mà các khoản đó rất dễ bị trừ bởi chỉ cần nghỉ 1 ngày làm, sẽ mất tiền chuyên cần hoặc đâu phải ai cũng có con nhỏ để được hưởng mức phụ cấp nuôi con nhỏ. CN muốn cải thiện thu nhập đều phải tăng ca. Chưa kể, tiền lương tăng ca còn tính dựa vào lương cơ bản nên nói trắng ra, CN vắt kiệt sức nhưng lương không tăng thêm được là bao. Biết là vậy nhưng mình không thể không tăng ca, vì không tăng ca thì không thể nào sống được” - chị Mai Thị Hoa (làm việc tại Cty dệt ở quận Tân Bình, TPHCM) chia sẻ.

Anh N.V.T (25 tuổi) cùng vợ là chị H.T.L (24 tuổi, cùng quê Thanh Hóa) làm việc cho một Cty dệt của nước ngoài ở KCN Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Vợ chồng anh có 2 con, đứa trai lớn 3 tuổi, hiện đang gửi về nhà nội; bé gái thứ mới 1 tuổi, hiện sống chung với ba mẹ, chưa đi trẻ. Vợ chồng anh phải thay nhau chăm sóc con nhỏ, vợ làm ca ngày, chồng làm ca đêm. Mỗi buổi sáng, vợ đi làm lúc 5h45 thì để con một mình ở nhà trọ nửa tiếng, để lúc 6h15 chồng đi làm về, tiếp quản. Hiện hai vợ chồng anh tăng ca khoảng 96 giờ/tháng và thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng/người. Với mức thu nhập này, để nuôi 2 con nhỏ, vợ chồng anh chỉ đủ chi tiêu chắt bóp cho các khoản: Thuê nhà, tiền gửi về quê cho ông bà nuôi đứa con đầu, chi ăn uống cho con thứ hai và rất nhiều khoản chi lặt vặt khác. “Nếu tiết kiệm lắm thì dư khoảng 1-1,5 triệu đồng/tháng” - anh N.V.T nói.

Làm thêm chỉ để đủ ăn

Nghĩ về tương lai, nhiều CNLĐ đã tìm cách “thoát nghèo” bằng cách gắng sức lao động và tích cực học tập trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề. Anh Đinh Văn Trường (quê Yên Mô, Ninh Bình, hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp trong KCN Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội) đã đăng thông tin trên diễn đàn CN để tìm một công việc làm thêm vào ngày nghỉ và sau giờ làm việc tại Cty. Anh Trường chia sẻ: “Thu nhập tại Cty chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt bản thân trên Hà Nội và gửi về quê để vợ chăm nuôi hai con. Do đó, để phòng khi trái gió, trở giời, người thân trong gia đình ốm đau, hay hiếu hỉ, tôi gắng làm thêm bên ngoài. Tôi cũng có dự định làm xe ôm ở đầu KCN nhưng không “cạnh tranh” nổi với xe ôm “bản địa” và xe ôm công nghệ nên đành thôi. Hiện tôi muốn kiếm việc được trả tiền công theo giờ để chủ động sắp xếp thời gian làm tại Cty và ở bên ngoài”.

Khác với nam giới có sức khỏe và dễ kiếm việc làm thêm, chị em KCN tìm cách “vượt khó” bằng phương pháp trau dồi kiến thức, học thêm ngoại ngữ. Chị Hoàng Thị Kim (quê Vĩnh Phúc) cho biết: “CN chúng tôi cả ngày “cắm mặt” vào máy móc ở Cty, lao động vất vả, ăn uống kham khổ nên tương lai mờ mịt. Tôi đã chịu đựng hơn 3 năm, nay thấy rất nản. Để “thoát cảnh” đi làm từ 9 đến 12 tiếng mà lương vẫn chỉ đủ ăn, mà không có tiền để dành nên tôi quyết đi học thêm tiếng Nhật. Tôi dành những thời gian rảnh như ngày nghỉ, sau giờ làm việc để đi học và luyện tập. Sau khi có vốn kiến thức khá, tôi sẽ dự thi vào những Cty tuyển nhân viên làm ở vị trí văn phòng!”.

Chị Nguyễn Thị Linh đang làm việc trong một Cty điện tử tại KCN Bắc Thăng Long. Cty chị thuộc vùng trả LTT vùng I, ở mức 3.750.000 đồng. Với mức lương này, cuộc sống của chị và gia đình hết sức khó khăn, thiếu thốn. Vợ chồng anh chị đã có 2 cháu, cháu lớn đang gửi về quê, còn cháu nhỏ mới 12 tháng tuổi sống cùng với anh chị trong phòng trọ chật chội với giá 550.000 đồng. Thu nhập của cả hai vợ chồng một tháng chỉ khoảng 8 triệu đồng mà bao nhiêu thứ phải chi nên hai vợ chồng chẳng dành dụm được đồng nào. Chị Linh cho biết: “Với thu nhập của cả hai vợ chồng như vậy, nên tôi muốn đi làm thêm. Giả sử Cty yêu cầu tăng ca cả tháng khéo em cũng cố cắn răng mà đi làm. Bởi nếu đi làm thêm, dù vất vả nhưng được thêm 1-2 triệu đồng; lại được thêm bữa ăn ở cơ quan. Thêm tiền có nghĩa là con có thêm được bịch sữa, chi tiêu đỡ phải tính toán hơn”.

Trường hợp của chị Linh không phải cá biệt. Thực tế, mặc dù biết là làm thêm sẽ phải trả giá bằng sức khỏe, bằng thời gian bên gia đình, nhưng nhiều CN vẫn muốn làm thêm, bởi gánh nặng “cơm áo, gạo tiền”, thậm chí chỉ là để có được thêm một bữa ăn, bớt được chi tiêu cho gia đình chút nào hay chút đấy.

Theo TS Vũ Minh Tiến - Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) - qua khảo sát năm 2017 về tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện lao động và ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, hầu hết NLĐ qua khảo sát đều không muốn làm thêm giờ, nhưng 35% số lao động được khảo sát muốn làm thêm giờ, nguyên nhân chỉ bởi họ muốn có thêm một bữa ăn ca. “Lương của họ quá thấp, không đủ tiền nuôi con, thuê nhà, lo cho cuộc sống nên họ muốn làm thêm giờ chỉ để đủ ăn, chứ không phải là để làm giàu” - ông Tiến nói.

 

 

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc?

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2017 trung bình là 7,3% đã được các DN thực hiện tương đối tốt; hầu hết CNLĐ đã được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức tăng trên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa “tiệm cận” được mức sống tối thiểu cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của đa số CNLĐ.

Hầu hết doanh nghiệp có tổ chức công đoàn điều chỉnh lương tối thiểu

M.L |

Theo LĐLĐ tỉnh Phú Yên, thực hiện Nghị định số 153 ngày 14.11.2016 của Chính phủ về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động”, đến nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) có tổ chức công đoàn đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Lương tối thiểu vùng 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng 13,3%, VCCI chỉ muốn tăng 5%

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Tham dự về phía đại diện cho NLĐ có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5%

Quế Chi |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Cuộc “rượt đuổi” bao giờ kết thúc?

Nhóm Phóng viên |

Theo khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2017 trung bình là 7,3% đã được các DN thực hiện tương đối tốt; hầu hết CNLĐ đã được điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức tăng trên. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa “tiệm cận” được mức sống tối thiểu cũng như chưa đáp ứng được mong muốn của đa số CNLĐ.

Hầu hết doanh nghiệp có tổ chức công đoàn điều chỉnh lương tối thiểu

M.L |

Theo LĐLĐ tỉnh Phú Yên, thực hiện Nghị định số 153 ngày 14.11.2016 của Chính phủ về “quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động”, đến nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) có tổ chức công đoàn đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Lương tối thiểu vùng 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất tăng 13,3%, VCCI chỉ muốn tăng 5%

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Tham dự về phía đại diện cho NLĐ có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5%

Quế Chi |

Ngày 27.6, phiên họp thứ nhất để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (HĐTLQG) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp.