“Không có lý gì mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 lại thấp hơn năm 2017"

Tất Thảo |

Sáng 28.7, phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Về phía Tổng LĐLĐVN, đại diện cho người lao động có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Trao đổi với phóng viên ngay trước khi cuộc họp diễn ra, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính cho biết, tất cả con số về kinh tế- xã hội của 6 tháng đầu năm đều sáng sủa hơn năm 2016, vì vậy không có lý gì mức tăng LTT vùng thấp hơn năm 2017. Nếu điều đó xảy, công nhân (CN) không bao giờ chấp nhận.

Ông Chính cũng cho biết, nếu đáp ứng lộ trình LTT đáp ứng mức sống tối thiểu vào năm 2018, thì mức tăng phải là 13,3%; còn nếu kéo dài hơn thì xuống thấp hơn là 10%. “Quan trọng là Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần xác định khi nào kết thúc lộ trình tiền LTT đáp ứng nhu cầu tối thiểu; còn nếu một bên xác định còn một bên không thì chắc chắn sẽ vênh nhau” - ông Mai Đức Chính nói.  

Ông Chính khẳng định, nếu đề xuất về mức tăng của Tổng LĐLĐVN không được chấp nhận thì Tổng LĐLĐVN sẽ sử dụng quyền dừng cuộc họp. 

Trao đổi với phóng viên ngay trước khi phiên họp diễn ra, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng cho biết, ông đến phiên họp với tinh thần xây dựng. "Chúng tôi sẽ có những phát biểu nêu lên quan điểm của mình. Chúng tôi cho rằng trong bối cảnh hiện tại, việc tăng LTT sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của DN, sẽ đội giá thành sản xuất cao lên. Nên chúng tôi đề nghị Hội đồng cân nhắc làm sao cho mức phù hợp để đảm bảo cho mức cạnh tranh của DN, năng lực chi trả của DN". Ông Phòng từ chối đưa ra cụ thể mức đề xuất. 

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp, việc các bên đề xuất mức tăng chênh lệch nhau là việc bình thường. “Nhà nước mong muốn NLĐ có việc làm, được san sẻ. Phía NLĐ mong muốn cải thiện thu nhập, tiền lương, phúc lợi của mình ở mức cao nhất. Mức cao nhất này có thoả mãn được hay không thì phù hợp năng lực chi trả trong khả năng của DN. DN bao giờ cũng mong muốn giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận để có điều kiện tích luỹ, mở rộng sản xuất, cải thiện máy móc thiết bị để tạo ra giá trị tăng thêm tốt hơn”- ông Diệp nói. Ông Diệp cho biết thêm, vì chênh lệch vậy nên mới có quá trình thương lượng, tìm đến điểm cân bằng và trong quá trình này, hội đồng bao giờ cũng mong muốn đàm phán thương lượng có thiện chí.

Ông Diệp cho biết, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mong muốn quá trình thương lượng hôm nay đạt mức cân bằng. Nếu các bên cảm thấy cần thời gian cân nhắc thêm thì có thể thêm phiên cuối cùng. Trong quy chế của hội đồng có thể tham gia bỏ phiếu trắng.

Đánh giá mức tăng nào có thể đạt được? Ông Diệp cho rằng, mức tăng như nào tuỳ thuộc kết quả các bên sau khi thương lượng. “Chính phủ không bao giờ ấn định phải tăng ở mức nào. Vì can thiệp bằng hành chính thì không phù hợp. Cơ quan nhà nước chỉ xem mức lạm phát bao nhiêu, tăng trưởng bao nhiêu phần trăm, chi phí DN như thế nào… Nhiều người hỏi quan điểm của Bộ bao nhiêu phần trăm, Bộ không quyết định vì can thiệp hành chính không phù hợp với cơ chế thương lượng” – ông Diệp nói.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quế Chi

Theo tổng hợp của Bộ phận kỹ thuật (Hội đồng Tiền lương Quốc gia), tại phiên họp lần thứ nhất, Tổng LĐLĐVN đề xuất phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 370 - 450 nghìn, tương đương 12 – 14,3% (bình quân 13,3%) để bảo đảm đủ nhu cầu sống tối thiểu ngay năm 2018.

Cụ thể: 

Vùng

Mức lương tối thiểu năm 2017

(1.000 đồng)

Phương án năm 2018

Mức lương tối thiểu

(1.000 đồng)

Mức tăng so với 2017

1.000 đồng

%

Vùng I

3.750

4.200

450

12.0

Vùng II

3.320

3.750

430

13.0

Vùng III

2.900

3.300

400

13.8

Vùng IV

2.580

2.950

370

14.3

Tuy nhiên, tổ chức người sử dụng LĐ đưa ra 2 phương án không tăng hoặc tăng chỉ ở mức bình quân 4%.

Cụ thể: 

Với phương án không điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2018, phương án này giữ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, nhưng người lao động không được tăng lương (thậm chí tiền lương thực tế bị giảm do CPI dự báo tăng 4%), đời sống của người lao động khó khăn hơn, tạo tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp lao động. Phương án này chưa bảo đảm quy định của Luật Lao động, các Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ.

Phương án 2 là điều chỉnh tối đa bằng CPI (dự kiến 4%). Theo đó điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 100 - 150 nghìn, tương đương 3,9 - 4,1% (bình quân 4%).

Vùng

Mức lương tối thiểu năm 2017

(1.000 đồng)

Phương án năm 2018

Mức lương tối thiểu

(1.000 đồng)

Mức tăng so với 2017

1.000 đồng

%

Vùng I

3.750

3.900

150

4.0

Vùng II

3.320

3.450

130

3.9

Vùng III

2.900

3.020

120

4.1

Vùng IV

2.580

2.680

100

3.9

Phương án này bù đủ trượt giá sinh hoạt vào tiền lương (4%), bảo đảm được tiền lương thực tế cho người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ít bị tác động. Tuy nhiên người lao động không được cải thiện tiền lương trong điều kiện nền kinh tế ổn định và tăng trưởng ở mức khá (tức là chưa xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu theo yếu tố tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ). 

Theo đề xuất của Bộ phận kỹ thuật (Hội đồng Tiền lương Quốc gia), đề nghị mức điều chỉnh năm 2018 thấp nhất là 5% và cao nhất là 8% theo các phương án sau:

Phương án 1: Điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 130 - 180 nghìn, tương đương 4,8 - 5,2% (bình quân 5%).

Phương án 2: Điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 160 - 220 nghìn, tương đương 5,9 – 6,2% (bình quân6%).

Phương án 3: Điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 180 - 250 nghìn, tương đương 6,6 – 7,0% (bình quân 6,8%, bằng mức điều chỉnh phương án 1 và cải thiện thêm 1,8% theo mức đóng góp tối đa của lao động vào GDP).

Phương án 4: Điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 220 - 280 nghìn, tương đương 7,5 – 8,5% (bình quân 8,0%).

Trước đó, ngày 26.7, phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đã được tổ chức tại Đồ Sơn (Hải Phòng). Tại phiên họp này, trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng LTT vùng năm 2018 là 13,3% so với năm 2017 (tăng từ 370.000 – 450.000 đồng so với năm 2017) thì đại diện giới sử dụng LĐ chỉ đề xuất xem xét điều chỉnh mức tăng LTT vùng năm 2018 bằng với mức đủ bù trượt giá năm 2017 là dưới 5%.

Lao Động sẽ tiếp tục cập nhật về diễn biến phiên họp... 

Tất Thảo
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu vùng năm 2018: Không thể đẩy gánh nặng về phía người lao động

TẤT THẢO thực hiện |

Dự kiến, sáng nay (28.7), tại Hà Nội sẽ diễn ra phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018.

Lương tối thiểu vùng phải đáp ứng mức sống tối thiểu: Người lao động đang bị bào mòn sức khỏe

Tất Thảo - Nguyễn Nga |

Theo khảo sát của Trung tâm Hội nhập và phát triển (CDI), môi trường làm việc, điều kiện làm việc quá khắt khe tại các Cty gây ức chế đối với NLĐ, như các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, uống nước, nghỉ ốm... Sau một thời gian như vậy, họ không còn đủ nhanh nhẹn để làm việc và đứng trước nguy cơ bị cho nghỉ việc.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”

LÊ PHƯƠNG |

Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như “truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”.

Giờ thứ 9: Ác mộng ADN - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Trong câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe tâm sự của một cô gái trẻ vừa đi hưởng tuần trăng mật trở về đã vấp phải một sự việc mà có lẽ, chỉ một vài giờ đồng hồ trước đó, cô không bao giờ có thể tưởng tượng ra được: Người chồng mới cưới của cô có con riêng.

Nhiều ôtô chạy trên cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết dù chưa được phép lưu thông

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết mới đang thông xe kỹ thuật, chưa lắp đặt biển báo cũng như chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật để lưu thông nhưng nhiều ôtô đã chạy vào, bất chấp những vị trí có tấm bêtông chắn ngang.

Hàng trăm thanh niên xô đẩy trước cửa đền tranh cướp sợi chiếu

Hải Nguyễn |

Sau phần lễ tế, chiếc nồi đất bị đập vỡ tại sân đền Đức Bà là lúc tích trò đúc bụt náo nhiệt nhất. Hàng trăm thanh niên tranh nhau tiến sát cửa đền để mong giành được sợi chiếu sớm nhất tại lễ hội đúc bụt.

Câu lạc bộ Hà Nội giành Siêu cúp Quốc gia 2022

NHÓM PV |

Thắng CLB Hải Phòng 2-0, Hà Nội có lần thứ 5 vô địch Siêu cúp Quốc gia.

Đưa du khách Châu Âu trải nghiệm trên du thuyền từ Cần Thơ đi Campuchia

TẠ QUANG |

Hơn 60 du khách Châu Âu được khởi hành từ Cần Thơ đi Campuchia trên du thuyền triệu đô Victoria Mekong, vừa tham quan vừa trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống dọc sông Mê Kông.

Lương tối thiểu vùng năm 2018: Không thể đẩy gánh nặng về phía người lao động

TẤT THẢO thực hiện |

Dự kiến, sáng nay (28.7), tại Hà Nội sẽ diễn ra phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018.

Lương tối thiểu vùng phải đáp ứng mức sống tối thiểu: Người lao động đang bị bào mòn sức khỏe

Tất Thảo - Nguyễn Nga |

Theo khảo sát của Trung tâm Hội nhập và phát triển (CDI), môi trường làm việc, điều kiện làm việc quá khắt khe tại các Cty gây ức chế đối với NLĐ, như các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, uống nước, nghỉ ốm... Sau một thời gian như vậy, họ không còn đủ nhanh nhẹn để làm việc và đứng trước nguy cơ bị cho nghỉ việc.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”

LÊ PHƯƠNG |

Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như “truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương “teo tóp”.