Học lớp 7 nhưng không đọc được một chữ, chuyện lạ có thật ở Bắc Kạn

Lê Thanh Phong |

Cháu N.Đ.D học lớp 7 trường THCS Nông Hạ (Chợ Mới, Bắc Kạn) nhưng không đọc được chữ. Chuyện lạ nhưng có thật.

Cháu N.Đ.D trú tại xã Nông Hạ (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang theo học tại trường THCS Nông Hạ không thể đọc nổi 1 chữ nào trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 4.

Học sinh học đến lớp 7 mà vẫn không đọc nổi một chữ, có nghĩa là cháu không bình thường. Ông Vũ Như Hội - Chủ tịch UBND xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới - cung cấp thông tin cho phóng viên Lao Động: "Cháu N.Đ.D thuộc đối tượng tâm thần mức độ nhẹ, trường hợp này xã có hồ sơ và quản lý từ năm 2019".

Có những trường hợp bị bệnh liên quan đến tâm thần, không thể học được, không thể tiếp thu như bạn bè cùng lứa tuổi, chuyện đó là bình thường. Nhưng điều không bình thường chính là ở thầy cô giáo và nhà trường.

Chắc chắn thầy cô, nhà trường đều biết em N.Đ.D bị bệnh. Em không đọc được, có nghĩa là không học được bất cứ môn gì, không làm được bất cứ bài tập gì, nhưng tại sao em qua hết lớp này đến lớp khác, hiện học lớp 7.

Khi làm bài kiểm tra ở các kỳ kiểm tra, kỳ thi, chắc chắn có người làm thay cho em N.Đ.D vì em không biết chữ thì không thể viết được. Mỗi năm học có bao nhiêu bài kiểm tra, bao nhiêu kỳ thi học kỳ, kể cả kỳ thi vượt cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở, ai là người đã làm bài thay, ai là người bao che cho sự dối trá.

Chỉ có thầy cô, nhà trường mới làm được chuyện này. Vì sao làm?

Theo như gia đình em N.Đ.D, từng xin cho D ở lại lớp nhưng phía nhà trường nói rằng, vướng một quy định, thông tư nào đó nên không lưu ban được. Gia đình cho rằng, nhà trường đang chạy theo thành tích nên mới xảy ra tình trạng em N.Đ.D lên lớp 7 dù không biết chữ.

Chính gia đình của em N.Đ.D cũng không muốn em lên lớp nhưng không biết chữ, nên xin nhà trường cho ở lại lớp. Yêu cầu đó là chính đáng, bởi vì đối với phụ huynh, con mình biết chữ quan trọng hơn là lên lớp mà mù chữ.

Rõ ràng, nhà trường không cho học sinh ở lại lớp vì sợ ảnh hưởng đến thành tích. Điều này không chỉ làm sai các quy định của ngành Giáo dục, mà gây ra bất công đối với em N.Đ.D.

Đúng ra, em phải được ở lại lớp, thầy cô hướng dẫn, dạy dỗ để em tiếp thu kiến thức đúng theo sức của em.

Không chỉ công bằng mà còn là lòng nhân. Kiên nhẫn dạy dỗ để một học sinh bị bệnh học hành để đọc và viết được mới thực sự thương yêu học trò, còn cho lên lớp đều đặn nhưng thực ra đó là một sự bỏ bê một con người, một thân phận.

Còn một điều rất đáng sợ, đó là học sinh trong lớp, thậm chí trong trường đều biết em N.Đ.D không biết chữ, làm bài có người làm thay, nhưng vẫn lên đến lớp 7. Vậy thì nhà trường làm sao dạy dỗ học sinh về sự trung thực, trong khi chuyện dối trá diễn ra ngay trước mắt các em suốt 7 năm.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Một học sinh lớp 7 không biết chữ, do nhà trường chạy theo thành tích

Tân Văn |

Thông tin cháu N.Đ.D (đang học lớp 7) trường THCS Nông Hạ (Chợ Mới, Bắc Kạn) nhưng không biết chữ đang gây xôn xao dư luận.

Gốc rễ của dạy thêm học thêm là căn bệnh thành tích

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với hơn 36 năm là giáo viên giảng dạy, tôi xin chia sẻ với phụ huynh để hiểu rõ nguồn gốc của nạn dạy thêm, học thêm - vấn đề luôn gây bức xúc cho phụ huynh cũng như dư luận xã hội.

Thông điệp của Thủ tướng về xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục

QUANG ĐẠI |

Vào sáng 5.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Thủ tướng nói: “Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ”.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Kpop và giải trí Hàn đang "tấn công" thị trường Việt Nam như thế nào?

Huyền Chi |

Với sự tương đồng về văn hóa, khoảng cách địa lý, Kpop và văn hóa Hàn Quốc nói chung ngày càng ảnh hưởng và được giới trẻ Việt Nam yêu thích.

Bãi tắm trăm tỉ đồng ở Đồ Sơn vì sao chưa đưa vào hoạt động?

Mai Chi |

Trong khi các bãi tắm cũ của Đồ Sơn (Hải Phòng) đông đúc, nước đục ngầu tại khu 1 và khu 2 thì bãi tắm khu 4 đã hoàn thiện với bãi cát dài, nước trong xanh nhưng lại đóng cửa không cho người dân vào, khiến nhiều người bức xúc, thắc mắc.

Người Nga ồ ạt bán USD và euro

Khánh Minh |

Gần nửa tỉ USD và euro đã được chuyển đổi thành đồng rúp Nga trong tháng 7.

Thực hư cao ốc 40 tầng không được cấp sổ hồng và huy động vốn ở Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trước những lùm xùm về thông tin một dự án khu căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp bên bờ vịnh Hạ Long, thuộc phường Hùng Thắng, TP.Hạ Long không được cấp sổ lâu dài đối với các căn hộ và chủ đầu tư không được huy động vốn, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh hôm nay (13.8) cho biết đã có công văn trả lời chính thức về vấn đề này.

Một học sinh lớp 7 không biết chữ, do nhà trường chạy theo thành tích

Tân Văn |

Thông tin cháu N.Đ.D (đang học lớp 7) trường THCS Nông Hạ (Chợ Mới, Bắc Kạn) nhưng không biết chữ đang gây xôn xao dư luận.

Gốc rễ của dạy thêm học thêm là căn bệnh thành tích

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Với hơn 36 năm là giáo viên giảng dạy, tôi xin chia sẻ với phụ huynh để hiểu rõ nguồn gốc của nạn dạy thêm, học thêm - vấn đề luôn gây bức xúc cho phụ huynh cũng như dư luận xã hội.

Thông điệp của Thủ tướng về xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục

QUANG ĐẠI |

Vào sáng 5.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Thủ tướng nói: “Chúng ta đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ”.